Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà trường trong bối cảnh mới

Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý, giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội. Mục đích khảo sát nhằm thu thập thông tin về thực trạng ĐNGV và thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên, những điểm mạnh và còn hạn chế, các đề xuất và mong muốn của ĐNGV. . . 5.3. Những phƣơng pháp khác Phương pháp chuyên gia sẽ được sử dụng nhằm kiểm chứng các giải pháp đề xuất cho việc phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cấp lên thành trường đại học. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyếnnghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên Chƣơng 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng Cao đẳng Công nghệ Hà Nội. Chƣơng 3: Biện phát phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng Cao đẳng Công nghệ Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Đứng trước xu thế hội nhập hóa quốc tế, các quốc gia luôn coi trọng phát triển giáo dục của nước mình nhằm đáp ứng ngày càng cao về nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực; nền giáo dục của các nước đều đã và đang phát triển theo hướng hiện đạ hóa, hội nhập với xu hướng phát triển chung của thế giới. Bởi vì, một nền giáo dục tốt, hiện đại sẽ tạo ra nguồn nhân lực tốt, nâng cao vị thế quốc gia. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm ở mức độ cao, sâu sắc, toàn diện đến thực tiễn quản lý giáo dục. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP, ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục cao đẳng, đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 xác định: "Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiến tiến" [5, tr.3] và Quyết định số: 09/2005/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Đến năm 2010 khẳng định: "Xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ QLGD các cấp đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt các tiêu chuẩn chất lượng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ" [14]. Đề cập đến vai trò đội ngũ giảng viên, Nghị quyết hội nghị lần 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã xác định “giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên sẽ tạo được sự chuyển biến chất lượng giáo dục đáp ứng được những yêu cầu mới của đất nước”. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã chỉ rõ: “Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của các nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi 6 mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội, tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện” [1]. Là một trường Cao đẳng ngoài công lập được thành lập năm 2007 trên địa bàn Hà Nội, vấn đề đội ngũ giảng viên có yếu tố quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục cũng là một trong những yếu tố hàng đầu của tiêu chuẩn nâng cấp lên thành trường Đại học. 1.2. Một số khái niệm cơ bản đƣợc sử dụng trong luận văn 1.2.1. Quản lý, quản lý nhà trường, quản lý nguồn nhân lực 1.2.1.1. Khái niệm quản lý Từ các cách tiếp cận khác nhau nhưng các quan điểm đều cơ bản thống nhất khi quan niệm về “quản lý” là: Quản lý là sự tác động liên tục, có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch và hệ thống của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất nhằm tạo nên sự phát triển. Bản chất của hoạt động quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách thực hiện các chức năng quản lý. Quản lý có 4 chức năng cơ bản: lập kế hoạch; tổ chức; lãnh đạo; kiểm tra. Mối liên hệ giữa các chức năng quản lý được mô tả như sau : Kế hoạch Kiểm trađánh giá Thông tin Tổ chức Chỉ đạo Hình 1.1: Mối liên hệ các chức năng quản lý [19] 7 1.2.1.2. Quản lý nhà trường Quản lý nhà trường là những công việc của người cán bộ quản lý nhà trường thực hiện những chức năng quản lý để thực hiện nhiệm vụ công tác của mình. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình dạy và học. Quản lý nhà trường thực hiện hoạt động quản lý trong tổ chức nhà trường. Hoạt động quản lý nhà trường do chủ thể quản lý nhà trường thực hiện, bao gồm các hoạt động quản lý bên trong nhà trường như: - Quản lý giáo viên; - Quản lý học sinh, sinh viên; - Quản lý quá trình dạy học, giáo dục; - Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học; - Quản lý tài chính trường học; - Quản lý lớp học, quản lý quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội. Quản lý giảng viên là khâu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý nhà trường. Đặc biệt, muốn nhà trường phát triển phải quan tâm phát triển ĐNGV trong đó chú ý đến việc đào tạo – bồi dưỡng giáo viên trẻ, khuyến khích họ tự học, tự bòi dưỡng để có ĐNGV giỏi kế cận sau này. 1.2.2. Giảng viên, phát triển đội ngũ giảng viên * Giảng viên * Khái niệm “Giảng viên” được khẳng định trong Điều 70 Luật Giáo dục 2005 “Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong trường đại học và sau đại học gọi là giảng viên”. Đây là những người “công chức, viên chức 8 chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy, đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng”[8]. * Vai trò của giảng viên được đề cập nhiều trong các văn kiện của Đảng và nhà nước: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Giảng viên là nhân tố quyết định của chất lượng giáo dục”[7]. Tầm quan trọng của GV và việc phát triển ĐNGV cũng được chỉ ra trong các văn kiện quan trọng khác. Nghị quyết Hội nghị BCH TW 2 khóa VIII “Giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. * Tiêu chuẩn của người giảng viên, theo Điều 70 Luật Giáo dục 2005, nhà giáo (giảng viên) phải có những tiêu chuẩn sau đây: “a. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; b. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; c. Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; d. Lý lịch bản thân rõ ràng”. Theo quyết định số: 538/TCCB-BCTL ngày 18/12/1995 của Ban tổ chức cán bộ chính phủ yêu cầu về trình độ của giảng viên: - “Có bằng cử nhân trở lên. - Đã qua thời gian tập sự theo quy định hiện hành. - Phải có ít nhất 2 chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học. + Chương trình triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học. + Những vấn đề cơ bản của tâm lý học và lý luận dạy học bộ môn ở bậc cao đẳng và đại học. + Sử dụng được một ngoại ngữ trình độ B (là ngoại ngữ thứ 2 đối với giảng viên ngoại ngữ)”. 9 * Nhiệm vụ của người giảng viên: Nhiệm vụ của giảng viên được qui định tại Điều 72 của Luật Giáo dục 2005 và các nhiệm vụ cụ thể theo Điều 46 Điều lệ trường cao đẳng: - "Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và NCKH được qui định theo giờ chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành đối với các chức danh và ngạch tương ứng; - Giảng dạy theo nội dung, chương trình đã được Bộ GD&ĐT, trường cao đẳng qui định. Viết giáo trình, bài giảng, tài liệu phục vụ giảng dạy - học tập theo sự phân công của các cấp quản lý; - Không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo; - Tham gia và chủ trì các đề tài NCKH, phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học, công nghệ và các hoạt động khoa học, công nghệ khác; - Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và NCKH; - Hướng dẫn, giúp đỡ người trong học tập, NCKH, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống. - Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật” [8]. 1.2.3. Phát triển đội ngũ giảng viên Theo từ điển tiếng Việt khái niệm phát triển được hiểu là: “Biến đổi hoặc làm biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [12, tr.743]. Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng, con người, xã hội có sự gia tăng về lượng, biến đổi về chất, làm cho số lượng và chất lượng vận động theo hướng đi lên trong mối quan hệ bổ sung cho nhau tạo nên giá trị mới trong một thể thống nhất đều có thể coi là phát triển. Phát triển đội ngũ giảng viên trên cơ sở phát triển cá nhân giảng viên đồng thời với việc thực hiện mục tiêu nhà trường. Đây là quan điểm mang tính hợp tác vì lý do: Các nhu cầu phát triển của nhà trường cũng quan trọng 10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét