Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục các trường phổ thông ngoài công lập Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

có thêm thông tin cụ thể chính xác. + Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phương pháp chuyên gia để thu thập thông tin làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn của việc đề xuất các giải pháp. - Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ: Gồm phương pháp thống kê toán học, phương pháp dự báo, phương pháp so sánh để ... phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xã hội hóa giáo dục các trường phổ thông ngoài công lập Chương 2: Thực trạng xã hội hóa giáo dục và quản lý xã hội hóa giáo dục các trường phổ thông ngoài công lập ở Hà Nội Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý xã hội hóa giáo dục các trường phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề Giáo dục xuất hiện cùng với đời sống của xã hội loài người. Sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển kinh tế xã hội và ngược lại với chức năng của mình giáo dục lại có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Xã hội loài người coi giáo dục là công cụ, phương tiện để cải biến xã hội. Giáo dục được coi vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho việc phát triển tiếp theo của xã hội. Khi xã hội phát triển lên một mức mới, chính xã hội lại tạo điều kiện mới cho giáo dục và "đặt hàng mới" cho giáo dục nói chung, nhà trường nói riêng và buộc giáo dục phải tự nâng mình lên để một mặt đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng mới của xã hội, mặt khác tận dụng tốt những điều kiện mà xã hội mới tạo cho. Cứ như thế tính chất vòng tròn của mối quan hệ giữa giáo dục và cộng đồng xã hội thường xuyên được diễn ra trong sự cân bằng động và phát triển đi lên theo đường xoắn ốc cùng với quá trình phát triển của xã hội loài người. Cùng với chủ trương đổi mới cơ chế kinh tế được khởi xướng từ Đại hội VI (tháng 12/1986), Đảng ta đã xác định phương hướng đổi mới trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, DS - KHHGD, TDTT..., mà tinh thần cốt lõi là thực hiện xã hội hóa, đa dạng hóa tổ chức và hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả, gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước. Thực hiện phương hướng đó, trong những năm qua lĩnh vực GD-ĐT đã tạo thêm được những động lực mới, nguồn lực mới và đạt những tiến bộ rõ rệt. Tiếp đến Đại hội VIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần XHH”. Do vậy. để phát triển sự nghiệp GD ĐT, chúng ta phải tiến hành công tác XHHGD. Xã hội hóa giáo dục là "Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước". 6 Xã hội hoá giáo dục là “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước” [21, tr. 61]. XHHGD là tạo cơ hội học tập cho mọi người, tạo nên một xã hội học tập, cộng đồng hóa trách nhiệm về giáo dục của cộng đồng và của xã hội, đa dạng hóa loại hình, hình thức giáo dục, đa phương hóa nguồn lực và huy động cộng đồng, thể chế hóa chủ trương XHHGD để chủ trương này nhanh chóng đi vào cuộc sống. Bằng việc đối chiếu sự tác động các nội dung XHHGD lên các mục tiêu quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, chúng ta cảm thấy rất rõ vai trò của quá trình XHHGD đối với việc thực hiện các mục tiêu quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng. Đây không phải là một quan điểm mới xuất hiện trong thời kỳ đổi mới mà là sự thể hiện đường lối vận động quần chúng, huy động sức mạnh của toàn xã hội vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng ta luôn coi trọng trong suốt quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng. Tuy nhiên, thuật ngữ “xã hội hoá” chỉ mới được chính thức sử dụng từ Đại hội lần thứ VIII của Đảng. Nó được coi như một quan điểm chỉ đạo không những để phát triển sự nghiệp GD nói riêng mà để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội nói chung: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội”. XHHGD nhằm mục tiêu "giáo dục cho mọi người" làm cho mọi thành viên của cộng đồng được hưởng thụ giáo dục một cách thường xuyên, liên tục, được đào tạo suốt đời. Các lực lượng xã hội được huy động vào đa dạng hóa các hình thức giáo dục và các loại hình nhà trường, nhằm mở ra khả năng huy động lực lượng xã hội tham gia vào công tác GD, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn, thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội, phát huy và sử 7 dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân tạo điều kiện cho giáo dục phát triển. Sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp được huy động vào việc phát triển sự nghiệp GD. Chủ trương XHHGD được đặt ra từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII. Đặc biệt đến Nghị quyết Trung ương 6 khóa IX Đảng khẳng định: "Đẩy mạnh XHHGD, xây dựng xã hội học tập, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục". Chủ trương XHHGD của Đảng được thể chế hóa vào Hiến pháp 1992, tại Điều 35,... "Phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác". Điều 12 của Luật Giáo dục khẳng định: "Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục để thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các loại hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục". Trên cơ sở quan điểm của Đảng, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương của XHH các hoạt động giáo dục... nhằm cụ thể hóa chủ trương, nội dung, biện pháp XHH hoạt động GD-ĐT. Ngày 18/4/2005 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, văn hóa, y tế, thể dục thể thao. Tiếp đó, này 24/6/2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT phê duyệt Đề án "Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005 - 2010". Bên cạnh chủ trương của Đảng, Nhà nước nêu trên, các nhà khoa học nhà quản lý giáo dục nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về XHHGD. Đáng lưu ý là các công trình nghiên cứu bàn về công tác xã hội hóa các hoạt động giáo dục của các tác giả Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Đặng Quốc Bảo... Đặng Quốc Bảo đưa ra quan niệm: "Xã hội hóa giáo dục phản ánh bản chất của luận đề: Giáo dục cho tất cả mọi người, tất cả cho sự nghiệp giáo dục" 8 Education for all, All for Eduction EFA-AFF). Vậy việc huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước không phải là một ý tưởng mới lạ [8,tr. 6]. XHHGD không chỉ là chủ trương ở các nước kém phát triển mà ngay cả những nước phát triển cũng đã từng thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh XHHGD để phát triển sự nghiệp giáo dục bởi vì XHHGD là một hệ thống định hướng hoạt động của mọi người, mọi lực lượng xã hội, nhằm hoàn lại bản chất xã hội của giáo dục cho giáo dục và trả lại nhiệm vụ giáo dục của xã hội cho chính xã hội, để tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Tổ chức văn hóa giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã khuyến nghị: Giáo dục không chỉ bó hẹp trong nhà trường... phải cải tổ toàn diện nền giáo dục. Giáo dục phải trở thành phong trào quần chúng thực hiện. Vấn đề XHHGD đã được nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn khá sâu rộng và lâu dài, trong lịch sử nước ta và các nước trên thế giới. Một số tác giả như Phạm Minh Hạc, Nguyễn Thanh Bình.... đã có nhiều công trình nghiên cứu. Bên cạnh đó các công trình nghiên cứu khoa học về công tác XHHGD trong những năm gần đây được nhiều cán bộ quản lý giáo dục nước ta quan tâm, có những luận văn Thạc sĩ đã đề cập đến và nêu ra nhiều giải pháp tăng cường công tác XHHGD như Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Duy Đình với đề tài Các biện pháp tăng cường quản lý nhằm đẩy mạnh XHHGD cấp THPT ở Hải Phòng, luận văn Thạc sĩ của Lê Ngọc Quân về một số giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường chuẩn quốc gia THCS huyện Lâm Thao, Phú Thọ,... Tuy nhiên đó là những vấn đề cụ thể có tính chuyên sâu, gắn với công tác quản lý nảy sinh ở từng địa phương và phạm vi công tác, các hoạt động của XHHGD là vấn đề rộng lớn, do vậy việc nghiên cứu về quản lý XHHGD nói chung và quản lý XHHGD trường phổ thông NCL vẫn có ý nghĩa thực tiễn lớn lao. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Giáo dục Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là một trong những lĩnh vực 9 hoạt động xã hội nhằm kế thừa, duy trì và phát triển nền văn hóa xã hội, văn minh nhân loại. Giáo dục là nhân tố cốt lõi và tồn tại khách quan trong mọi giai đoạn phát triển xã hội. Theo nghĩa chung nhất: "Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và những kinh nghiệm nhằm chuẩn bị cho con người bước vào cuộc sống lao động và sinh họat xã hội; là một nhu cầu tất yếu của xã hội loài người, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội" [37,tr.7]. Giáo dục là điều kiện để con người gắn bó và gắn bó với nhau một cách có hiệu quả theo mục tiêu đổi mới điều kiện sinh tồn, bởi vì hành động của bất kỳ cá nhân nào cũng bị hạn chế do khả năng và kinh nghiệm của riêng người đó. Chính nhờ giáo dục, kết quả những cố gắng của mỗi thế hệ được truyền lại cho thế hệ sau rồi cứ thế tích lũy lại và ngày càng phong phú. Giáo dục chuẩn bị cho mỗi cá nhân hòa nhập vào cộng đồng và khẳng định được vị thế vai trò với cộng đồng. Giáo dục là con đường đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và phát triển. Là một hiện tượng xã hội đặc biệt, được hình thành tồn tại và phát triển trong môi trường xã hội cụ thể, nên mọi hoạt động giáo dục đều vì sự tiến bộ xã hội. Không có xã hội nào có thể tồn tại mà không có giáo dục và mọi sự giáo dục đều nhằm mục đích phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội. Mỗi quốc gia đều quan tâm đến việc đổi mới nền giáo dục của mình để phù hợp với thay đổi của xã hội và sự tiến bộ chung. Thế giới ngày nay coi giáo dục là con đường cơ bản để khỏi tụt hậu, để tiến lên "Giáo dục là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình từ khoa học đến sản xuất, nhất là trong thời đại công nghiệp hóa" [27, tr.79] Ngày nay, giáo dục được coi là "cái hiện hữu vô hình" trong từng tế bào của đời sống xã hội. Thực sự sẽ không nhận ra được trong mỗi sản phẩm (vật chất lẫn tinh thần) đâu là giáo dục, nhưng ở mỗi sản phẩm đều kết tinh trong nó hàm lượng giáo dục. 10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét