Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà

nước (QLNN) về GDĐH không chỉ để tìm ra cách thức quản lý của nhà nước sao cho hiệu quả hơn mà còn giúp cho chính nhà nước và nhà trường chủ động hơn cho bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh mới, nhà nước giữ vai trò là chủ thể quản lý toàn diện hệ thống đại học, tạo ra sự thuận tiện, dễ dàng để các trường cũng như các thành phần có liên quan có thể phối hợp để đưa ra các chính sách và chiến lược phát triển phù hợp. Đây chính là “chìa khoá” giúp giải quyết những khó khăn và vượt qua thách thức trong công cuộc cải cách GDĐH. Mục tiêu chiến lược đã được đặt ra như một dấu mốc lịch sử, đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp và từng bước phát triển kinh tế tri thức. Trong đó, GDĐH được xác định là lĩnh vực then chốt cần đột phá. Tầm nhìn GDĐH Việt Nam đã trù tính quy mô toàn hệ thống sẽ tăng gấp 3-4 lần so với hiện tại, sự quản lý và hội nhập quố c tế ph ải tốt hơn, dịch vụ đào ta ̣o và nghiên cứu ph ải mở cửa rộng hơn theo các cam kết quốc tế và đă ̣c biê ̣t là s ự thương mại hoá cũng được tính đến. Tấ t cả v ấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của dịch vụ GDĐH và liên quan chặt chẽ đến yêu cầu đổi mới cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước về GDĐH. Nhà nước trong vai trò đinh hướng giám sát thay cho s ự kiể m soát tâ ̣p trung chi tiế t , đảm trách việc ̣ hướng dẫn, thúc đẩy và bảo vệ lợi ích công của GDĐH. Muốn vậy, toàn hệ thống phải đổi mới tư duy và cơ chế quản lý GDĐH, kết hợp hợp lý và hiệu quả giữa việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ QLNN và việc bảo đảm quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm xã hội, tính minh bạch của các cơ sở GDĐH theo nghị sự của Chính phủ (Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005). Vấn đề tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đa ̣i ho ̣c Việt Nam mặc dù đã được đề cập chính thức trong Nghị quyết TW 4 (khoá VII) từ năm 1993 và được pháp lý hoá lần đầu trong Luật Giáo dục 1998 nhưng trên thực tế thì “cơ chế quản lý các trường đa ̣i ho ̣c có tính t ập trung và xơ cứng”, theo nhâ ̣n định của Vallely (2005) [68]; “bộ chủ quản trở thành cơ quan trung gian, 3 trường chịu sự chỉ đạo của nhiều cơ quan quản lý nên mất tính chủ động, sức ép tăng lên, hiệu quả giảm đi...”, theo một nhận xét khác được đăng tải trên VietNamNet ngày 26/12/2005. Thực tế này làm trường đại học chưa thực hiện được vai trò xã hội to lớn vốn có của nó, chưa đáp ứng đươ ̣c yêu c ầu phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), thiếu năng lực c ạnh tranh, nhấ t là không có đ ủ nguồn lực để phát triển. Việc hoàn thiện một số vấn đề lý luận, làm rõ bản chất và đánh giá đúng th ực trạng và sự bảo đảm tự chủ, tự chiu trách nhiê ̣m , ̣ cũng như đưa ra giải pháp QLNN phù hợp góp phần tháo gỡ những bất cập và tiế p câ ̣n các cơ hô ̣i. Các trường đại học không chỉ là những đơn vị làm việc cho địa phương hay đất nước mình, mà còn phục vụ cho cả thế giới. Với nhịp điệu thay đổi nhanh chóng trên thế giới thông qua toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới cùng với các dân tộc, các nền văn hóa, các định chế tổ chức trong đó có các trường đại học, đang trở thành những thực thể đan quyện vào nhau, có tương quan với nhau và liên kết với nhau hết sức chặt chẽ. Để chuẩn bị cho sinh viên của chúng ta bước vào một thế giới đang đổi thay nhanh chóng, để tăng cường và thúc đẩy các khám phá khoa học, để thực hiện những nhiệm vụ mà chúng ta đã cam kết, và để duy trì năng lực cạnh tranh của chúng ta, các trường đại học phải có những năng lực mang tính toàn cầu và những mối quan hệ có tính chất quốc tế dưới nhiều hình thức. Các trường đại học cần chuẩn bị cho sinh viên của mình trở thành những thành viên tích cực trong một thế giới mà biên giới quốc gia ngày càng trở thành không còn mấy ý nghĩa. Nhu cầu duy trì năng lực cạnh tranh trên thế giới đòi hỏi các trường đại học tạo ra nguồn nhân lực có năng lực toàn cầu và có khả năng nghiên cứu ở đỉnh cao. Mỗi trường đều có trách nhiệm bảo đảm cho sinh viên của mình được chuẩn bị đầy đủ cho những thử thách của thế kỷ XXI và hiệu quả của việc đó là một phép thử đối với chất lượng đào tạo của các trường. Có nhiều nguyên nhân cả nội tại và ngoại tại thúc đẩy việc quốc tế hóa các trường đại học. Có những chứng cứ rất mạnh cho thấy các trường đại học 4 được quốc tế hóa hoạt động tốt hơn nhiều trong cả đào tạo lẫn nghiên cứu khoa học. Điều này thường được thể hiện qua việc đào tạo được những sinh viên có kiến thức mang tính chất quốc tế và năng lực mang tính xuyên văn hóa; đạt được những chuẩn mực quốc tế; duy trì năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh phát triển tri thức trong những vấn đề về sự tương thuộc giữa các quốc gia; nghiên cứu những vấn đề đang đặt ra cho quốc gia và quốc tế; hoạt động vì tiến bộ xã hội; đánh giá cao sự đa dạng văn hóa và dân tộc của một quốc gia qua đó duy trì ổn định an ninh quốc tế và những quan hệ hòa bình. 2. Lịch sử nghiên cứu Đã có nhiều đề tài trong nước nghiên cứu về quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên đề tài được thực hiện tại trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. 4. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà nhằm nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình trước xã hội. Nghiên cứu khảo sát việc tổ chức quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà trong giai đoạn hiện nay. 5. Mẫu khảo sát Công tác tổ chức quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. 5 6.Vấn đề nghiên cứu Đề xuất các giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằngcủa trường Đại học Quốc tế Bắc Hà nhằm nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình trước xã hội. 7. Giả thuyết nghiên cứu Tổ chức quản lý tốt chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng sẽ góp phần nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình trước xã hội tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. 8. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm Bên cạnh việc vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo. Tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu - Phương pháp quan sát, đối chiếu, so sánh - Phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. 9. Các luận cứ * Luận cứ lí thuyết Khái niệm chương trình đào tạo. Khái niệm chương trình đào tạo có yếu tố quốc tế. Khái niệm tự chủ, tự chủ đại học. Khái niệm và vai trò công tác tổ chức quản lý chương trình đào tạo. Khái niệm và vai trò của hoạt động hợp tác quốc tế. Khái niệm và vai trò của việc giải trình trước xã hội. * Luận cứ thực tế Số liệu thống kê về chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. 6 Số liệu điều tra về công tác tổ chức quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. Hệ thống các văn bản về công tác quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường đại học nước ngoài cấp bằng. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. Chương 3: Giải pháp quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN KẾT DO CÁC TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI CẤP BẰNG 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu Mặc dù là một khoa học non trẻ nhưng do nhu cầu thực tiễn nên khoa học về quản lý giáo dục nói chung và lý luận về quản lý chương trình nói riêng có sự phát triển nhanh, mạnh trong giai đoạn từ thế kỷ 18 đến nay. Theo đó, những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này tương đối phong phú. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài luận văn, luận văn tập trung hệ thống, phân tích những vấn đề tiêu biểu liên quan trực tiếp tới quá trình quản lý chương trình đào tạo liên kết do các trường nước ngoài cấp bằng tại Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà. 1.2. Một số khái niệm công cụ 1.2.1. Chương trình đào tạo 1.2.1.1. Khái niệm chương trình Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nhà xuất bản Giáo dục – 1998, chương trình được giải nghĩa như sau: a, Là: “các mục, các vấn đề, các nhiệm vụ đề ra và được sắp xếp theo trình tự thực hiện trong một khoảng thời gian”. b, Là: “Nội dung kiến thức về một môn học (học phần) ấn định cho từng lớp, từng cấp, trong từng năm”. 1.2.1.2. Chương trình đào tạo Theo từ điển Giáo dục học, Nhà xuất bản từ điển Bách khoa – 2001, khái niệm chương trình đào tạo được hiểu là: “Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực hiện theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo”. 8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét