Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Các giải pháp tăng cường quản lí nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay

động của các CSDN công lập và ngoài công lập) thì sẽ tăng cường được QLNN về dạy nghề trên địa bàn Hà Nội. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm thu thập những cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu, các chủ trương chính sách, thông tin, số liệu... liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phi thực nghiệm như quan sát sự liên hệ trong công tác giữa các nhà quản lý với các CSDN, sự hoạt động của các CSDN; điều tra bằng phiếu hỏi hoặc phỏng vấn đối với các đối tượng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp xử lý thông tin: xử lý thông tin từ kết quả điều tra. Trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, đánh giá và đúc kết được các vấn đề lý luận và thực tiễn phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. 8. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề QLNN về dạy nghề (qua hoạt động QLNN về dạy nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội) trong giai đoạn hiện nay. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Quản lý nhà nước về dạy nghề Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn Hà Nội Chương 3: Các giải pháp tăng cường Quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn Hà Nội Chương 1: Cơ sở lý luận Quản lý nhà nước về Dạy nghề 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Quản lý 1.1.1.1. Khái niệm chung Khái niệm quản lý đã hình thành rất lâu và ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng được hình thành; khái niệm quản lý ngày càng được hoàn thiện. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, mọi hoạt động của xã hội đều cần tới quản lý, quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội ở cả tầm vĩ mô và vi mô; chính vì lẽ đó trình độ tổ chức, điều hành cũng được nâng lên và phát triển. Các Mác viết: "Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần tìm đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một nghệ sĩ độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng". [25, tr 21] Có nhiều khái niệm về quản lý theo các quan điểm khác nhau - Theo quan điểm triết học, quản lý được xem như một quá trình liên kết thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan để đạt mục tiêu nào đó. - Theo quan điểm kinh tế của F.Taylor (1956 - 1915): "Quản lý là cải tạo mối quan hệ giữa người với người, giữa người với máy móc" và "quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái gì đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất". [29, tr 13] - Theo quan điểm chính trị xã hội: "Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế ,...bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng". [26, tr 19] - Theo quan điểm của hệ thống: Toàn thể thế giới vật chất đang tồn tại, mọi sự vật, hiện tượng là một chỉnh thể, một hệ thống. Trong công tác điều hành xã hội thì quản lý cũng vậy, cũng là một hệ thống. Theo quan điểm này thì quản lý là một đơn vị với tư cách là một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống, vào từng thành tố của hệ thống bằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt mục tiêu đề ra trong quá trình hoạt động. "Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi môi trường". [46, tr 38] - Theo Henry Fayol (1994 - 1925) - nhà kinh tế học và chỉ đạo thực tiễn, trong quyển "quản lý chung và quản lý công nghiệp ": QLHC là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp kiểm tra. [29, tr 15] - Còn có một vài quan điểm thường gặp khác như: + Quản lý là biết chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó thấy họ đã hoàn thành công việc như thế nào? đánh giá. + Quản lý là những hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức, nhóm để đạt được mục tiêu. + Quản lý là quá trình cùng làm việc của các cá nhân để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức, nhóm. + Quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, chỉ huy hoạt động của người khác. - Qua những định nghĩa trên ta có thể hiểu: + Quản lý là sự tác động có tổ chức, có ý thức để điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của con người để đạt đến mục đích đúng với ý chí của nhà quản lý phù hợp với yêu cầu khách quan. Chủ thể quản lý và khách thể quản lý: + Chủ thể quản lý là người hoặc tổ chức, bộ máy + Khách thể quản lý có thể là người, tổ chức, vừa có thể là vật cụ thể như; đoàn xe, môi trường, thiên nhiên,... vừa có thể là sự việc: Các quá trình, các hoạt động. Giữa chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động qua lại, tương hỗ nhau. Chủ thể làm nảy sinh các tác động quản lý, còn khách thể thì nảy sinh các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con người, thỏa mãn mục đích của chủ thể quản lý. Trong quản lý, chủ thể quản lý phải có tác động phù hợp và sắp xếp hợp lý các tác động nhằm đạt mục tiêu. Do đó quản lý phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa tri thức và lao động. Xét dưới góc độ điều khiển học, hành động quản lý chính là quá trình điều khiển, sắp xếp, tác động làm cho đối tượng quản lý thay đổi trạng thái (từ lộn xộn thành trật tự theo ý chí và mục tiêu của nhà quản lý). Muốn phát huy tiềm năng của đối tượng quản lý (đặc biệt là con người) thì phải có cơ chế quản lý đúng. Cơ chế quản lý là phương thức vận hành hệ thống hoạt động quản lý mà nhờ đó quản lý được diễn ra, chỉ đạo quan hệ tương tác giữa chủ thể và khách thể quản lý được thực hiện (vận hành và phát triển). Để thực hiện quá trình quản lý phải có các điều kiện, phương tiện quản lý. Đó không chỉ là máy móc, kỹ thuật mà còn là nhân cách của nhà quản lý (phẩm chất, năng lực). Kết quả quản lý là sản phẩm kép, nghĩa là quá trình quản lý, đối tượng quản lý phát triển và phẩm chất năng lực của nhà quản lý cũng phát triển. Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý Chủ thể quản lý Cơ chế quản lý Mục tiờu quản lý Đối tượng quản lý 1.1.1.2. Các chức năng quản lý Henry Fayol coi "Chức năng quản lý là nhóm hoạt động để hoàn thành quản lý". "Chức năng quản lý là loại hình đặc biệt của hoạt động điều hành, là sản phẩm của tiến trình phân công lao động và chuyên môn hoá việc quản lý". [29, tr 15] Chức năng quản lý là những nội dung và phương thức hoạt động cơ bản mà nhờ đó chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý trong quá trình quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Tổ hợp tất cả các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình quản lý. Chức năng quản lý được qui định một cách khách quan bởi hoạt động của khách thể quản lý. Có nhiều cách phân loại các chức năng quản lý [28] : + Henry Fayol đã đưa ra 5 chức năng sau đây mà người ta gọi là 5 yếu tố của Henry Fayol: Kế hoạch hoá, tổ chức, ra lệnh, phối hợp, kiểm tra và đánh giá. + Trong quyển "Cơ sở của khoa học quản lý" của Nxb Chính trị quốc gia, xuất bản năm 1997, có nêu các chức năng cơ bản của quản lý gồm:  Kế hoạch hoá  Tổ chức  Phối hợp  Điều chỉnh, kích thích  Kiểm tra, hạch toán + Gần đây sau khi gộp một số chức năng lại, người ta cho rằng quản lý có 4 chức năng cơ bản là 4 khâu có liên quan mật thiết với nhau, đó là: Kế hoạch hoá: là việc xác định mục tiêu, mục đích, xác định các hoạt động và những biện pháp trong thời gian xác định nhằm đạt mục tiêu dự định. Tổ chức: là quá trình hình thành nên những cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, bộ phận nhằm đạt mục tiêu kế hoạch. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối nguồn lực, vật lực, nhân lực. Chỉ đạo: Đó chính là phương thức tác động của chủ thể quản lý. Lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác, động viên họ hoàn thành để đạt mục tiêu của tổ chức. Kiểm tra: Thông qua một cá nhân, nhóm hay tổ chức để xem xét thực tế, theo dõi giám sát thành quả lao động, tiến hành uốn nắn, sửa chữa những hoạt động sai. Đây chính là quá trình tự điều chỉnh của hoạt động quản lý. Với những chức năng đó, quản lý có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Nó nâng cao hiệu quả của hoạt động, đảm bảo trật tự, kỷ cương bộ máy và nó là nhân tố tất yếu của sự phát triển. 1.1.1.3. Mục tiêu quản lý Mục tiêu quản lý là thể hiện ý chí của nhà quản lý (chủ thể) đồng thời phải phù hợp với sự vận động và phát triển của các yếu tố có liên quan. Các yếu tố có liên quan đến quản lý là: Yếu tố xã hội - môi trường: Là yếu tố con người cùng hoàn cảnh của họ. Trong quản lý phải nắm đặc điểm chung nhất của con người. đó là những đặc điểm: tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính ... đặc biệt về đặc điểm dân tộc, giai cấp, đặc điểm vùng miền, địa phương. Yếu tố chính trị - pháp luật: Là chế độ chính trị, chế độ sở hữu, hệ thống luật pháp liên quan đến cơ chế quản lý. Yếu tố tổ chức: Là khoa học thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận, thành phần trong bộ máy. Trong đó tổ chức nhân sự vẫn là vấn đề cốt lõi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét