Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016
Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn
lấy việc “Tự học làm cốt”như Bác Hồ từng nói. Tự học được hiểu theo nhiều
cách khác nhau song ở đây đối với học sinh THCS, chúng ta chưa bàn tới vấn
đề “Tự động học tập” mà chủ yếu tập trung vào vấn đề tự học theo chương
trình sách giáo khoa, theo kế hoạch dạy học của nhà trường”. Tự học của học
sinh gắn với quy trình dạy – tự học, có kiểm tra – đánh giá của giáo viên theo
từng tiết học, kỳ học và đánh giá chung cho toàn bộ quá trình học tập.
Qua thực tế cho thấy, nhận thức về tự học của một bộ phận học sinh
còn hạn chế, thụ động trong tự học, chưa được rèn luyện các kỹ năng tự học ;
giáo viên chưa thực sự quan tâm bồi dưỡng, hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo kiểm
tra hoạt động tự học của học sinh. Sự chỉ đạo của các cấp quản lý trong nhà
trường về hoạt động tự học của học sinh chưa được chú trọng, chưa tạo được
môi trường thuận lợi và kỷ cương nề nếp tự học, những điều kiện, phương
tiện dành cho tự học còn thiếu thốn. Hoạt động tự học của các em sẽ không
thường xuyên và không đạt hiệu quả cao nếu thiếu sự hướng dẫn, chỉ đạo, tổ
chức và kiểm tra của các thầy cô giáo. Học sinh chưa có ý thức tự giác tự học
cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc dạy thêm, học
thêm tràn lan. Chính vì vậy việc tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động tự
học của học sinh trường THCS đang là một vấn đề cấp thiết. Với lý do trên
tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học
cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia - Lạng Sơn” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện
pháp quản lý của giáo viên đối với hoạt động tự học của học sinh trường trung
học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tự học của học sinh trường trung học
cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THCS Mông Ân huyện
Bình Gia, Lạng Sơn
2
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh tại trường
THCS Mông Ân huyện Bình Gia - Lạng Sơn, từ đó đề xuất một số biện pháp
quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THCS có hiệu quả.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu Cơ sở lý luận về tự học và quản lý hoạt động tự học của học
sinh
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động tự học và thực trạng quản lý của đội ngũ
giáo viên đối với hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông
Ân huyện Bình Gia.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý của đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động tự học của của học sinh THCS Mông Ân huyện Bình Gia
6. Giả thuyết khoa học
Đổi mới phương pháp dạy học yêu cầu người học chủ động (tự giác,
tích cực, tự lực, sáng tạo), có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm,
theo cặp và khả năng tự học, tự nghiên cứu. Nếu thực hiện tốt các biện pháp
quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân thì sẽ
tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung học cơ sở Mông Ân
huyện Bình Gia.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên
cứu tôi đã sử dụng các phương pháp chính sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích, tổng
hợp những tư liệu về giáo dục học, tâm lý học, lý luận về quản lý giáo dục,
luật giáo dục, các văn kiện của Đảng, tạp chí khoa học có liên quan đến đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra bảng hỏi,
phỏng vấn, chuyên gia, khảo nghiệm…
7.3. Nhóm các phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các công thức toán học
như trung bình cộng, tính tổng số điểm của từng loại phiếu điều tra cho từng
3
mức độ khác nhau, rồi sau đó lấy trung bình chung để đưa ra kết quả và kết
luận cụ thể.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vấn đề tự học, công tác quản lý hoạt động
tự học của học sinh trường trung học cơ sở
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học
cơ sở phù hợp, có tính khả thi, có giá trị thực tiễn, có thể áp dụng cho các
trường trung học cơ sở khác trên địa bàn.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh
Chương 2: Thực trạng hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học
của học sinh trường trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia, Lạng Sơn
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường
trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ HỌC VÀ
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Trong lịch sử phát triển giáo dục, tự học là vấn đề được quan tâm nghiên
cứu từ lâu cả về lý luận và thực tiễn, nhằm phát huy vai trò của người học và nâng
cao chất lượng của hoạt động tự học. Song từng giai đoạn lịch sử nhất định, ở mỗi
quốc gia tự học được nghiên cứu đề cập dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Khổng Tử (551-479 trước công nguyên), nhà tư tưởng nổi tiếng và nhà
sư phạm vĩ đại của Trung Quốc, về phương pháp giáo dục ông đã đề cao việc
tự học, tự luyện, tu nhân, trú trọng phát huy mặt tích cực, sáng tạo, năng lực
nội sinh. Đề cập đến việc học tập, Khổng Tử xác định “Học nhi thời tập chi”,
việc học tập theo ông phải gắn liền với thực hành để thông suốt những điều đã
học. Ông đề cập và nhấn mạnh mối quan hệ tác động giữa việc học tập và tư
duy trong học tập, ông cho đó là hai yếu tố ràng buộc không thể thiếu của một
vấn đề: “Học nhi bất tư vong, tư nhi bất học tất đãi”. Ông cho rằng học mà
không nghĩ thì mờ tối, nghĩ mà không học thì khó nhọc, mất công. Do vậy, với
ông việc học tập và tự học là cần thiết và gắn bó mật thiết với nhau.
Socrat (469-309 trước công nguyên) đã từng nêu khẩu hiệu “Anh hãy tự
biết lấy anh” qua đó, mong muốn học trò phát hiện ra “chân lý” bằng cách đặt
câu hỏi để dần dần tìm ra kết luận.
Raja Roy Singh, nhà giáo dục Ấn Độ trong tác phẩm “Giáo dục cho thế
kỷ XXI, những triển vọng của Châu Á Thái Bình Dương” đã đưa ra quan điểm
về quá trình “Nhận biết dạy- học”, và ông chủ trương rằng người học phải là
người tham gia tích cực vào quá trình “Nhận biết dạy - học”. Theo ông “Sự
học tập do người học chủ đạo”
Một trong những đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất trong xã hội học tập
là tư tưởng tự học tập suốt đời. Vì “việc học không bao giờ là muộn” (Ngạn
5
ngữ), hay “Bác học không có nghĩa là ngừng học” (Đác-uyn). Quan niệm tự
học và học tập suốt đời nổi lên trong thời đại ngày nay như một chìa khoá mở
cửa đi vào thế kỉ 21 - thế giới của nền kinh tế tri thức.
1.1.2. Ở Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tấm gương sáng ngời về ý chí quyết tâm
trong tự học, tự rèn luyện. Người luôn cho rằng học tập giúp con người tiến bộ,
nâng cao phẩm chất, mở rộng hiểu biết, làm thay đổi hiệu quả lao động. Người
đã động viên toàn dân: “Phải tự nguyện, tự giác xem công việc học tập là
nhiệm vụ của người cách mạng, phải cố gắng hoàn thành cho được do đó mà
tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học tập”
Khi bàn về vấn đề tự học, giáo sư Tạ Quang Bửu cũng đã viết “Tự học
là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo đồng thời là cái nôi nuôi dưỡng sự
sáng tạo. Ai giỏi tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, người đó sẽ tiến
xa hơn”.
Tự học - tự đào tạo là một vấn đề được nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thức VIII và Trung ương II (khoá VIII) đề cập đến rất đậm nét: “Tập
trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, sáng tạo của
học sinh” (NQĐH VIII), “bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên
cứu cho học sinh, phát triển mạnh phong trào tự học - tự đào tạo thường xuyên
và rộng khắp trong toàn dân…”
Trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay, nhất là khi nước ta chính thức là thành viên của tổ chức thương mại
thế giới (WTO), đã đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục và đào tạo. Đòi hỏi
GD-ĐT phải tự đổi mới. Một trong những nội dung đổi mới giáo dục được đề
cập nhiều hơn cả là đổi mới phương pháp dạy - học, nhất là phương pháp học
tập - tự học .
Trong khoa học, đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu về vấn đề
tự học như: “Quá trình dạy - tự học” của giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, giáo sư
Vũ Văn Tảo; “Luận bàn về kinh nghiệm tự học” của giáo sư Nguyễn Cảnh
6
Toàn, “Tự học - chìa khoá vàng của giáo dục” của giáo sư Phan Trọng Luận,
và nhiều công trình nghiên cứu về tự học của các giáo sư, tiến sĩ, các nhà
nghiên cứu giáo dục như: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Hà
Thị Đức…với mục đích nâng cao hiệu quả tự học của HS, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục, đào tạo.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý
Thuật ngữ “quản lý” (từ Hán Việt) gồm hai quá trình tích nhau. Quá
trình “quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”. Quá trình “lý”
gồm sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ thống (tổ chức) vào thế “phát triển”.
Nếu chỉ “quản” thì tổ chức dễ trì trệ, nếu chỉ “lý” thì tổ chức phát triển không
bền vững. Do đó trong “quản” phải có “lý” và ngược lại để làm cho hệ thống ở
trạng thái cân bằng động, vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong
môi trường tương tác giữa các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài tổ
chức.
Quản lý là sự điều khiển một hệ thống hoạt động xã hội ở tầm vĩ mô
cũng như vi mô vì vậy có nhiều cách tiếp cận khác nhau, ở mỗi cách tiếp cận
có những định nghĩa khác nhau.
K.Marx đã từng nói đến sự cần thiết của quản lý: “Bất kỳ một lao động
xã hội nào được tiến hành trên một quy mô tương đối lớn cũng đều cần có sự
quản lý, nó xác lập mối quan hệ hài hoà giữa các công việc riêng rẽ và thực
tiễn những chức năng chung nhất xuất phát từ sự vận động của toàn cơ cấu sản
xuất khác với vận động của từng bộ phận độc lập trong nền sản xuất ấy. Một
nghệ sĩ vĩ cầm tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng”
Còn theo H.Koontz “ Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự
phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được mục đích của tổ chức. Mục
đích của mọi nhà quản lý là hình thành môi trường mà trong đó con người có
thể đạt được các mục đích của mình với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất
mãn cá nhân ít nhất” [15].
7
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét