Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Sự phát triển từ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh

8 Chương 1 KHÁI LUẬN CHUNG VỀ THÂN DÂN VÀ DÂN CHỦ; SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH 1.1. Khái luận chung về thân dân và dân chủ Thân dân và dân chủ là hai khái niệm khác nhau, biểu hiện tính chất, mức độ khác nhau trong hệ tư tưởng chính trị vì dân. Thân dân và dân chủ đều là những giá trị cơ bản của văn hoá chính trị Việt Nam truyền thống, là những hằng số văn hóa của nhân loa ̣i . Chiều sâu của giá trị tư tưởng này chính là ở chỗ, nó đề cao vai trò và những khả năng sáng tạo đích thực của con người, là thước đo cho sự tiến bộ của một xã hội. Để làm rõ hai khái niệm này, cần phải thấy được những điểm giống và khác nhau giữa chúng. 1.1.1. Khái niệm thân dân Thân dân là một khái niệm có nguồn gốc từ Nho giáo: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân". Theo nghĩa gốc của từ, thân dân có nghĩa là gần dân. Ta có thể hiểu thân dân là đi vào đời sống của nhân dân, hiểu dân cần gì, muốn gì. Mượn lời Khổng Tử, Hồ Chí Minh giải thích khái niệm “thân dân” theo một cách hiểu mới: “Thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Nói một cách khác, tức là “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc " (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ). Như vậy, thân dân là khái niệm có nguồn gốc từ Nho giáo. Thân dân có thể được hiểu là thái độ gần dân, chăm lo đến lợi ích và đời sống nhân dân của người lãnh đạo, cầm quyền. 1.1.2. Khái niệm dân chủ Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII - VI trước Công nguyên. Theo nhà triết học Hi Lạp cổ đại Aristote (384 - 322 trước Công 9 nguyên) thì Solon (khoảng 638 - 559 trước Công nguyên) là người đầu tiên đặt nền tảng cho khái niệm dân chủ. Solon cho rằng, muốn xây dựng một nhà nước trên cơ sở một nền dân chủ phải thông qua tuyển cử và hòa nhập sức mạnh với pháp luật. Dân chủ hiểu theo từ nguyên, bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ đại: “Demokratia”. Demokratia được ghép từ hai từ, Demos: là nhân dân; Kratia: là chính quyền hay quyền lực. Như vậy, theo nguyên nghĩa của nó, dân chủ có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân. Nó nói lên rằng nhân dân là chủ thể của quyền lực. Đến thế kỷ XVIII, người Anh đã dựa vào ngôn ngữ Hi Lạp cổ để đưa ra thuật ngữ “democracy”, có nghĩa là “chính thể dân chủ”, một trong những hình thức chính quyền với đặc trưng là: chính quyền nhà nước phải thừa nhận quyền tự do và bình đẳng của công dân. Từ “dân chủ” xuất hiện vào cuối thời kỳ cộng sản nguyên thủy, đầu chiếm hữu nô lệ, được ghi bằng tiếng Hy Lạp với nghĩa quyền lực thuộc về nhân dân. Nhưng nhân dân là ai? Nhân dân là số nhiều, hay số ít sẽ ảnh hưởng và quy định phạm vi, mức độ của nền dân chủ. Theo lý luận, “nhân dân” thường được hiểu là số đông, là đại đa số quần chúng lao động. Tuy nhiên, trong thực tế lịch sử, trong các xã hội có mâu thuẫn đối kháng về giai cấp, nhân dân lại thường là số ít, đó là những người cầm quyền. Xã hội có giai cấp, mặc dù địa vị pháp lý quyền lực thuộc về đa số, nhưng trên thực tế, quyền lực lại chỉ nằm trong tay những kẻ có quyền, có tiền, những kẻ thống trị xã hội. Hay nói cách khác, trong xã hội ấy, quyền lực chỉ thuộc về số ít những kẻ bóc lột. Ví dụ: Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, giai cấp nô lệ chiếm tới 95% dân số, nhưng quyền lực không thuộc về họ. Họ chỉ đuợc xem là “công cụ biết nói”. Trong khi đó, tầng lớp chủ nô, tăng lữ chỉ chiếm 5% dân số lại là chủ thể của quyền lực. Trong xã hội phong kiến, nhân dân là đại đa số, nhưng quyền lực lại không thuộc về họ mà chỉ tập trung trong tay một ông vua, với quyền năng tối thượng. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, quyền lực lại 10 thuộc về bộ phận những người có của, giai cấp tư sản - bộ phận chiếm số ít trong xã hội. Theo sự phát triển của lịch sử xã hội, chủ nghĩa cộng sản sẽ là một chế độ dân chủ thực sự, quyền lực thuộc về nhân dân là số đông. Điều này, chỉ thực hiện được khi giai cấp lãnh đạo xã hội thực hiện được sự thắng lợi về kinh tế, chính trị làm cho nhân dân có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, một đời sống chính trị văn minh. Hay, ở Việt Nam, mục tiêu tổng quát của Chủ nghĩa xã hội - giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản được cụ thể hóa là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nếu không thực hiện được những mục tiêu trên, thì xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ là hình thức. Dân chủ là một khái niệm bao quát nội dung rộng lớn. Người ta thường tiếp cận dân chủ trên những bình diện sau: + Dân chủ là một phạm trù chính trị: Dân chủ biểu hiện như một chế độ chính trị trong một xã hội có giai cấp. Ở phương diện này, tính chất của dân chủ tùy thuộc vào chỗ quyền lực chính trị thuộc về giai cấp nào. Thực chất đó là sự tập trung quyền lực vào tay giai cấp cầm quyền. Chính vì vậy, đã từng xuất hiện dân chủ chủ nô bảo vệ quyền lực cho giai cấp chủ nô, dân chủ tư sản bảo vệ quyền lực cho giai cấp tư sản, dân chủ vô sản - dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo vệ quyền lực cho giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Theo cách tiếp cận này, dân chủ là một phạm trù lịch sử: theo nghĩa dân chủ xuất hiện cùng với giai cấp và Nhà nước (đó là dân chủ chính trị) và dân chủ chính trị sẽ không tồn tại mãi mãi. Dân chủ được hiểu là một chế độ nhà nước, một hình thái nhà nước, một chế độ xã hội. Khi đó, tư tưởng về dân chủ, ý thức về dân chủ phải được đẩy đến hành vi dân chủ. Nó được thể hiện qua tổ chức bộ máy Nhà nước, trong khuôn khổ một thể chế nhất định, trước hết là thể chế chính trị pháp lý, trong đó thừa nhận về mặt pháp luật những quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của công dân. Ví dụ: pháp luật thừa nhận các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do ứng cử, bầu cử…Dân chủ được cụ thể 11 hóa thành các cơ chế để thực thi trong đời sống. Dân chủ được quy định thành nghĩa vụ của công dân với nhà nước và trách nhiệm của nhà nước với công dân. Với cách tiếp cận dân chủ theo phạm trù chính trị, phạm trù lịch sử, thì dân chủ tồn tại với tư cách là một chế độ, một nền dân chủ được biểu hiện thông qua các đặc điểm rõ ràng như: nội dung của dân chủ được cụ thể hóa qua những quy định chính thống của hiến pháp và pháp luật; nội dung của dân chủ được thực thi bằng sức mạnh bộ máy Nhà nước; nó được cưỡng chế, áp đặt thực hiện với toàn xã hội bằng chính sức mạnh và quyền uy của bộ máy đó. + Dân chủ là một giá trị văn hóa: Dân chủ chỉ trạng thái, tính chất và mức độ giải phóng con người, là khái niệm biểu đạt thành quả đấu tranh đòi giải phóng của nhân dân lao động chống áp bức, bóc lột, đòi quyền tự do, quyền làm chủ của mình. Đây là cách tiếp cận dân chủ dưới góc độ giá trị, biểu hiện giá trị nhân văn của xã hội, của dân chủ. Dân chủ với ý nghĩa là giá trị văn hóa thì vẫn còn tồn tại mãi mãi. Dưới góc độ này, dân chủ là phạm trù vĩnh viễn. + Dân chủ là một nguyên tắc, phương thức hoạt động của một tổ chức chính trị - xã hội: Nguyên tắc, phương thức này bao hàm một số nội dung, như: cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số…Ví dụ: nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và trong sinh hoạt đảng, ở đây là Đảng Cộng sản. Tập trung dân chủ (mà Hồ Chí Minh thường gọi là: dân chủ tập trung) còn là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước; các tổ chức chính trị và chính trị xã hội ở nước ta. Các hướng tiếp cận trên làm phong phú nội hàm khái niệm dân chủ, tùy từng bối cảnh cụ thể mà người ta nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác tương ứng với các cách tiếp cận đó. Ta cần thấy rõ tính liên kết, xâu chuỗi của các các quan niệm này trong khái niệm lý luận về dân chủ và trong thực tiễn dân chủ. 12 Khi vẫn tồn tại nhà nước, dân chủ thường được tiếp cận là một phạm trù chính trị, được xem xét với tư cách là một nền chính trị, một chế độ chính trị. Với tư cách là một chế độ chính trị, lịch sử phát triển chế độ dân chủ là lịch sử lâu dài, quanh co và phức tạp. Cho đến nay, tương ứng với các hình thái kinh tế - xã hội, loài người đã và đang thực hiện các chế độ dân chủ sau: Dân chủ nguyên thủy; Dân chủ chủ nô; Dân chủ tư sản; Dân chủ xã hội chủ nghĩa. Như vậy, dân chủ xuất hiện từ cơ sở chín muồi của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và luôn phát triển trên cơ sở các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội. Mỗi bước ngoặt trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội đều dẫn đến sự phát triển tương ứng của tiến trình dân chủ. Dân chủ chính là thành quả đấu tranh của nhân dân lao động đối với giai cấp bóc lột, để tự giải phóng bản thân mình và khẳng định vị thế, vai trò của người chủ trong xã hội. Thân dân và dân chủ là những khái niệm tư tưởng vì dân, cùng ghi nhận quyền lợi của nhân dân. Nó đều thể hiện thái độ gần gũi, trân trọng dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân. Tuy vậy, hai khái niệm này thể hiện những nội hàm khác nhau: Thân dân với ý nghĩa là gần dân thì khái niệm này thường được sử dụng trong xã hội phong kiến, khi chế độ dân chủ không tồn tại trên thực tế cho đa số người dân. Thời kỳ này, dân chủ chỉ xuất hiện dưới dạng là một giá trị tư tưởng, không có thể chế, thiết chế để thực hiện. Vì vậy, tư tưởng vì dân của một số nhà tư tưởng thể hiện dưới dạng tư tưởng gần gũi, thấu hiểu, yêu thương, trọng dân, kính dân, đó là những biểu hiện của tư tưởng thân dân. Nó diễn tả thái độ của những người làm chủ của dân. Thân dân thể hiện rõ thái độ tình cảm của những người cầm quyền có lòng yêu dân, thương dân, nhưng vẫn bao chứa “tính chất trên - dưới” trong một xã hội đẳng cấp mà người dân chưa được làm chủ. Trong chế độ phong kiến, nhân dân chỉ là những thần dân dưới quyền uy tối thượng của vua. Chỉ trong xã hội (như xã hội tư sản chẳng hạn) tồn tại phạm trù công dân thì dân chủ mới xuất hiện. 13 Xét dước góc độ quyền lực, mức độ quyền của người dân trong tư tưởng thân dân và dân chủ cũng khác nhau. Thân dân thì sự làm chủ của người dân mới chỉ được ghi nhận ở mức độ “dân bản” (dân là gốc, là nền tảng của xã hội), chứ chưa đạt trình độ “dân chủ”, quyền làm chủ xã hội của người dân chưa khẳng định. Trong các hình thái kinh tế xã hội nô lệ, tư bản và chủ nghĩa xã hội, khi dân chủ được xác lập với tư cách là một chế độ xã hội thì khái niệm dân chủ mới được sử dụng. Như vậy, thân dân và dân chủ là hai khái niệm được sử dụng ở những chế độ xã hội khác nhau, để chỉ phạm vi và mức độ làm chủ không giống nhau của người dân. 1.2. Sự hình thành tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh Xét về nguồn gốc, bất cứ tư tưởng nào ra đời cũng là một quá trình tác động biện chứng giữa các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Nó ra đời từ những chất liệu tư tưởng có sẵn trước đó, phản ánh nhu cầu của thực tiễn xã hội đương thời và mang dấu ấn cá nhân của người sáng lập. Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh cũng vậy. 1.2.1. Sự hình thành tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi. Tư tưởng nào cũng ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ cá nhân và bóng dáng của thời đại. Tư tưởng của Nguyễn Trãi nói chung và tư tưởng thân dân nói riêng ra đời trong bối cảnh của thời kỳ Đại Việt. 1.2.1.1. Thời đại Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, sống và hoạt động trong thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam. Về mặt chính trị - xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần, thời kỳ mà quyền lực truyền thống đã bị sa đoạ và gần như đã nằm trong tay khống chế của Lê Quý Ly; 7 năm dưới triều Hồ, một quyền lực đang xây dựng dở dang; 20 năm có thời thuộc Minh và chống Minh thuộc, một thời kỳ đầy bão táp của bạo lực bành trướng và đô hộ Trung Quốc, đầy bão táp của bạo lực quần chúng, của toàn thể

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét