Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Quản lý thiết bị dạy học ở các trường Trung học phổ thông của Tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH tại các trường THPT của tỉnh Thái Bình; Đề xuất một số biện pháp quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở các trường THPT của tỉnh Thái Bình. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Để có cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp tăng cường công tác quản lý TBDH ở các trường THPT của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tìm hiểu các khái niệm thuật ngữ có liên quan. Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước, Quốc hội, của ngành giáo dục và đào tạo về công tác quản lý TBDH. Nghiên cứu cơ sở lý luận về trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH. Các tài liệu khác có liên quan đến đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát. Đề tài sử dụng phương pháp quan sát để thu thập những số liệu thực tế trong môi trường tự nhiên, cụ thể là quan sát một số giờ học có sử dụng TBDH theo hướng phát huy tính tích cực của người học và một số giờ học sử dụng TBDH theo phương pháp dạy học truyền thống từ đó so sánh để rút ra những kết luận khoa học. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Để điều tra thực trạng việc quản lý sử dụng TBDH trong nhà trường THPT, đề tài có một số mẫu phiếu hỏi dành cho các CBQL, giáo viên và học sinh thuộc các trường THPT của tỉnh. 7 Phiếu hỏi cũng được sử dụng để khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý mà đề tài đưa ra sau khi nghiên cứu lý luận và thực trạng. 7.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Bằng việc đưa ra phiếu hỏi một số cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp tham gia quản lý TBDH có kiến thức và kinh nghiệm quản lý CSVC nói chung và TBDH nói riêng 7.2.4. Phương pháp phỏng vấn Để hiểu sâu thêm những thông tin thu thập được từ các phiếu điều tra, tác giả tiến hành phỏng vấn CBQL một số trường THPT của tỉnh và một số giáo viên dạy giỏi, có kinh nghiệm trong sử dụng, bảo quản TBDH. 7.2.5. Phương pháp đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm Bằng việc đưa ra kết quả nghiên cứu lý luận thực tiễn và lấy thực tiễn để kiểm nghiệm lại kết quả nghiên cứu lý luận, phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá tính hợp lý và khả thi của các biện pháp quản lý mà tác giả luận văn đề xuất. 7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ Đề tài sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu: sử dụng các công thức tính số trung vị, số trung bình cộng,… để so sánh, đối chiếu các kết quả nghiên cứu nhằm rút ra những kết luận khoa học cho đề tài. 8. Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH của Hiệu trưởng các trường THPT. Làm sáng tỏ thực trạng công tác quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH của Hiệu trưởng các trường THPT. Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH của Hiệu trưởng các trường THPT của tính Thái Bình. 8 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông. Chương 2: Thực trạng quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông của tỉnh Thái Bình. Chương 3: Biện pháp quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông của tỉnh Thái Bình. 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VIỆC TRANG BỊ, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Nhà giáo dục học vĩ đại người Tiệp Khắc J. A. Komenski (1592-1679) đã đặt nền móng đầu tiên cho dạy học trực quan, với quan điểm cơ bản là: Dạy học được bắt đầu từ việc quan sát sự vật, hiện tượng, quá trình. Trong tác phẩm “ Phép dạy học vĩ đại”, ông viết: “…không có gì trong trí não nếu như trước đó không có gì trong các cảm giác. Vì thế, tất nhiên bắt đầu dạy học không thể từ sự giải thích bằng lời về các sự vật mà phải từ sự quan sát trực tiếp chúng. Lời nói không bao giờ được đi trước sự vật”. Như vậy, Komenski đề cao một phương pháp dạy học khuyến khích người học tự tiếp thu tri thức bằng chính những giác quan của mình. Ông nhấn mạnh: “ Cái có thể tri giác được hãy để cho học sinh tri giác bằng các giác quan của chúng, cái nhìn được hãy để cho nhìn, cái nghe được hãy để cho nghe. Đó là quy tắc “vàng” đối với trẻ em, đối với dạy học”. Nhà giáo dục học người Nga Usinski (1824-1870) và các học trò của ông tiếp tục phát triển nguyên tắc dạy học trực quan dựa trên các thành tựu mới về tâm lý học và sinh lý học. Ông khẳng định trực quan là cái ban đầu, là nguồn gốc của tri thức, cảm giác cung cấp tài liệu cho hoạt động trí tuệ. Usinski viết: “Không có cái gì có thể giúp anh san bằng bức tường ngăn cách giữa giáo viên và học sinh như là việc anh đưa cho học sinh xem một bức tranh và giải thích nó, đứa trẻ suy nghĩ bằng hình dạng, bằng màu sắc, âm thanh và bằng cảm giác nói chung”. Nhà giáo dục học lỗi lạc người Thuỵ Sỹ J. H.Pestalossi (1746-1827) đã phát triển nguyên tắc dạy học trực quan của Komenski với tư tưởng chỉ rõ mối quan hệ hữu cơ giữa tri giác cảm tính với sự phát triển tư duy. 10 Cùng với sự phát triển của các tư tưởng trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục học, lý thuyết về dạy học trực quan cũng có những bước tiến mới. Người ta đã nhận thức được rằng vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học không chỉ dừng ở việc giúp học sinh nhận biết hiện tượng mà còn nắm được bản chất của sự vật hiện tượng. Một trong những đại diện của tư tưởng này, có thể kể đến nhà tâm lý học A. N. Leontiev (1903-1979), ông là một đại diện xuất sắc thuộc trường phái tâm lý học Xô-viết hiện đại. Trong hệ thống tư tưởng của mình về hoạt động và hoạt động trí óc (bên trong và bên ngoài), Leontiev đã đưa ra quan điểm về cơ sở tâm lý học của nguyên tắc dạy học trực quan. Lê-nin khi phân tích bản chất của quá trình nhận thức cũng đã chỉ ra quy luật nhận thức của con người là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan”. Như vậy, điểm qua sự phát triển của lý thuyết về TBDH trong lịch sử giáo dục thế giới, có thể thấy rằng vai trò của TBDH trực quan đã được phát hiện và phát triển từ rất sớm. Các nhà giáo dục học đã chứng minh được rằng việc khuyến khích học sinh nhận thức thế giới thông qua chính những giác quan của mình là phương pháp dạy học phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ và do vậy nó là phương pháp hữu hiệu nhất giúp trẻ em phát triển tư duy, nhận biết hiện tượng và tiến tới nắm được bản chất của sự vật hiện tượng. 1.1.2. Ở Việt Nam Thừa kế và phát huy những lý thuyết về giáo dục của nền giáo dục học thế giới, Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về TBDH và quản lý việc sử dụng TBDH. Về vấn đề này, có thể kể đến các nhà khoa học Việt Nam tiêu biểu đã phát triển và truyền bá lý luận về nguyên tắc dạy học trực quan, đó là các nhà tâm lý học Phạm Minh Hạc, Hồ Ngọc Đại; các nhà giáo dục học Tô Xuân Giáp, Vũ Trọng Rỹ, Trần Khánh Đức… các tác giả này cho ta thấy 11 được những vấn đề chung về TBDH như vai trò của TBDH trong hoạt động dạy học và những yêu cầu sư phạm khi lựa chọn và sử dụng TBDH. Năm 2005, Chủ nhiệm đề tài Ngô Quang Sơn đã bảo vệ thành công đề tài cấp Bộ về: “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tại các trung tâm GDTX và trung tâm học tập cộng đồng” mã số: B 2004 - 53 -17; tác giả khẳng định vai trò quan trọng của TBDH trong các hoạt động giảng dạy, giáo dục và học tập, đó là: “….TBDH là một bộ phận, là một thành tố không thể thiếu được của quá trình dạy, học tích cực. TBDH vừa là một thành tố, vừa là một phương tiện, một phương hướng, vừa hàm chứa nội dung của quá trình dạy, học, đồng thời tạo hứng thú nhận thức cho học viên. TBDH là một trong những điều kiện giúp giáo viên và học viên thực hiện tốt phương châm dạy học phát huy tính tích cực của học viên, tích cực hoá quá trình nhận thức, quá trình tư duy của học viên lớn tuổi…”, đồng thời tác giả đã đưa ra hệ thống 8 giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của việc trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH. Năm 2008, luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Sở GD&ĐT Hải Phòng với đề tài “Biện pháp quản lý CSVC kỹ thuật trường Trung học phổ thông chuẩn quốc gia Thành phố Hải Phòng” đã đánh giá thực trạng công tác xây dựng và quản lý CSVC trường học ở các trường THPT chuẩn quốc gia của Thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trên địa bàn nói chung và trong các trường THPT chuẩn quốc gia nói riêng….. Như vậy, có thể nói rằng công tác quản lý TBDH có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác TBDH ở mỗi nhà trường. Bởi vì, nó giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về trình độ, tốc độ phát triển TBDH và mức độ ảnh hưởng của nó tới công nghệ dạy học ở trong nước, khu vực và trên thế giới. Đánh giá được thực trạng của TBDH, quá trình đầu tư, 12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét