Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016
Ảnh hưởng của chương trình giáo dục mầm non hiện hành đến phương pháp và hình thức tổ chức dạy hoc của giáo viên mần non - Thành phố Phan Thiết
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền giáo dục Việt Nam và ngành Giáo dục Mầm non sau hơn 30 năm
giải phóng, thống nhất đất nƣớc đã có những đổi mới và những thành tựu nhất
định. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn còn đang tranh cãi về rất nhiều vấn đề
nhƣ sự quan tâm của toàn xã hội đối với giáo dục, chất lƣợng giáo dục, chƣơng
trình, nội dung, phƣơng pháp giáo dục... Giáo dục Mầm non cũng không thể
tránh khỏi những vòng xoay của nền giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đất nƣớc
đổi mới, cũng đang từng ngày từng giờ tìm hƣớng đi đúng, riêng cho mình.
Nguyên Bộ trƣởng Nguyễn Thiện Nhân lúc đƣơng nhiệm đã xác định “giáo
dục mầm non, đặc biệt là giáo dục mẫu giáo là cái gốc của giáo dục”, vì vậy
mà ngành giáo dục mầm non đã và đang đƣợc chú trọng, đang tìm ra những cái
mới cho riêng mình để thực sự trở thành bậc học nền tảng trong hệ thống giáo
dục quốc dân.
Nhằm thực hiện chủ trƣơng đổi mới, nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào
tạo và chất lƣợng giáo dục mầm non của Đảng và Nhà nƣớc, Trung tâm Nghiên
cứu chất lƣợng và Phát triển chƣơng trình GDMN đã xác định một số lý do đổi
mới chƣơng trình GDMN nhƣ sau: xuất phát từ những yêu cầu ngày càng cao
của thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ 0-6 tuổi và những hạn chế, bất cập trong
chƣơng trình chăm sóc-giáo dục trẻ hiện hành; xuất phát từ những đổi mới về
phát triển chƣơng trình giáo dục, xu hƣớng đổi mới của chƣơng trình giáo dục
tiểu học, giáo dục phổ thông, đòi hỏi giáo dục mầm non cần có sự chuẩn bị nối
tiếp tốt để trẻ bƣớc vào lớp một thuận lợi; và xuất phát từ xu thế đổi mới, hội
nhập giáo dục trong khu vực và thế giới nên cần phải đổi mới và xây dựng
chƣơng trình GDMN mới. Theo Lê Thu Hƣơng (Tạp Chí giáo dục số 141),
Chƣơng trình chăm sóc -giáo dục trẻ nhà trẻ và mẫu giáo cải cách-1994 đƣợc
nghiên cứu và xây dựng dựa trên những luận cứ khoa học từ những năm 80 thế
kỉ XX, nội dung chƣơng trình đƣợc xây dựng theo từng độ tuổi hƣớng đến thực
hiện mục tiêu giáo dục trẻ toàn diện. Chƣơng trình mặc dù đã có những thành
10
công nhất định, góp phần chăm sóc, giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non hƣớng tới
sự phát triển toàn diện. Song, trong quá trình thực hiện, chƣơng trình đã bộc lộ
những hạn chế nhƣ: chƣa thể hiện đƣợc đầy đủ các thành tố của một chƣơng
trình; nội dung chăm sóc-giáo dục chƣa mang tính tích hợp; phƣơng pháp thực
hiện mang tính đồng loạt, áp đặt, chƣa phát huy đƣợc tối đa khả năng, tính tích
cực cá nhân, sáng tạo của từng trẻ cũng nhƣ của các cô giáo khi thực hiện quá
trình chăm sóc – giáo giục trẻ [35]… Chính vì vậy, tháng 7 năm 2009 Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã ban hành Chƣơng trình giáo dục mầm non mới đƣợc xây
dựng theo hƣớng tích hợp với tên gọi là Chương trình giáo dục mầm non đƣợc
áp dụng đại trà trong cả nƣớc từ năm học 2009-2010. Chƣơng trình này là một
chƣơng trình khá mới mẻ, khác với các chƣơng trình trƣớc đây, sẽ góp phần
nâng cao chất lƣợng chăm sóc- giáo dục trẻ toàn diện trong trƣờng mầm non
hiện nay.
Tuy nhiên, khi áp dụng ở các trƣờng mầm non, đặc biệt là những trƣờng
chƣa từng đƣợc áp dụng Chƣơng trình giáo dục mầm non đổi mới-2003 chắc
chắn sẽ gặp nhiều thay đổi về phƣơng pháp và hình thức dạy học. Một nghiên
cứu nhỏ của tác giả Đinh Thiện Tứ (2009) đã cho thấy giáo viên gặp nhiều khó
khăn và lúng túng trong việc lập kế hoạch chăm sóc-giáo dục phù hợp với các
đối tƣợng trẻ cũng nhƣ việc chủ động, linh hoạt trong lựa chọn các phƣơng
pháp và hình thức dạy học.
Thành phố Phan Thiết cũng nhƣ các thành phố khác trong cả nƣớc, năm
học 2009-2010 cũng đồng loạt áp dụng Chƣơng trình giáo dục mầm non hiện
hành này nên cũng gặp nhiều thay đổi trong việc lựa chọn nội dung, phƣơng
pháp và hình thức tổ chức dạy học. Trƣớc thực trạng đó, đề tài nghiên cứu:
“Ảnh hưởng của Chương trình giáo dục Mầm non hiện hành đến phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên mầm non - Thành phố
Phan Thiết” đƣợc thực hiện. Kết quả của đề tài này hy vọng sẽ giúp giáo viên
hiểu nhiều hơn về chƣơng trình giáo dục mầm non, hiểu đƣợc sự thay đổi về
phƣơng pháp dạy học, hình thức dạy học và có cơ sở để lựa chọn những
11
phƣơng pháp, hình thức giáo dục trẻ phù hợp hơn nhằm hƣớng tới việc chăm
sóc-giáo dục trẻ hoàn thiện. Trong một khía cạnh nào đó, kết quả của nghiên
cứu này có thể giúp cho các nhà xây dựng chƣơng trình có những điều chỉnh
phù hợp khi xây dựng chƣơng trình giáo dục trẻ thích ứng cho các vùng miền,
địa phƣơng, trƣờng lớp cũng nhƣ các cấp quản lý giáo dục có cơ sở để đánh giá
hoạt động dạy học của giáo viên chính xác hơn. Khi thực hiện đề tài này, ngƣời
nghiên cứu mong muốn rằng Chƣơng trình giáo dục mầm non hiện hành sẽ có
những tác động tích cực, làm đổi mới phƣơng pháp, hình thức dạy học cho trẻ
mầm non và góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nƣớc nhà, hội nhập
với nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu ảnh hƣởng của Chƣơng trình Giáo dục mầm non hiện hành
đến phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên mầm non nhằm
khẳng định mối liên hệ giữa việc thiết kế chƣơng trình đến việc định hƣớng cho
GVMN lựa chọn hình thức và phƣơng pháp dạy học hiệu quả.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Trong nghiên cứu này, ngƣời nghiên cứu chỉ chú trọng tìm hiểu Chƣơng
trình Giáo dục mầm non hiện hành ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến phƣơng pháp,
hình thức dạy học của các đối tƣợng giáo viên khác nhau đang giảng dạy
Chƣơng trình Giáo dục mầm non hiện hành (CTGDMN 7/2009) tại các lớp
mẫu giáo của một số trƣờng Mầm non công lập tại thành phố Phan Thiết trong
năm học 2009-2010.
4. Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Ảnh hƣởng của Chƣơng trình Giáo dục mầm non hiện hành đến phƣơng
pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên ở mức độ nào?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Ảnh hƣởng tích cực của Chƣơng trình Giáo dục mầm non hiện hành đến
phƣơng pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên ở mức độ cao
12
hơn Chƣơng trình cải cách. Tuy nhiên ảnh hƣởng của Chƣơng trình hiện hành
đến một số yếu tố của phƣơng pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học còn
chƣa cao và ở những mức độ khác nhau.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu: giáo viên mầm non thành phố Phan Thiết.
5.2. Đối tƣợng nghiên cứu: ảnh hƣởng của CTGDMN hiện hành đến phƣơng
pháp và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên mầm non.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phƣơng pháp điều tra.
- Phƣơng pháp phỏng vấn.
- Phƣơng pháp quan sát.
- Phƣơng pháp thống kê, xử lý số liệu.
7. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện là nghiên cứu định lƣợng kết hợp với
định tính thông qua chiến lƣợc nghiên cứu nhƣ sau:
Bƣớc 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận bằng cách nghiên cứu các tài liệu, sách
báo liên quan đến ảnh hƣởng của CTGDMN đến phƣơng pháp và hình thức dạy
học của GVMN, kết hợp với nghiên cứu định tính: quan sát các giờ dạy, phỏng
vấn giáo viên, cán bộ quản lý để xây dựng bảng hỏi.
Bƣớc 2: Nghiên cứu định lƣợng trên mẫu thử.
Bƣớc 3: Tiến hành nghiên cứu định lƣợng trên mẫu đã chọn.
Bƣớc 4: Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để phân tích, tổng hợp dữ
liệu thu đƣợc trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp
dụng CTGDMN hiện hành.
8. Phạm vi, thời gian nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Giáo viên giảng dạy các lớp mẫu giáo của một số
trƣờng mầm non công lập tại thành phố Phan Thiết.
Thời gian triển khai nghiên cứu: từ tháng 12/2009 đến tháng 11/2010.
13
14
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Để có một cái nhìn khái quát về đề tài nghiên cứu, ngƣời nghiên cứu sẽ
trình bày ngắn gọn những ấn phẩm sách, báo, tài liệu nghiên cứu có liên quan
đến đề tài này. Trƣớc tiên là phần giới thiệu một số tài liệu liên quan đến
chƣơng trình Giáo dục mầm non (CTGDMN), phần tiếp theo là Phƣơng pháp
dạy học (PPDH) và hình thức dạy học (HTDH) mầm non và cuối cùng là phần
Ảnh hƣởng của CTGDMN hiện hành đến phƣơng pháp và hình thức tổ chức
dạy học của GVMN.
Phân tích những thay đổi về PPDH và HTDH của giáo viên (GV) liên
quan đến từng loại chƣơng trình (CT), tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2008) đã
nêu những điểm khác nhau về PPDH và HTDH theo từng giai đoạn phát triển
CTGDMN của Việt Nam từ những năm 70-80 của thập kỷ trƣớc đến nay. Xuất
hiện đầu tiên là Chương trình Mẫu giáo cải tiến, đến Chương trình chỉnh lý nhà
trẻ và chương trình cải cách mẫu giáo, cho đến Chương trình giáo dục mầm
non hiện nay. Song song với những CT này là những nội dung, phƣơng pháp,
hình thức tổ chức dạy học thay đổi theo từng loại CT.
Chương trình Mẫu giáo cải tiến đƣợc xây dựng từ những năm 70-đầu 80,
với nội dung đƣợc cấu trúc theo 2 phƣơng thức giáo dục và giáo dƣỡng. CT này
đƣợc xây dựng nhằm khắc phục tình trạng “phổ thông hóa” trong giáo dục mẫu
giáo. Đi đôi với CT này là phƣơng pháp giáo dục mang nặng tính áp đặt từ phía
GV, GV chú trọng việc dùng lời mô tả, chƣa biết dùng trò chơi nhƣ một PPDH,
giáo dục có hiệu quả [12].
Chịu ảnh hƣởng sâu sắc của nền giáo dục Đông Âu và Liên Xô cũ,
Chương trình chỉnh lý nhà trẻ và chương trình cải cách mẫu giáo đƣợc xây
dựng vào những năm đầu thập niên 90 - thế kỷ XIX. Tuy CT này đƣợc xây
dựng chặt chẽ hơn với những nội dung cụ thể phù hợp với từng độ tuổi nhƣng
15
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét