Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Trung cấp Y tế Nam Định tt.PDF
lý, đây là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra các hoạt động quản lý.
- Vai trò của quản lý:
Vai trò liên nhân cách: Vai trò đại diện, vai trò thủ lĩnh, vai
trò liên hệ.
Vai trò thông tin: Người cán bộ quản lý vừa là người giữ vai
trò của người hiệu thính viên, vừa là phát thanh viên, đồng thời là
phát ngôn viên.
Vai trò quyết định: Gồm vai trò người sáng nghiệp, vai trò
người dàn xếp, phân phối nguồn lực, vai trò thương thuyết.
- Chức năng quản lý: Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, chỉ
đạo, kiểm tra
- Nhiệm vụ của quản lý: Quản lý tổ chức, quản lý kỹ thuật,
quản lý kinh tế và quản lý xã hội.
- Các hình thức quản lý: Cơ cấu tổ chức trực tuyến, cơ cấu
chức năng, cơ cấu trực tuyến - chức năng (Cơ cấu liên hiệp).
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục bao gồm hai cấp độ: Cấp vĩ mô đó là quản
lý nhà nước về giáo dục; còn ở cấp vi mô là quản lý nhà trường và các
cơ sở giáo dục khác. Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có
mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong giáo
dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục
nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài.
1.2.3. Quản lý nhà trường :
Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý
nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các
lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn giáo dục để nâng
cấp giáo dục và đào tạo trong nhà trường
1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học
Dạy học là khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và
người học, hai hoạt động này song song tồn tại và phát triển trong
cùng một quá trình thống nhất. Hiện nay theo xu hướng lấy người học
làm trung tâm, giáo viên cần tạo cho học sinh không khí học tập mang
tính chủ động và sáng tạo tránh áp đặt.
1.3. Quản lý hoạt động dạy học tại các Trường Trung cấp chuyên
nghiệp và Trường Trung cấp Y tế
1.3.1. Đặc điểm hoạt động dạy học tại các Trường Trung cấp
6
chuyên nghiệp
Phải trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức chuẩn của
môn học cần phải nắm vững, giúp họ tự học, tự tìm tòi lời giải và tự
kiểm tra nhận thức của mình, mức độ cao hơn tự mở rộng kiến thức
qua các tài liệu tham khảo khác nhau, giúp họ tự tổ chức học nhóm,
học tổ, trao đổi thảo luận và giải quyết vấn đề nhằm đạt mục tiêu đào
tạo.
1.3.2. Đặc điểm hoạt động dạy học tại các Trường Trung cấp Y tế
Quan điểm chỉ đạo: “Nghề Y là một nghề đặc biệt cần được
tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân
viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng
lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực
hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh -Người thầy thuốc giỏi đồng
thời phải là người mẹ hiền".
Thực hiện Chỉ thị 06 của Ban Bí thư Trung ương và quyết
định 370 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc kiện toàn củng cố mạng lưới
y tế cơ sở và xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã phường. Trong quan
điểm chỉ đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đến
năm 2020 của GS Đỗ Nguyên Phương đã chỉ rõ "Con người là nguồn
tài nguyên quan trọng nhất quyết định sự phát triển của đất nước,
trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của của mỗi con người và của toàn
xã hội, đây là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi
người, mỗi gia đình". [23, Tr.12]
Mục tiêu chung của ngành y tế là phấn đấu để mọi người dân
đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều
được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển về thể chất, tinh thần
và xã hội. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và
phát triển giống nòi.
Mục tiêu dạy học tại các trường trung cấp y tế là đào tạo ra
những cán bộ y tế cơ sở đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, có ý
thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khoẻ và tính
mạng người bệnh, có đủ sức khoẻ, không ngừng học tập để nâng cao
trình độ đảm bảo để sau khi tốt nghiệp người học có khả năng hành
nghề, và đặc biệt là có lương tâm nghề nghiệp, đạo đức trong sáng
"Lương y như từ mẫu".
Đó là đạo đức nghề nghiệp hay đạo đức y học đó là tổng hợp
các quy tắc, quy định về cách sử sự nghề nghiệp của người thầy
7
thuốc, về những trách nhiệm công dân của người thầy thuốc hay còn
gọi là y đức "Cách sử thế hay các hành vi của người thầy thuốc trong
khi hành nghề hàng ngày, nghĩa là trong khi tiếp xúc với các người
bệnh, chữa bệnh, chăm sóc họ và qua họ chăm sóc sức khoẻ của gia
đình họ, cho cộng đồng xã hội trong đó có họ sinh sống hàng ngày,
tuỳ theo vị trí của người thầy thuốc làm công tác y tế trong một cơ
quan nhà nước, ở trạm y tế cơ sở hay một thầy thuốc làm tư, người
thầy thuốc gia đình". Nhiệm vụ của người thầy thuốc xuất phát từ sự
tôn trọng đời sống con người mà mọi sự tổn thất gây nên sẽ không thể
phục hồi lại nguyên vẹn được; sự tôn trọng con người mà không một
người máy nhân tạo nào, dù tinh xảo đến mấy có thể so sánh được.
Mục đích của y đức là tạo nên một mối quan hệ hài hoà giữa ngành y
tế và nhân dân, dựa trên tính nhân đạo không vì tiền tài, lợi nhuận tầm
thường và truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam là tôn sư trọng
đạo, tiên học lễ hậu học khoa học kỹ thuật, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Y
đức bao giờ cũng là ngọn đèn pha soi sáng cho hành động của người
nhân viên y tế hiện tại và tương lai hàng nhiều thế kỷ sắp đến. Do
vậy, trong tất cả mọi hoàn cảnh cần tuân theo nghiêm chỉnh một
nguyên tắc chung là hành động theo quyền lợi của người bệnh.
Do vậy để quản lý có hiệu quả hoạt động dạy học trong các Trường
Trung cấp Y tế thì người quản lý cần phải chú ý đến các vấn đề sau
đây:
- Lập kế hoạch: Điều hành các hoạt động phục vụ cho công
tác dạy và học nghề.
- Xây dựng nền nếp dạy học: Đưa hoạt động dạy học vào nền
nếp bằng hệ thống các nội quy, quy định, quy chế chặt chẽ, có sự phối
hợp nhịp nhàng.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học: Phát huy tính tích
cực của học sinh trong học tập. Khắc phục lối truyền thụ một chiều,
rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học nhằm nâng cao chất
lượng dạy học. Chỉ đạo quản lý và sử dụng CSVC-TBDH. Tổ chức
kiểm tra, đánh giá trong nhà trường. Khen thưởng-kỷ luật kịp thời đối
với giáo viên và học sinh.
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học trường
y tế
- Về phía nhà quản lý: Mỗi bộ môn đều có những đặc thù riêng
do vậy người quản lý trực tiếp là trưởng khoa (bộ môn) phải giỏi về
chuyên môn mà mình phụ trách, nắm vững mục tiêu môn học và phương
8
pháp dạy học đặc trưng, coi trọng vai trò của giáo viên, tạo điều kiện bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho giáo viên.
- Về phía giáo viên: Về chuyên môn giáo viên phải có bằng
cấp đạt tiêu chuẩn , có trình độ chuyên môn giỏi nhằm cung cấp kiến
thức một cách chính xác, có hệ thống, theo chương trình ở trường,
hình thành ở học sinh kỹ năng tay nghề cao. Tuy nhiên, công tác
giảng dạy chủ yếu hiện nay vẫn theo phương pháp truyền thống
thuyết trình, giảng giải, thầy đọc – trò ghi , giáo viên tranh thủ truyền
thụ những kinh nghiệm và hiểu biết của mình. Học sinh tiếp thu thụ
động, thỉnh thoảng trả lời những câu hỏi của giáo viên nêu ra về
những vấn đề đã giảng. Giáo án được thiết kế theo đường thẳng,
chung cho mọi học viên, trên lớp giáo viên chủ động thực hiện một
mạch theo các bước đã chuẩn bị và là người độc quyền đánh giá kết
quả học tập của học sinh.
- Về phía học sinh: Là những chủ thể lĩnh hội tri thức, do vậy
phải chủ động, tự mình sử lý những kiến thức thành tri thức của mình,
phải biết cách tự học, tự nghiên cứu vấn đề, tự tổ chức hoạt động học
một cách có hệ thống, tự giác, có động cơ học tập đúng đắn, có
phương pháp học tập thích hợp, học những kinh nghiệm thực tế để
thành người có tay nghề phục vụ xã hội.
9
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ NAM ĐỊNH
2.1. Đặc điểm địa phương
Nam Định là tỉnh thuộc Nam đồng bằng sông Hồng; có diện
tích 1649,86 km2; giáp ranh với tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình.
Toàn tỉnh có 9 huyện, 1 thành phố, 229 xã, phường, thị trấn; Bờ biển
dài 72 Km; Dân số 2 triệu người. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, thu
nhập bình quân đầu người trong năm còn thấp. Đời sống nhân dân
trong tỉnh còn nhiều khó khăn. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp. Hệ thống mạng lưới y tế gồm 9 bệnh viện tuyến tỉnh với quy
mô 1310 giường bệnh. Toàn tỉnh có 8 trung tâm chuyên khoa, 4
phòng khám đa khoa khu vực, 10 bệnh viện tuyến huyện với quy mô
1.120 giường bệnh, 10 trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, thành
phố, 10 phòng y tế, 229 trạm y tế xã phường với 1.149 giường bệnh
(Trong đó 161 xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã).
Về nhân lực của ngành: Hiện tại tổng số cán bộ của ngành 3.529 cán
bộ y tế.
Trong đó: Bác sĩ: 829
Lương y: 3
Dược sĩ dại học: 47
Dược tá: 66
Điều dưỡng trung học 1.012
Dược sĩ trung cấp: 64
Hộ sinh: 329
Kỹ thuật viên dược: 8
Kỹ thuật viên: 68
Y tế xã thôn: 3.360
Nhận xét chung: Bình quân cán bộ y tế trên 10.000 dân ở mức
thấp 18,2 so với mặt bằng chung của các tỉnh lớn từ 25 - 28/10.000
dân. Số cán bộ y tế có trình độ sơ, trung cấp (Điều dưỡng, kỹ thuật
viên, hộ sinh, dược sĩ) lực lượng tiếp cận thường xuyên với người
bệnh đang ở tình trạng thiếu hụt trầm trọng so với yêu cầu và cần phải
bổ sung cho các cán bộ y tế cơ sở đã đến tuổi nghỉ hưu. Tỷ lệ bác sĩ
trên cán bộ điều dưỡng là 1/1,69 trong đó mặt bằng chung là 1 bác sĩ
cho 4 cán bộ trung cấp điều dưỡng. Số cán bộ y tế xã, thôn, xóm,
phường là 3360 so với yêu cầu còn thiếu rất nhiều, theo chuẩn quốc
gia về y tế xã đến giai đoạn 2010 thì tất cả cán bộ trạm y tế phải đạt
trình độ trung cấp, trong khi đó hiện nay hầu hết cán bộ vẫn còn ở
trình độ sơ cấp. Do đó nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp cho đội ngũ
này để đạt chuẩn quốc gia về y tế xã là rất lớn và cần thiết.
2.2. Đặc điểm tình hình Trường Trung cấp Y tế Nam Định
10
2.2.1. Tổ chức bộ máy nhà trường
Ban Giám hiệu có 03 (1 BsCK II, 1 đang học cao học); Có 3
phòng chức năng: Phòng Đào tạo, phòng tổ chức hành chính quản trị,
phòng kế toán tài chính; 5 tổ bộ môn trực thuộc: Khoa học cơ bản, Y
học cơ sở và y tế cộng đồng, Lâm sàng, Điều dưỡng, và bộ môn
Dược; Tổ chức Đảng trong trường có 1chi bộ với 12 đảng viên, có tổ
chức công đoàn, Đoàn thanh niên, chi hội cựu chiến binh, hội phụ
nữ...
2.2.2. Đội ngũ giáo viên và công chức
Đội ngũ cán bộ giáo viên các ngành học, các chuyên khoa
tương đối đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng. Tổng số hiện
có 34 cán bộ công nhân viên. Trong đó: Giáo viên 26 bao gồm: 07 bác
sĩ (4 đang học cao học, 1 chuyên khoa II, 1chuyên khoa 1); 04 Dược
sĩ Đại học (1 đang học cao học, 1 chuyên khoa 1) 02 Đại học điều
dưỡng, 04 giáo viên có trình độ cử nhân, 04 giáo viên có trình độ
trung học, 05 giáo viên có trình độ đại học.
Qua kết quả khảo sát thống kê trong bảng 2.4 nhận thấy: Hình
thức bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, chưa dành nhiều thời gian cho
giáo viên thực hành và tập trung nghiên cứu trao đổi sâu về đổi mới
phương pháp dạy học. Do vậy, chất lượng giảng dạy của giáo viên
còn nhiều hạn chế nhất là sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học và đổi
mới phương pháp dạy học trong dạy học.
2.2.3. Cơ sở vật chất trang thiết bị
Diện tích đất của nhà trường:14.504,7 m2 Bao gồm: Khu
phòng học, thực hành gồm 10 giảng đường đủ chỗ 50 - 60 học sinh,
11 phòng thực hành - labo (trong đó 6 phòng diện tích 40 m2, 5 phòng
diện tích 30 m2 , 01 phòng vi tính, 01 phòng thư viện).Khu nhà làm
việc: 01 khu nhà 02 tầng có 15 phòng là khu làm việc của Ban Giám
hiệu và các phòng, ban tổ bộ môn, 01 phòng họp đủ chổ cho 100
người ). Khu hội trường: 01 Hội trường lớn đảm bảo đủ 250 chỗ ngồi.
Máy móc thiết bị của trường phục vụ cho công tác giảng dạy và học
tập gồm có: Máy chiếu đa năng, overhead, projector, video, máy ảnh.
Các phòng thực hành, thí nghiệm trang bị đủ theo định mức "Quy
định tiêu chuẩn đào tạo trung học chuyên nghiệp y dược" của Bộ Y
tế. Phòng máy và thiết bị tin học: Có 30 máy dùng cho học sinh thực
tập, 12 máy cho công việc hành chính, và kết nối Internet.
11
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét