Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Xây dựng hệ thống tiêu chí và quy trình đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non khu vực thành phố ở Việt Nam

Tại mỗi trường, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 20~40 trẻ mẫu giáo lớn (5 tuổi) để khảo sát độ sẵn sàng vào lớp 1về mặt phát triển ngôn ngữ; và từ 4~40 giáo viên tuỳ thuộc vào quy mô của từng trường để khảo sát về quan niệm, cách dạy và kĩ năng của giáo viên mầm non. 4. Giả thuyết khoa học Công cuộc xã hội hoá mạnh mẽ GDMN đặt các nhà quản lý đứng trước một yêu cầu cấp thiết về việc quản lý chất lượng của các cơ sở GDMN trong địa phương và trên toàn quốc. Do vậy, nếu nhà quản lý có một bộ tiêu chí đánh giá chuẩn và đa diện thì công tác đánh giá chất lượng của các cơ sở GDMN sẽ có được nền tảng vững chắc để được chỉ đạo tiến hành thống nhất, để từ đó góp phần nâng cao chất lượng GDMN. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu các cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng GDMN nói chung và chất lượng cơ sở GDMN nói riêng Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá chất lượng của hai lĩnh vực chính là chất lượng giáo viên và khả năng sẵn sàng vào lớp 1 của trẻ 5 tuổi tại cơ sở GDMN. Đề xuất phương hướng xây dựng các công cụ và quy trình đánh giá phù hợp với điều kiện khu vực thành phố của Việt Nam Thí điểm khảo sát ứng dụng của hệ tiêu chí và quy trình đã đề xuất. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra xã hội học 5 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 6.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ: Phương pháp thống kê toán học được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ nghiên cứu đắc lực. Số liệu thống kê được lưu trữ dưới dạng cơ sở dữ liệu trong máy tính và được xử lý thông qua các phần mềm thống kê như MSAccess, SPSS để lượng hoá các thông tin định tính. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7.1. Giới hạn nội dung Đánh giá chất lượng tại các cơ sở GDMN là một mảng lớn của lĩnh vực đánh giá giáo dục. Để có thể đánh giá được chính xác thực trạng của một cơ sở giáo dục mầm non, chúng ta phải dự kiến được toàn bộ các thành tố cấu thành của từng lĩnh vực đánh giá và phải dự kiến được toàn bộ các tình huống phát sinh trong nội bộ lĩnh vực đánh giá. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi xin đi sâu vào công đoạn đánh giá giáo viên và đánh giá sự phát triển của trẻ thơ ở các cơ sở GDMN tại khu vực thành phố ở Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi thực hiện một số khảo sát mẫu để mang lại cái nhìn cụ thể hơn về hệ thống tiêu chí đánh giá đề xuất và quy trình đánh giá đối với công tác quản lý chất lượng tại cơ sở GDMN tại khu vực thành phố ở Việt Nam. 7.2. Giới hạn địa điểm: Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu là xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng các cơ sở GDMN tại khu vực thành phố ở Việt Nam, nên việc khảo sát và nghiên cứu các đơn vị giáo dục mầm non trên cả nước là cần thiết. Tuy nhiên, do giới hạn về nhân lực và vật lực, chúng tôi lựa chọn khảo sát và nghiên cứu tại ba thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những nơi có mật độ các đơn vị 6 giáo dục mầm non lớn nhất trong cả nước. Tại ba thành phố lớn này, chúng tôi có điều kiện khảo sát cả ba đối tượng là: các trường mầm non công lập và bán công; các vườn trẻ tư thục và các nhóm trẻ gia đình (tức cơ sở trông trẻ dành cho người có thu nhập thấp). 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần Nội dung chính của luận văn được chia làm 4 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận về đánh giá chất lượng giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục mầm non Chương 2. Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá chất lượng tại các cơ sở giáo dục mầm non khu vực thành phố ở Việt Nam. Chương 3. Xây dựng quy trình đánh giá dựa trên hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng các cơ sở giáo dục mầm non khu vực thành phố ở Việt Nam Chương 4. Thí điểm khảo sát tính ứng dụng của hệ tiêu chí và quy trình đánh giá đề xuất. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GDMN 1.1. GDMN trong hệ thống GDQD và các khái niệm cơ bản 1.1.1. Giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam: Điều 2, chương I, Luật Giáo dục 2005 ghi rõ “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Theo điều 4, chương I, Luật Giáo dục năm 2005, hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: (a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; (b) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; (c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; (d) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. Cơ sở giáo dục là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục theo các hình thức chính quy/ không chính quy. Cơ sở giáo dục là đơn vị của HTGDQD Việt Nam. Trường học là đơn vị chính của cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục hướng tới các mục tiêu giáo dục khác nhau, bởi vậy, các cơ sở giáo dục có thể được tổ chức khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu GD riêng của mình. 8 Giáo dục mầm non là một bậc học trong Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Luật Giáo dục 2005 ghi rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.” Cơ sở giáo dục mầm non gồm: (1). Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi; (2). Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi; (3). Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. 1.1.2. Các khái niệm cơ bản 1.1.2.1. Chất lượng – Chất lượng Giáo dục – Chất lượng cơ sở giáo dục Chất lượng “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn.” (TCVN ISO 1994.) Tổ chức Quốc tế về Tiệu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan". Chất lượng giáo dục Thuật ngữ “chất lượng” được dùng với ý nghĩa rộng rãi nhất dành cho tập hợp đặc tính của một sản phẩm của quá trình sản xuất. Đứng trên góc độ sản xuất, giáo dục cũng được cho là một loại quá trình sản xuất đặc biệt. 9 Có một câu nói kinh điển về giáo dục như một quy trình sản xuất được đưa ra bởi một nhóm các nhà kinh tế nghiên cứu về hệ thống trường học tại tiểu bang Philadelphia, Mỹ như sau: “Các nhà kinh tế có một vài điều để nói về hiệu suất và tính công bằng trong giáo dục bởi họ nhìn giáo dục dưới góc độ của quy trình sản xuất. Những thành tựu của giáo dục, cũng giống như giày dép, cá hồi đóng hộp, đường phố sạch đẹp đều được coi là sản phẩm của một quá trình sản xuất. Quy trình này bắt đầu với những nguyên liệu thô đầu vào – như những em bé vào học lớp vỡ lòng khi vẫn còn ở giai đoạn phát triển mang tính tự nhiên và bẩm sinh; cũng như da thuộc; như những con cá hồi còn đang quẫy, và những con phố bẩn. Người ta sử dụng những nguồn đầu vào như sức lao động, tư bản, và tổ chức để từ đó tạo ra sản phẩm đầu ra. Trong giáo dục, sản phẩm là người học sinh đạt tới một trình độ nhất định.”[22, 4.4] Mục đích của quá trình giáo dục và đào tạo là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng cách cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo ở trình độ nhất định. Mục đích này được thực hiện thông qua hai hoạt động chính: • Đào tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu về nhân lực của các ngành, các tổ chức trong toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước. • Làm phong phú thêm kho tàng kiến thức thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học Do vậy, chất lượng của quá trình giáo dục là trình độ của nguồn lao động trong tương quan với nhu cầu nhân lực của xã hội (chất lượng bên ngoài); đồng thời là chất lượng của các hoạt động nghiên cứu khoa học để tự đáp ứng nhu cầu nội tại của quá trình đào tạo (chất lượng bên trong). Chất lượng của một cơ sở giáo dục 10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét