Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016
ghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ kiểm tra đánh giá thường xuyên phát hiện học tập môn Tiếng Việt lớp 10
GIỚI THIỆU CHUNG
1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiêu chuẩn của đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá được
xây dựng có nội dung như sau: “Xây dựng nhà trường là đơn vị đổi mới phương
pháp dạy học, mỗi cán bộ, giáo viên có một đổi mới; đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm
chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra đánh giá, xây
dựng và áp dụng ma trận đề kiểm tra; xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài tập; đổi
mới đánh giá môn Thể dục, Mỹ thuật, Âm nhạc, Giáo dục công dân” (Thông báo
số: 6841/BGDĐT- VP, ngày 15/10/2012). Đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông(GDPT) phải là một quá trình từ đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp
đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục. Điều này được thể hiện
trong Luật giáo dục: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo
dục, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục
phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức
đánh giá kết quả giáo dục đối với mỗi môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của
giáo dục phổ thông” (Điều 29, mục II- Luật Giáo dục - 2005). Vai trò của kiểm
tra đánh giá trong tiến trình đổi mới nền giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo đã được khẳng định như một chiến lược, một chính sách giáo dục quốc gia.
Năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy học đều là kết quả của
công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Đổi mới phương pháp dạy học được
chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục nên việc kiểm
tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh, sáng
tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng đã học vào
7
những tình huống thực tế, làm bộc lộ khả năng của học sinh. Đánh giá không chỉ
thực hiện ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà trong cả quá
trình giáo dục được gọi là đánh giá thường xuyên kết quả học tập.
Hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học
tập của học sinh ngoài phương pháp đánh giá bằng quan sát và vấn đáp, trong
phương pháp viết người ta bổ sung các hình thức đánh giá khác như đưa thêm
các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan; chú ý hơn tới việc đánh giá cả quá
trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới việc tích cực hóa hoạt động học
tập của học sinh. Trên cơ sở nắm chắc kiến thức đo lường và đánh giá trong giáo
dục, cần tiến hành xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm (gồm cả câu hỏi
TNKQ và TL) chuẩn hóa cho từng môn học của mỗi cấp học hay bậc học. Với
ngân hàng câu hỏi này, học sinh có thể sử dụng để tự ôn tập kiểm tra kiến thức,
giáo viên có thể sử dụng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để
làm được điều này, phải bắt đầu từ việc đào tạo đội ngũ chuyên gia về đánh giá
trong giáo dục và bồi dưỡng kiến thức về khoa học đo lường đánh giá trong giáo
dục cho giáo viên ở mọi cấp học, bậc học. Xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài tập
cho từng môn học là mục tiêu quan trọng của đổi mới KTĐG cấp giáo dục trung
học.
Công tác đổi mới KTĐG ở THPT hiện nay đã và đang được ngành giáo
dục đặc biệt quan tâm, giáo viên THPT được tập huấn về đổi mới phương pháp
kiểm tra đánh giá, đã bước đầu có kết quả. Các trường THPT có đội ngũ giáo
viên đông đảo giảng dạy ở từng bộ môn, nếu có kiến thức chuyên môn sâu sắc
cộng với kiến thức về đo lường đánh giá, chắc chắn việc cùng nhau góp phần lập
ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để đánh giá kết quả học tập của
học sinh là việc làm không khó, nhưng sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Các
8
câu hỏi TNKQ do giáo viên soạn đã được phân tích, đánh giá nên các đề kiểm tra
do giáo viên soạn đã có hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên công tác xây dựng ngân
hàng câu hỏi TNKQ, bộ câu hỏi TNKQ cho từng môn học chưa được phổ biến
rộng ở các cơ sở giáo dục nhỏ như các trường phổ thông cấp Huyện, cấp Tỉnh.
Là một giáo viên dạy Văn THPT tôi chọn đề tài luận văn “Nghiên cứu
xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ kiểm tra đánh giá thƣờng
xuyên kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 10”. Kết quả nghiên cứu của luận
văn sẽ là tài liệu cần thiết góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp KTĐG
kết quả học tập của học sinh ở bậc THPT, đồng thời nâng cao kỹ năng của GV
dạy Văn trong việc thiết kế câu hỏi TNKQ dùng để KTĐG kết quả học tập của
học sinh.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp quy trình xây dựng những
câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn
tiếng Việt của học sinh lớp 10, trường THPT Kim Bảng C để giúp những giáo
viên bộ môn Văn học hỏi và nâng cao kỹ năng xây dựng ngân hàng câu hỏi
TNKQ kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Văn; góp phần giúp người học và
người dạy đạt được mục tiêu môn học, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà
trường phổ thông.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
- 100 học sinh lớp 10 trường THPT Kim Bảng C– thuộc Sở GD&ĐT Hà Nam
- 6 giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn
9
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Cơ sở khoa học và cách thức xây dựng câu hỏi TNKQ môn Tiếng Việt lớp
10.
4. CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Giả thuyết khoa học : Có thể biên soạn được một hệ thống câu hỏi
TNKQ về phân môn Tiếng Việt lớp 10 THPT và nếu vận dụng được các biện
pháp sư phạm thích hợp thì góp phần đổi mới PPDH một cách có hiệu quả.
* Để kiểm nghiệm cho sự đúng đắn của giả thuyết khoa học trên thì đề tài
cần phải trả lời được các câu hỏi khoa học sau đây:
Thứ nhất: Có thể xây dựng được hệ thống câu hỏi TNKQ về về phân môn
Tiếng Việt lớp 10 THPT không?
Thứ hai: Hệ thống câu hỏi có đảm bảo được tính khoa học và phù hợp với
lý luận không?
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
5.1. Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận để lựa chọn phương pháp xây dựng
câu hỏi TNKQ dùng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp
10.
5.2. Nội dung 2: Thiết kế câu hỏi TNKQ dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học
tập môn tiếng Việt lớp 10 của học sinh trường THPT Kim Bảng C – Hà Nam.
5.3. Nội dung 3: Thử nghiệm để đánh giá các câu hỏi TNKQ đã xây dựng để bổ
sung những câu hỏi có chất lượng tốt vào ngân hàng câu hỏi KTĐG kết quả học
tập môn Văn cấp Trung học phổ thông
10
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu này giới hạn ở quy trình thiết kế câu hỏi TNKQ đánh giá thường
xuyên kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 10.
- Nghiên cứu này khảo sát 100 học sinh lớp 10 trường THPT Kim Bảng C, trực
thuộc sở GD&ĐT Hà Nam.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này , chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
(PPNC)
sau:
7.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu
Tài liệu về đường lối giáo dục, phương hướng phát triển giáo dục,
các Nghị quyết, chỉ thị của Bộ GD&ĐT về đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông.
Tài liệu về ĐL&ĐG trong giáo dục
Bộ sách giáo khoa môn Văn bậc THPT chương trình cơ bản và nâng
cao; yêu cầu về đổi mới KTĐG môn Văn.
7.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Điều tra: bằng bảng hỏi và phỏng vấn để tìm hiểu ý kiến của học
sinh về môn Tiếng Việt lớp 10 và các hình thức KTĐG mà giáo viên đang sử
dụng; để tìm hiểu ý kiến của GV về tính khả thi sau khi thử nghiệm câu hỏi
TNKQ môn Tiếng Việt lớp 10 để đánh giá kết quả học tập.
11
Phương pháp thực nghiệm: thiết kế và thử nghiệm các câu hỏi
TNKQ môn Tiếng Việt lớp 10 để bổ sung vào ngân hàng câu hỏi TNKQ để kiểm
tra đánh giá môn Văn
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: tham khảo và tiếp thu ý kiến
của chuyên gia, đồng nghiệp, học sinh trong quá trình thiết kế và thử nghiệm,
phân tích, đánh giá và hiệu chỉnh câu hỏi TNKQ môn Tiếng Việt lớp 10.
7.3 Xử lý số liệu trong quá trình nghiên cứu thông qua các phần mềm thống
kê:
Phần mềm SPSS để nhập dữ liệu và phân tích số liệu thống kê mô tả
Phần mềm chuyên dụng ConQuest để phân tích dữ liệu theo mô hình đo
lường Rasch.
12
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét