Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016
Quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc tài liệu, phân tích, hệ thống hoá, khái quát tổng hợp hoá tài liệu có liên
quan đến đề tài để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết của đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Quan sát HĐDH và quản lý HĐDH môn Toán
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Xem xét và so sánh kinh nghiệm quản lý
hoạt HĐDH tại các Trường THPT
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn với những chuyên gia, CBQL, GV, HS
các nhà trường.
Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi để đánh giá thực trạng về quản lý
HĐDH môn Toán.
Phương pháp thử nghiệm với một số biện pháp quản lý HĐDH môn Toán.
Phương pháp thống kê , so sánh.
8. Cấ u trúc luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n và kh uyế n nghi ̣, tài liệu tham khảo và phụ lục ,
nô ̣i dung luâ ̣n văn đươ ̣c trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học môn Toán ở Trường
Trung học phổ thông.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các Trường
Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các Trường
Trung học phổ thông huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
3
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TOÁN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Sơ lƣợc lịch sử vấn đề quản lý hoạt động dạy học môn Toán
Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, là nền tảng
vững chắc cho sự phát triển nhanh và bền vững của các quốc gia. Mặt khác thế
giới đang bước vào thời kỳ toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, diễn
biến hết sức phức tạp, nổi bật là nền kinh tế tri thức ở đó “nguồn lực con người”
giữ vai trò then chốt nhất là nguồn lực có trình độ cao, điều đó càng thể hiện vai
trò của giáo dục.
Do đó, trên thế giới có rất nhiều công trình của các tác giả nghiên cứu về
giáo dục và QLGD Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này
như: “Cơ sở khoa học của quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Minh Đạo, “Những
khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lý
giáo dục” của tác giả Đặng Quốc Bảo, “Đại cương về khoa học quản lý” của tác giả
Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc và rất nhiều các công trình nghiên cứu
khác của các tác giả Phạm Minh Hạc, Phạm Viết Vượng, Hà Thế Ngừ, Đặng Vũ
Hoạt,…
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đưa ra được những cơ sở khoa
học về lý luận quản lý giáo dục, quản lý nhà trường mang lại hiệu quả to lớn cho sự
phát triển của giáo dục Việt Nam.
Môn Toán trong trường phổ thông có vai trò quan trọng, được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu như “Phương pháp dạy học đại cương môn Toán” của tác
giả Nguyễn Bá Kim, “Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường
phổ thông” của tác giả Bùi Văn Nghị, các công trình của tác giả Trần Phương, Trần
Văn Hạo, Võ Đại Mau…
Quản lý HĐDH môn Toán cũng được nhiều học viên cao học nghiên cứu
như luận văn thạc sĩ như : “Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học bộ môn
Toán đối với các Trường THPT của sở GD- ĐT tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn
Như Minh năm 2005; “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học mốn Toán ở các
4
Trường THCS huyện Nam Trực- tỉnh Nam Đinh trong lối cảnh hiện nay” của tác giả
Hoàng Hải Toàn năm 2010; “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán tại trường
trung học cơ sở Yên Hòa, Hà Nội” của tác giả Đinh Thị Hồng Hạnh năm 2011.
Các trường THPT ở huyện Tiền Hải là vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thái Bình,
là vùng trũng về giáo dục. Trong đó chất lượng môn Toán còn thấp nhưng chưa có
tác giả nào nghiên cứu về quản lý HĐDH môn Toán.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước, dựa trên cơ sở lý luận về quản lý
HĐDH kết hợp với thực trạng nghiên cứu về quản lý HĐDH môn Toán ở các
Trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình luận văn đưa ra được một số biện
pháp quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán của các nhà trường.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý.
1.2.1.1.Quản lý
Con người muốn tốn tại và phát triển thì phải lao động và hợp tác lao động
với cá nhân khác, với các tổ chức. Trong quá trình đó con người đã chịu sự quản lý
của cá nhân khác, của tổ chức và sự tự quản lý của bản thân. Từ đó xuân hiện hoạt
động quản lý từ rất lâu ở cả Phương Đông và Phương Tây và nó là một hoạt động
quan trọng của xã hội loài người.
Theo tác giả Frederich Wiliam Tagor nhận định: “Quản lý là biết chính xác
điều người khác muốn làm và sau đó thấy rằng họ hoàn thành công việc một cách
tốt nhất, rẻ nhất”. [22]
Theo H.Kooutz thì: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự
phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt mục đích của cả nhóm (tổ chức) mục
đích của mọi nhà quản lý là hình thành môi trường mà trong đó con người có thể
đạt được các mục đích của mình với thời gian, tiền bạc, vật chất sự bất mãn cá
nhân ít nhất. [15, tr.33]
Tác giả Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì quản lý quá trình đạt
đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động kế hoạch hoá, tổ chức
chỉ đạo, lãnh đạo và kiểm tra. [9, tr9]
5
Đồng nhất với quan điểm này tác giả Nguyễn Văn Lê cũng cho rằng quản lý
với tư cách là một hệ thống xã hội, là khoa học và nghệ thuật tác động vào từng
thành tố của hệ bằng phương pháp thích hợp, nhằm đạt các mục tiêu đề ra cho hệ và
cho từng thành tổ của hệ”. [26, tr28]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì hành động “quản” trong quản lý là hành
động biết tạo ra nội lực bền vững cho mình và cho cộng đồng. Hành động “lý”
trong quản lý là hành động thúc đẩy “nội lực” gắn với ngoại lực thành nguồn lực
tổng hợp để phát triển bản thân mình và cộng đồng thích ứng với các hoàn cảnh
khác nhau theo trạng thái của thời gian và không gian. Do dó: Quản lý = quản +
lý [1, tr.3]
Tác giả Trần Khánh Đức khái quát: “Quản lý là hoạt động có ý thức của con
người, nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và sự phối hợp hành động
của một nhóm hat một cộng đồng người để đạt các mục tiêu đề ra một số hiệu quả
nhất. [13, tr328]
Như vậy, ta có thể hiểu Quản lý bao gồm 2 yếu tố là chủ thể quản lý (người
quản lý) và khách thể quản lý (người bị quản lý) có sự tác động và tương hỗ lẫn
nhau. Người quản lý tạo ra các động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch đến
người bị quản lý. Còn người bị quản lý tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần có giá
trị trực tiếp dựa trên tác động quản lý và giá trị bản thân.
* Các chức năng cơ bản của quản lý
- Kế hoạch: là văn bản trong đó xác định mục tiêu, mục đích đối với thành
tựu tương lai của tổ chức và các con đường, các biện pháp, cách thức để đạt được
mục tiêu, mục đích đó. Lên kế hoạch là cầu nối khoảng cách giữa vị trí của tổ chức
và nơi mà tổ chức muốn tới. Người quản lý xây dựng những kế hoạch bao gồm lựa
chọn nhân sự, tổ chức các nguồn lực, kiểm tra và phối hợp của con người với các
hoạt động để đạt được các mục tiêu đề ra.
- Tổ chức: Tổ chức có nghĩa là đảm bảo rằng tất cả các hoạt động và quá trình
được sắp xếp để tổ chức có thể đạt được các mục tiêu.
- Lãnh đạo: Đây là quá trình tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và mọi
thành viên trong tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Chức năng này đòi hỏi
6
người quản lý phải biết sử dụng khéo léo các phương pháp và nghệ thuật quản lý.
Thực chất của chức năng lãnh đạo là sự tác động lên con người nhằm khơi dậy
những tiềm năng của con người trong hệ thống quản lý, thực hiện tốt mối liên hệ
giữa con người với con người để mọi người tự giác, tự nguyện và hăng say trong
công việc.
- Kiểm tra: Kiểm tra nhằm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đề ra từ đó
kịp thời sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Khi kiểm tra phải theo chuẩn, chuẩn phải
xuất phát từ mục tiêu.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục.
Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của
các thế hệ loài người. Hoạt động giáo dục là hoạt động đặc trưng của con người và
được nhiều nhà lý luận và quản lý đưa ra một số khái niệm như sau:
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì QLGD theo nghĩa tổng quan là hoạt động
điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ
theo yêu cầu phát triển của xã hội.[1]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “QLGD là hệ thống những tác động
có mục đích có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận
hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất
của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mục tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy
học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trang thái
mới về chất”.[21, tr.64]
Ở khía cạnh mục đích của giáo dục, tác giả Phạm Viết Vượng cho rằng:
“Mục đích cuối cùng của QLGD là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào
tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ biết sống và biết phấn
đấu vì hạnh phúc bản thân và của xã hội. [32, tr.206]
Như vậy, QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các nguồn lực trong xã
hội nhằm đưa giáo dục tới mục đích đề ra. Sự tác động của chủ thể quản lý tới
khách thể quản lý trong QLGD phải có hệ thống, liên tục và phải phù hợp với quy
luật khách quan.
7
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
Nhà trường được coi là thiết chế chuyên biệt của xã hội thực hiện chức năng
truyền thụ kinh nghiệm lịch sử xã hội, tri thức khoa học cho người học giúp họ hình
thành nhân cách bản thân. Nhà trường có vị trí, vai trò quan trọng việc thực hiện
mục đích, mục tiêu giáo dục. Việc quản lý nhà trường cũng có nhiều cách tiếp cận
khác nhau.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động
dạy và học tức là đưa hoạt động từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần tiến
tới mục tiêu giáo dục”.[30]
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động của các cơ
quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các
lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”.[32, tr205]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là đưa nhà trường vận
hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục đào tạo đối với ngành
giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”.[16]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Quản lý nhà trường là sự gắn kết mười nhân tố
trên thực hiê ̣n sự phát triể n đồ ng bô ̣ , toàn vẹn của tổng thể nhà trường . Mười nhân
tố trên trong tiế n trinh đào ta ̣o có sự vâ ̣n đô ̣ng tương tác với nhau ta ̣o ra các mố i
̀
quan hê ̣ bô ̣ đôi. Theo sơ đồ sau:
H
CÁC NHÂN TỐ
CẤU THÀNH NHÀ TRƢỜNG
M
Ð
Th
Tr
NT
Qi
Mô
N
P
Bô
Sơ đồ 1.1. Các nhân tố của quản lý nhà trƣờng
( Nguồn:Đặng Quốc Bảo. Bài giảng Những vấn đề cơ bản của hoạt động quản lý
và sự vận dụng quản lý vào quản lý nhà trường.)
8
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét