Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016
Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ; kỉ
nguyên của công nghệ thông tin và tự động hoá. Nền kinh tế thế giới phát
triển mạnh mẽ theo xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, từng bước chuyển dần
sang nền kinh tế tri thức. Những biến đổi mạnh mẽ ấy đã tác động không nhỏ
vào hệ thống các giá trị xã hội, đặc biệt là công tác giáo dục - đào tạo. Giải
quyết thế nào cho hài hoà mối quan hệ giữa sự phát triển như vũ bão của khoa
học công nghệ với những biểu hiện yếu kém về giáo dục - đào tạo để thực sự
có được sự phát triển bền vững đang là vấn đề bức thiết của cả loài người.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 của Nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách
hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong
đó, đổi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL là khâu then
chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo
đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp”.
Điều đó cho ta thấy, việc đầu tư cho giáo dục để nâng cao trình độ dân trí, đào
tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao của đất nước đã, đang được Đảng và
Nhà nước ưu tiên hàng đầu.
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp chất lượng và
hiệu quả giáo dục - đào tạo là chất lượng đội ngũ nhà giáo mà ở bậc đại học
chính là trình độ của ĐNGV được thể hiện qua năng lực giảng dạy và NCKH.
Trong những năm qua, những yêu cầu của đổi mới giáo dục đại học đã tác
động mạnh mẽ đến các trường đại học trong cả nước. Vì vậy, các trường đại
học ở nước ta đều có nhiều nỗ lực trong việc phát triển số lượng và nâng cao
trình độ của ĐNGV.
Là thành viên của ĐHQGHN, Trường ĐHNN có sứ mạng đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao, NCKH, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng
yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế. Từ đó, Trường ĐHNN định ra mục
tiêu cơ bản là xây dựng Trường trở thành một trường đại học theo định hướng
nghiên cứu có uy tín trong khu vực ở các lĩnh vực như giáo dục ngoại ngữ,
nghiên cứu ngôn ngữ học, quốc tế học và một số lĩnh vực khoa học xã hội và
nhân văn, góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
Để hoàn thành được sứ mạng và mục tiêu của mình, trước hết nhà trường
phải xây dựng một đội ngũ nhân lực đủ mạnh đáp ứng nhu cầu đào tạo ngoại
ngữ cho xã hội. Đó là đội ngũ CBGD, cán bộ nghiên cứu và CBQL có năng
lực, nhiệt tình, những người cùng nghĩ, cùng làm và cam kết gắn bó lâu dài
với nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phát triển đội
ngũ, đặc biệt là ĐNGV đối với sự phát triển của nhà trường, trong những năm
gần đây Trường ĐHNN đặc biệt quan tâm đến công tác này. Trường đã có
những chiến lược và sách lược nhằm đạt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có
đủ phẩm chất tài và đức phục vụ đất nước. Nhà trường đặc biệt chú trọng đến
việc phát triển ĐNGV cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Việc phát triển
ĐNGV của nhà trường từ khi thành lập đến nay đã đạt được kết quả nhất
định. Tuy nhiên, công tác quản lý phát triển ĐNGV của trường chưa hiệu quả.
Công tác xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV và công tác đánh giá ĐNGV
mới chỉ mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất dẫn đến hiệu quả sử dụng
đội ngũ chưa cao. Việc quy hoạch và phát triển ĐNGV chỉ mang tính tình thế,
tự phát, chưa có lộ trình cụ thể. Điều đó thể hiện rất rõ trong việc thiếu hụt
cán bộ giảng dạy ở một số giai đoạn trong quá trình xây dựng và phát triển
nhà trường. Hơn nữa, việc phát triển ĐNGV còn nhiều bất cập: số lượng
giảng viên về cơ bản được đảm bảo nhưng chất lượng đội ngũ chưa đồng đều
và chưa đáp ứng được mục tiêu đào tạo theo yêu cầu phát triển hiện nay của
kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhìn chung, ĐNGV của Nhà trường có thế giới quan
khoa học, có trình độ học vấn, chuyên môn và năng lực giảng dạy tốt. Nhiều
giảng viên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ở nước ngoài tại các trường
đại học danh tiếng của thế giới. Nhưng hiện nay, ĐNGV của Nhà trường, đặc
biệt ĐNGV trẻ, bản lĩnh chính trị, lý tưởng đào tạo thế hệ sinh viên trẻ, lòng
nhiệt huyết với nghề nghiệp và sự say mê trong công tác giảng dạy, NCKH
còn thiếu. Thêm vào đó, thái độ làm việc thiếu sự cầu tiến, họ luôn tự cao, tự
phụ. Trong khi đó, nghề nghiệp của người giảng viên đòi hỏi phải có những
chuẩn mực cao về xã hội và đạo đức, là tấm gương tốt cho sinh viên nhưng
thực tế khả năng giáo dục sinh viên ở ĐNGV trẻ còn rất non nớt, thiếu kinh
nghiệm. Một vấn đề nữa chúng ta cần quan tâm đó là cơ cấu đội ngũ CBGD
của nhà trường. Hiện nay, cơ cấu ĐNGV của trường ĐHNN - ĐHQGHN
đang đứng trước cán cân mất thăng bằng về giới. Nữ CBGD chiếm tỷ lệ cao
80% trên tổng số CBGD. Điều đó gây rất nhiều khó khăn cho công tác tổ
chức quản lý và phát triển đội ngũ.
Vì vậy, phát triển ĐNGV luôn là vấn đề đặc biệt quan tâm của nhiều người.
Tại Trường ĐHNN - ĐHQGHN đã có hai tác giả nghiên cứu vấn đề này. Đó là
Nguyễn Thị Thanh An với luận văn “Phát triển ĐNGV Khoa Sư phạm tiếng
Anh Trường ĐHNN - ĐHQGHN trong bối cảnh mới”; Nguyễn Thanh Phương
với luận văn “Quản lý phát triển ĐNGV khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc
Trường ĐHNN - ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay”. Tuy nhiên, các tác giả
này chỉ nghiên cứu ở góc độ hẹp tại các khoa đào tạo, chưa mang tính chiến
lược, đồng bộ, tổng thể trên bình diện toàn Trường ĐHNN - ĐHQGHN.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ giảng viên
Trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện
nay” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng ĐNGV và công tác
phát triển ĐNGV của Trường ĐHNN - ĐHQGHN, đề xuất một số biện pháp
phát triển ĐNGV của Trường để nhà trường nhanh chóng có được ĐNGV
ngoại ngữ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu nhằm
từng bước phát triển nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, ngang
tầm với khu vực và thế giới đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay
của ngành giáo dục và của xã hội.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: ĐNGV của Trường ĐHNN - ĐHQGHN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Công tác phát triển ĐNGV của Trường ĐHNN ĐHQGHN.
4. Giả thuyết nghiên cứu
ĐNGV là yếu tố tiên quyết quyết định chất lượng đào tạo của một trường
đại học. Công tác phát triển ĐNGV tốt là cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo và NCKH, tạo động lực phát triển và ưu thế cạnh tranh của các cơ sở
giáo dục đại học trong xã hội. Việc đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV
một cách khoa học, hợp lý và được triển khai một cách đồng bộ, sáng tạo sẽ
đáp ứng được nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả
đào tạo ĐNGV đáp ứng yêu cầu mới của phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
của đất nước.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích đề ra, luận văn tập trung triển khai các nhiệm
vụ nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề phát triển ĐNGV.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV của
Trường ĐHNN - ĐHQGHN.
- Đề xuất biện pháp phát triển ĐNGV ở Trường ĐHNN - ĐHQGHN
nhằm đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đội ngũ giảng viên của Trường ĐHNN - ĐHQGHN bao gồm giảng viên
ngoại ngữ ở các khoa đào tạo, giảng viên ở các bộ môn trực thuộc và giảng
viên ở các trung tâm. Do giới hạn về thời gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu
về công tác phát triển ĐNGV ngoại ngữ ở các khoa đào tạo của Nhà trường từ
năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa, khái quát hóa các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Đây là phương pháp chính,
được sử dụng nhằm khảo sát thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV
của Trường ĐHNN - ĐHQGHN. Ngoài ra, phương pháp này còn được sử
dụng để thu thập ý kiến của ĐNGV và CBQL giáo dục về tính cấp thiết và
tính khả thi của các biện pháp phát triển ĐNGV của Trường ĐHNN ĐHQGHN được đề xuất trong đề tài.
7.2.2. Phương pháp trò chuyện: Phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp
điều tra, nhằm tìm hiểu thêm thông tin góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm
của các đối tượng được điều tra và giúp vấn đề nghiên cứu được sâu hơn.
7.2.3. Phương pháp quan sát: Phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều tra để
có những đánh giá khách quan nhất về thực trạng ĐNGV của Trường ở các mặt:
đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, ý thức, trách nhiệm. Đồng thời, quan sát hoạt
động phát triển ĐNGV nhằm đánh giá đúng thực trạng công tác phát triển ĐNGV.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia: Phương pháp nghiên cứu này giúp cho việc
nắm bắt các quan điểm đánh giá về công tác phát triển ĐNGV ở Trường
ĐHNN - ĐHQGHN.
7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phương pháp này giúp cho việc thu
thập những thông tin liên quan đến vấn đề phát triển ĐNGV qua các bài viết,
các tài liệu, các báo cáo để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và thực
trạng của đề tài.
7.2.6. Phương pháp khảo nghiệm sư phạm: Khảo nghiệm một số biện pháp phát
triển ĐNGV ở Trường ĐHNN - ĐHQGHN nhằm đánh giá mức độ cấp thiết và
tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học SPSS: để xử lý và
phân tích các dữ liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra, thu
thập từ các phương pháp trên.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
về công tác phát triển ĐNGV của các trường đại học.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đánh giá được thực trạng ĐNGV và công
tác phát triển ĐNGV của Trường ĐHNN - ĐHQGHN để từ đó đề xuất một số
biện pháp nhằm phát triển ĐNGV của nhà trường đáp ứng yêu cầu mới trong
giai đoạn hiện nay của Nhà trường, của ngành giáo dục và của xã hội.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, kết quả nghiên cứu của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên.
Chương 2: Thực trạng đội ngũ giảng viên và thực trạng phát triển đội
ngũ giảng viên của Trường ĐHNN - ĐHQGHN.
Chương 3: Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường ĐHNN ĐHQGHN trong giai đoạn hiện nay.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét