Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Quản lý phát triển chương trình đào tạo Đại học ngành Kiến trúc công trình của Đại học Kiến trúc Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội

3. Nhiệm vụ nghiên cứu a. Nghiên cứu lý luận về chương trình giáo dục, phát triển và quản lý phát triển chương trình giáo dục. b. Khảo sát thực trạng về quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. c. Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đáp ứng yêu cầu xã hội. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc ở Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình ở Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 5. Phạm vi nghiên cứu Phát triển chương trình giáo dục gồm nhiều nội dung phức tạp. Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình – Đây là ngành đào tạo truyền thống của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội và cũng là ngành đào tạo giúp Nhà trường khẳng định vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực Xây dựng trong cả nước và khu vực Đông Nam Á. 6. Giả thuyết khoa học Thực hiện tốt “Quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội theo một quy trình khoa học, tiên tiến” sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích tổng hợp hệ thống hoá các tài liệu khoa học, các văn bản liên quan đến quản lý phát triển chương trình giáo dục để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài x 7.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra (điều tra phỏng vấn, điều tra qua phiếu bầu, bảng hỏi...). - Phương pháp chuyên gia (hỏi ý kiến chuyên gia, các đồng nghiệp, các nhà quản lý). - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm (kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm từ người khác, đơn vị khác) - Phương pháp dự báo. - Phương pháp khảo nghiệm. 7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ - Thống kê toán học để xử lý số liệu - Cụ thể hoá bằng các sơ đồ, bảng biểu... 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chương trình giáo dục, phát triển, quản lý phát triển chương trình giáo dục Chương 2: Thực trạng công tác phát triển và quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đáp ứng yêu cầu xã hội. xi CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC 1.2. Tổng quan những công trình nghiên cứu về chƣơng trình giáo dục, phát triển và quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục Các nghiên cứu về “Chương trình đào tạo, Chương trình môn học” như: “Chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo” – tác giả Nguyễn Đức Chính (2007); tác giả Ngô Doãn Đãi với bài viết “Cấu trúc lại chương trình đào tạo để chuyển từ đào tạo niên chế sang chương trình đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học hiện nay”; tác giả Trần Khánh Đức với bài viết “Phát triển và đánh giá chương trình đào tạo giáo viên trong nền giáo dục hiện đại”... Các công trình và bài viết đã đề cập đến các tiêu chí đánh giá, qui trình đánh giá chương trình đào tạo; đã phân tích đặc điểm của học chế tín chỉ và các yêu cầu đối với việc cấu trúc nội dung, phân bổ thời lượng chương trình đào tạo cho phù hợp. Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu đánh giá thẩm định chương trình giáo dục đại học” – tác giả Trần Thị Hoài đã đề xuất các tiêu chí đánh giá thẩm định chương trình giáo dục đại học. Luận án tiến sĩ “Quản lý xây dựng và đánh giá chương trình môn học trình độ đại học trong học chế tín chỉ” – tác giả Trần Hữu Hoan đã đề xuất cấu trúc và nội dung CTMH theo triết lý mô hình CDIO. Ở cấp độ Luận văn thạc sỹ: “Giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo ở Trường ĐH Dân lập Phương Đông” của tác giả Hoàng Thị Minh Huệ; “Phát triển chương trình đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn” của tác giả Nông Quốc Tuấn. Tóm lại, đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về Chương trình giáo dục, phát triển chương trình giáo dục và quản lý phát triển chương trình giáo dục, các bài học kinh nghiệm được các tác giả trong nước tìm hiểu và phân tích riêng lẻ hoặc biên dịch từ tài liệu nước ngoài. Tuy nhiên công tác phát triển và quản lý phát xii triển chương trình giáo dục đại học ngành Kiến trúc của Đại học Kiến trúc Hà Nội vẫn chưa có tác giả nào xem xét, đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ để từ đó đưa ra hướng quản lý phát triển để nó đáp ứng ngày một tốt hơn với nhu cầu xã hội. 1.3. Các khái niệm cơ bản về đào tạo và quản lý 1.3.1. Đào tạo Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định, góp phần của mình vào sự phát triển của xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường gắn với giáo dục nhân cách” [35; tr 289]. 1.3.2. Quản lý Theo tác giả Ngô Trung Việt, từ quản lý (management) bắt nguồn từ chứ Latinh “manus” nghĩa là bàn tay. Theo nghĩa gốc, thực hiện quản lý là “nắm vững trong tay”, “điều khiển vững tay”. Theo một nghĩa nào đó, quản lý là một nghệ thuật khiến người khác phải làm việc [30]. Tuỳ theo các cách tiếp cận khác nhau mà ta có các quan điểm khác nhau về quản lý. Thông thường, khi đưa ra khái niệm quản lý các tác giả thường gắn với một loại hình cụ thể: F.W Taylor (1856 – 1915) là cha đẻ của thuyết quản lý khoa học định nghĩa: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [30]. H.Fayols (1841 – 1925) đã xuất phát từ nghiên cứu các loại hình hoạt động quản lý và phân biệt thành 5 chức năng cơ bản: “kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”. Sau này được kết hợp thành bốn chức năng cơ bản của quản lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Fayol còn chứng minh được rằng khoa học quản lý – “quản lý hành chính”, không những cần thiết cho các tổ chức xiii công nghiệp và hãng kinh doanh mà còn có thể áp dụng với mọi loại hình tổ chức, kể cả cơ quan của Chính phủ vì quản lý ở một tổ chức đều có chung những chức năng trên [30]. M.T.Follet (1868-1933) cho rằng trong công việc quản lý cần chú trọng tới những người lao động với toàn bộ đời sống của họ, cả yếu tố kinh tế lẫn yếu tố tinh thần và tình cảm. Theo Bà “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác” [30]. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạtt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [17]. Theo các tác giả, quản lý là một hoạt động vừa khó khăn vừa phức tạp lại có ý nghĩa trong sự phát triển hay trì trệ của mọi tổ chức. Quản lý đúng đắn sẽ giúp cho các tổ chức hạn chế các nhược điểm, liên kết gắn bó mọi người trong tổ chức, tạo niềm tin, sức mạnh và truyền thống của tổ chức. 1.3.3. Chức năng quản lý Với vai trò là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc duy trì và phát triển tổ chức, quản lý có bốn chức năng: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo – lãnh đạo và kiểm tra. Kế hoạch hoá là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng của quản lý. Kế hoạch hoá có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Tổ chức là quá trình phân công và phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã vạch ra. Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hoá nhứng ý tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực. Chỉ đạo – lãnh đạo vừa có ý nghĩa chỉ thị, điều hành, vừa là tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của các thành viên trong tổ chức trên cơ sở sử dụng đúng các quyền lực của người quản lý. Chỉ đạo – lãnh đạo bao hàm việc liên kết, xiv liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Nó không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất, mà nó thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kia. Nội dung công tác chỉ đạo bao gồm: chỉ đạo lập kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và chỉ đạo kiểm tra đánh giá. Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng thì phải tiến hành những hành động điều chỉnh, uốn nắn. Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh, diễn ra có tính chu kỳ như sau: người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động; đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn mực đã đề ra; điều chỉnh những sai lệch và hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần. Ngoài bốn chức năng cơ bản trên, tác giả Nguyễn Quốc Chí còn nhấn mạnh vai trò của thông tin trong quản lý: “không có thông tin không có quản lý” [19, tr.277]. Viện sĩ Berg cho rằng: “thông tin là thể nền của quản lý”[17] . Nhà toán học Xô viết (cũ) Konmogorop khẳng định: “bản chất của hoạt động quản lý là sự vận động của thông tin” [17] . Trong bối cảnh giao lưu toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, hàng ngày người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải xử lý “hàng núi” thông tin. Việc xử lý thông tin kịp thời và có độ tin cậy cao sẽ giúp cho tổ chức có những quyết định đúng đắn. Thông tin là một nguồn lực. Không giống như những nguồn lực vật chất, thông tin tự nó không tham gia vào việc xác định giá trị của mình. Thông tin không có giá trị nội tại. Giá trị của thông tin được xác định bởi người sử dụng nó để ra quyết định. Giá trị của thông tin bao gồm bốn yếu tố cấu thành: chất lượng, tính phù hợp, số lượng và tính kịp thời. xv

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét