Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay
thống và hiện đại... như bây giờ, buộc con người phải lựa chọn khó khăn,
phức tạp như hiện nay. Nếu không được trang bị sự nhận thức, hiểu biết về
giá trị sống, có kỹ năng lựa chọn, ứng phó với những tình huống phức tạp
đang diễn ra hàng ngày thì rất khó thích ứng để phát triển, nhất là đối với
học sinh THCS nói riêng, thế hệ trẻ nói chung vì các em còn thiếu rất nhiều
vốn sống, thiếu kinh nghiệm sống, kỹ năng sống.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học một cách chu đáo là trang
bị hành trang cho các em sống chủ động, thích ứng, sáng tạo, khẳng định được
vai trò chủ thể trong mọi tình huống của cuộc sống và hoạt động xã hội.
1.2. Thực trạng hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh chưa xác định
chuẩn xác những giá trị sống chủ yếu cốt lõi, vì vậy họ có những biểu hiện
thái độ, hành vi lệch chuẩn so với yêu cầu của xã hội
Học sinh THCS đang ở tuổi dậy thì, tuổi nổi loạn: bồng bột, hiếu kỳ,
thích bắt chước, thích làm người lớn, muốn bạn bè cùng trang lứa thán phục
nên muốn chơi chội... Những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh
THCS hành động chưa có suy nghĩ thận trọng, chín chắn, chưa có kinh
nghiệm sống vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho các em là rất quan trọng.
Thực tế một bộ phận không nhỏ thanh niên học sinh hiện nay có thói
ích kỷ, chỉ biết hưởng thụ việc chăm lo từ người khác mà không thấy được
vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ phải thương yêu, kính trọng giúp đỡ gia đình,
ông bà, cha mẹ.
Trong nhà trường phổ thông nói chung và trong các trường THCS ở
huyện Tam Dương nói riêng, nhiều học sinh chưa biết quan tâm giúp đỡ đến
những người thân yêu của mình, thờ ơ trong việc xây dựng tập thể. Đặc biệt
có những học sinh sống buông thả, có những biểu hiện hành vi đạo đức xa rời
lối sống, thuần phong mỹ tục đẹp của dân tộc, không chịu học tập, rèn luyện,
không có lý tưởng, hoài bão, ước mơ để rồi không tìm được cho mình một
hướng đi đúng đắn.
2
1.3. Xuất phát từ thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống ở học sinh Trung
học cơ sở hiện nay chưa hiệu quả
Có thể nói việc giáo dục giá trị sống thông qua tích hợp giáo dục
kỹ năng ở một số môn học theo yêu cầu của Bộ GD – ĐT nhưng hiệu
quả rất thấp vì:
- Thầy chưa có hiểu biết, chưa có phương pháp dạy học giáo dục tích
hợp kỹ năng sống vào các môn học, chưa nhận thức thật đầy đủ việc giáo dục
kỹ năng sống.
- Học sinh cũng chưa nhận thức được đầy đủ việc rèn luyện kỹ năng sống.
- Nội dung, chương trình, phương pháp, điều kiện giáo dục kỹ năng
sống còn khô cứng. Hệ thống kỹ năng chưa xác định được những kỹ năng chủ
yếu và điển hình.
Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống và thực trạng phối hợp các lực
lượng trong và ngoài nhà trường chưa được chú trọng và thực hiện có hiệu quả.
1.4. Xuất phát từ xu thế phát triển giáo dục
Thế giới bước sang thiên niên kỷ mới với nhiều thành tựu phát triển của
nền kinh tế tri thức, của khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học
với xu thế hòa bình và hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó loài người đang phải đối
mặt với nhiều thách thức đó là xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố quốc tế;
sự gia tăng của khoảng cách giàu nghèo; hạn hán lụt lội thiên tai biến đổi khí
hậu....những thách thức ấy đòi hỏi chúng ta phải có thái độ ứng xử tích cực,
đòi hỏi một xu thế phát triển giáo dục, lấy tâm lực làm chủ đạo.
Phát triển tâm lực là phát triển các phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính
trị lối sống phát triển các tố chất tâm lý là phát triển tâm hồn hướng tới cuộc
sống tinh thần lạc quan, yêu đời, vui vẻ, sống hòa nhập với cộng đồng và gần
gũi với thiên nhiên, tự điều chỉnh cuộc sống cá nhân hướng tới cuộc sống có
văn hóa và hạnh phúc. Khai thác phát triển tâm lực là tạo ra nội lực của sự
phát triển nhân cách bền vững.
Có thể nói những quy luật của sự phát triển giáo dục giúp chúng ta
3
có phương pháp luận giải quyết các vấn đề của thực tiễn một cách khoa học
và hợp lý.
1.5. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục Việt Nam
Đứng trước những yêu cầu của thời đại việc xác định những giá trị
sống như một đòi hỏi tất yếu. Chính vì vậy Đảng ta đã xác định xây dựng một
nền giáo dục Việt Nam tiên tiến mang đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đảng đã khẳng định: Yếu
tố con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển. Nghị quyết
TW II Khóa VIII đã chỉ rõ: “ Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh
phải có con người phát triển toàn diện, có đạo đức tri thức, sức khỏe thẩm mỹ
và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh phong trào “ Xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực”. Trong đó quan tâm đến giáo dục rèn kỹ năng
sống cho học sinh nhưng chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục giá
trị sống cho học sinh. Vì vậy, chưa giáo dục đầy đủ phẩm chất nhân cách, mới
chỉ chú ý giáo dục kỹ năng sống, tức là giáo dục hành vi, rèn luyện bên ngoài.
Chính vì vậy học sinh chưa hiểu bản chất của các kỹ năng sống cần thực hiện.
Ví dụ nếu học sinh hiểu giá trị con người phải có lòng nhân ái thì sẽ không có
hiện tượng bạo lực trong học đường; học sinh hiểu được ý nghĩa của trung
thực thì sẽ không có hiện tượng quay cóp.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản
lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở
huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở lí luâ ̣n và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng
sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh
phúc, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh các trường THCS huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xác định c ơ sở lý luận về GD kỹ năng số ng và quản lý hoạt động giáo
dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh THCS;
3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh các trường THCS huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh các trường THCS huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh
Phúc hiện nay.
4. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng khảo sát
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Trung học cơ sở.
4.2. Đối tượng nghiên cưu
́
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ
sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Giả thuyết khoa học của đề tài
Thực tế hiện nay học sinh Trung học cơ sở có những biểu hiện hành vi
không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội có lẽ vì chúng ta chưa quan tâm
đúng mức trong việc trang bị cho học sinh những giá trị sống, kỹ năng sống
cơ bản và chưa có một cách thức quản lý phù hợp. Nếu tiến hành đầy đủ và
đồng bộ các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường gia đình và xã hội
thì sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục kỹ năng sống trong bối
cảnh hiện nay.
6. Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài
Không gian: Ở Tam Dương có 14 trường THCS nhưng đề tài chỉ khảo
sát ở 3 trường làm đại diện.
Thời gian nghiên cứu: thời gian hồ i cứu tư liê ̣u thực tra ̣ng từ năm 2010
đến nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu tài liệu về những lý luận cơ bản của quá trình giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh.
5
- Nghiên cứu văn kiện,sách báo,tạp chí...nhằm hệ thống hóa những vấn
đề lý luận liên quan đến đề tài.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu hỏi
- Quan sát thực tế.
- Tổ chức tọa đàm, hội thảo theo chuyên đề
- Xin ý kiến chuyên gia
7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp toán thống kê
- Sử dụng phần mềm tin học
- Sơ đồ hóa
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận
- Tổ ng quan cơ sở lí luâ ̣n và p hát hiện được thực trạng các biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các trường THCS.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất được một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho các trường THCS huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, các phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh của các trường Trung học cơ sở.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh
Phúc trong giai đoạn hiện nay.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trường Trung học cơ sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc trong
giai đoạn hiện nay.
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CỦA
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hoạt động quản lý giáo
dục kỹ năng sống
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Người có tài mà không có
đức là người vô dụng; Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó”. Đối với lứa tuổi học sinh trong giai đoạn hiện nay thì “tài” – tri thức,
kiến thức, kỹ năng học tập, kỹ năng làm việc và “đức” – đạo đức, nhân cách
làm người luôn là hai yếu tố song hành, gắn chặt với nhau tạo nên con người
hoàn thiện. Một nền giáo dục thành công cần chăm lo phát triển cả hai mặt tài
– đức cho học sinh.
Xã hội hiện đại có những thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội
và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con
người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu hoặc có
những vấn đề đã xuất hiện trước đây nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và
đầy thách thức như trong xã hội hiện đại nên con người dễ hành động theo
cảm tính và không tránh khỏi rủi ro. Nói cách khác, để đến bến bờ thành công
và hạnh phúc trong cuộc đời, con người sống trong xã hội trước đây ít gặp
những rủi ro và thách thức như con người sống trong xã hội hiện đại. Chính vì
vậy, con người trong xã hội hiện đại cần phải có kỹ năng sống để đáp ứng
những thách thức và thời cơ trong quá trình toàn cầu hóa mà mục đích chính
là nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Người ta đã dùng hình ảnh cây cầu và dòng sông để diễn tả sự cần thiết
của kỹ năng sống đối với mỗi người. Con người sống trong xã hội hiện đại
muốn sang được bến bờ của thành công và hạnh phúc thì phải vượt qua con
sông chứa đầy những rủi ro, nguy cơ, thách thức như AIDS, mang thai ngoài
7
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét