Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016
Quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Hồng Quang Thành phố Hải Dương trong bối cảnh hiện nay
người học phát triển năng lực trí tuệ, hoàn thiện phẩm chất và năng lực khác (nhân
cách).
Quan niệm khoa học, dựa trên nghiên cứu khoa học kết hợp với tâm lý học
đã chỉ ra rằng dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nhờ
đó thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Điều đó cũng có nghĩa hoạt động
dạy là hoạt động của người thày điều khiển quá trình học, giúp học sinh chiếm
lĩnh kiến thức, kỹ năng ... nhằm hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
Dạy có hai chức năng là truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển hoạt động dạy
học.
Vai trò chủ đạo của hoạt động dạy học được thể hiện qua việc tổ chức, điều
khiển hoạt động học của học sinh, giúp học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng,
hình thành thái độ. Hoạt động dạy học có chức năng là truyền đạt và điều khiển.
Để đạt được mục tiêu dạy học người thày phải xác định được nội dung chương
trình, lựa chọn phương pháp, tìm kiếm các hình thức, phương tiện phù hợp.
1.2.1.2. Hoạt động học
Đó là hoạt động mà chủ thể là người học (học sinh). Hoạt động học của học
sinh (HS) dưới sự hướng dẫn, tổ chức của người thày. Người học tự giác, tích cực,
chủ động để phát hiện, lĩnh hội tri thức, kỹ năng ... nhằm hoàn thiện và phát triển
nhân cách. Cũng như hoạt động dạy, hoạt động học cũng có hai chức năng là lĩnh
hội và tự điều khiển. Nội dung của hoạt động học gồm toàn bộ hệ thống khái niệm
của môn học, bằng phương pháp nhận thức tích cực, phương pháp tư duy để
chiếm lĩnh tri thức khoa học; nhằm phát triển tư duy, năng lực hoạt động và hình
thành thái độ, đạo đức, nhân cách, lý tưởng sống. Như vậy hoạt động học có bản
chất là hoạt động nhận thức tích cực, hoạt động tư duy chứ không phải hoạt động
ghi nhớ.
1.2.1.3. Quan hệ giữa “Dạy và Học”
Trong quá trình dạy học thì hoạt động dạy và hoạt động học có mối liên hệ
thống nhất biện chứng. Đây là quy luật cơ bản của “Dạy và Học”.
14
Trước hết, đó là quan hệ thống nhất vì “Dạy và Học” hợp thành một chỉnh thể.
Rõ ràng không có hoạt động học thì không thể có hoạt động dạy và ngược lại.
“Dạy và Học” là quan hệ biện chứng giữa hai mặt đối lập. Đó là quan hệ lấy
hoạt động này làm tiền đề cho hoạt động kia.
Hoạt động dạy học đã cho thấy, trong học đã có vai trò dạy (hay hoạt động
học chỉ diễn ra nếu có hoạt động dạy đóng vai trò xúc tác). Trong hoạt động học,
người học là chủ thể; dạy là xúc tác nhưng không thể thiếu.
Quan hệ giữa “Dạy và Học” là quan hệ tương tác, cộng tác, phối hợp ... theo
đúng chức năng, thành phần riêng.
Trong dạy học, hoạt động học là trung tâm nhưng không thể thiếu vai trò của
người thày trong việc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động học tập. Như
vậy, trong quá trình dạy học, quan hệ giữa thày và trò là vấn đề quan trọng và
phức tạp. Quá trình dạy học có hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào cách tổ
chức, điều khiển (lựa chọn phương pháp, phương tiện) của thày và sự chủ động,
sáng tạo của trò trong sự tiếp nhận kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ. Đó
cũng là lý do mà trong thời gian gần đây các nhà sư phạm luôn chú ý đến việc đổi
mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo
của trò giúp nâng cao hiệu quả của việc dạy học.
Dạy học là con đường ngắn nhất giúp học sinh phát hiện, lĩnh hội tri thức
mới, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và hoàn thiện nhân cách. Do đó, có thể nói
rằng hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạt động khác
trong nhà trường. Tuy nhiên, quá trình dạy học (QTDH) luôn vận động và phát
triển không ngừng, được chi phối bởi những quy luật nhất định. Đó là quy luật
tâm lý nhận thức, xã hội học và những mối liên hệ bên trong của QTDH (tính
thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học giữa mục tiêu, nội
dung, phương pháp, phương tiện dạy học). Do đó cần nắm giữ được các quy luật
dạy học và các nguyên tắc dạy học thì QTDH mới đạt được hiệu quả.
Dạy học (DH) cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính. Đó là tổ chức điều khiển
người học hình thành hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo phù hợp với thực tiễn đất
15
nước, con người Việt Nam. Đồng thời trên cơ sở đó hình thành cho người học hệ
thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Đó là tổ chức điều khiển người học hình thành
và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, các phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực
tư duy sáng tạo, phát triển thể lực. Đó là tổ chức điều khiển người học hình thành
thế giới quan nhân sinh quan và phẩm chất người công dân, người lao động theo
đúng mục tiêu giáo dục toàn diện trí, đức, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản khác.
1.2.2. Quản lý
1.2.2.1. Quản lý
Quản lý (QL) là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý
(người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm
làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
Quản lý có những đặc điểm cơ bản:
*. Quản lý bao giờ cũng phân chia chủ thể quản lý và khách thể quản lý để rõ
trên dưới, mệnh lệnh, phục tùng đó là nguyên tắc tập trung dân chủ (mọi người
được bàn). Hiện nay mối quan hệ này chuyển sang sự “cộng tác lẫn nhau” cùng
chí hướng.
*. Quản lý liên quan tới trao đổi thông tin (truyền đạt thông tin và thông tin
phản hồi) nếu nghẽn ở đây đó thì không thông suốt, không đạt yêu cầu đặt ra).
VD: Mọi thông tin, pháp luật từ trên xuống không rõ không được phản hồi nên
những người vi phạm pháp luật nhiều.
*. Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi (phải luôn luôn điều chỉnh để
phù hợp với hoàn cảnh của mình). Tuy nhiên không được lạm dụng thích nghi.
VD: đặt ra chỉ tiêu quá cao, trong quá trình thực hiện không đạt được, điều chỉnh
nhiều lần làm mất niềm tin).
*. Quản lý vừa là khoa học, vừa là một nghệ thuật
- Nghệ thuật: đi trước, về sau, hưởng lợi sau.
- Khoa học: có kế hoạch, tổ chức chỉ đạo kiểm tra.
*. Quản lý gắn với quyền lực, lợi ích và danh tiếng.
16
Quản lý có 4 chức năng cơ bản, đó là: Kế hoạch hóa, tổ chức chỉ đạo - lãnh
đạo, kiểm tra.
*. Kế hoạch hóa là một chức năng quản lý, nó có nghĩa là xác định mục tiêu,
mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp,
cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Có 3 nội dung chủ yếu của chức
năng kế hoạch hóa:
+ Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức.
+ Xác định và đảm bảo về các nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu.
+ Quyết định những hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
*. Tổ chức
Khi người quản lý lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những ý tưởng
khá trừu tượng ấy thành hiện thực. Một tổ chức lành mạnh sẽ có ý nghĩa quyết
định đối với sự chuyển hóa như thế. Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá
trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận
trong một tổ chức nhằm làm cho ta thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được
mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể
phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực và nhân lực thành tựu của một tổ chức
phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này
sao cho có hiệu quả và có kết quả.
*. Lãnh đạo (chỉ đạo)
Sau khi kế hoạch đã được lập, có tổ chức thì phải có người đứng ra lãnh đạo
và dẫn dắt tổ chức - lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác, động
viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức.
*. Kiểm tra: Là một chức năng quản lý thông qua đó một cá nhân một nhóm
hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những
hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động phải phù hợp
với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng thì phải tiến hành những hoạt động
17
điều chỉnh, uốn nắn. Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh diễn ra có tính chu kỳ như
sau:
+ Người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động.
+ Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả với chuẩn mực đã đặt ra.
+ Người quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch.
+ Người quản lý hiệu chính, sửa lại chuẩn mực nếu cần.
1.2.2.2. Quản lý giáo dục
Khoa học quản lý là một khoa học liên ngành sử dụng tri thức của nhiều lĩnh
vực: Tâm lý học, Xã hội học, Triết học v.v...
Khoa học quản lý giáo dục là một chuyên ngành của khoa học quản lý nói
chung đồng thời cũng là bộ phận của khoa học giáo dục, nhưng là một khoa học
tương đối độc lập.
Quản lý giáo dục là một loại hình của quản lý xã hội bởi lẽ giáo dục là một
hiện tượng xã hội, một chức năng của xã hội loài người được thực hiện một cách
tự giác, cũng giống như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, giáo dục cũng
cần phải quản lý, dưới góc độ coi giáo dục là một hoạt động chuyên biệt thì quản
lý giáo dục là quản lý các hoạt động của một cơ sở giáo dục như trường học, các
đơn vị phục vụ đào tạo. Dưới góc độ xã hội, quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt
động giáo dục trong xã hội. Khái niệm quản lý giáo dục có nhiều cách hiểu và
được nhiều tác giả định nghĩa khác nhau.
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Quốc Chí cho rằng: “Quản lý giáo dục
là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan của nhà quản
lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt
được mục tiêu của nó” [6, tr.135].
Trong cuốn Giáo dục học tác giả Phạm Viết Vượng đã viết: “Mục đích cuối
cùng của quản lý giáo dục là tổ chức giáo dục có hiệu quả để đào tạo ra lớp thanh
niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ biết sống và biết phấn đấu vì hạnh
phúc của bản thân và xã hội” [31, tr.206].
18
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống có mục
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành
theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng thực hiện được các tính chất của nhà
trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo
dục thế hệ trẻ đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất”
[27, tr.35].
Quản lý giáo dục có tính xã hội cao. Bởi vậy, cần tập trung giải quyết tốt các
vấn đề xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng phục vụ công tác
giáo dục.
Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý giáo dục, trong
đó đội ngũ GV và HS là đối tượng quản lý quan trọng nhất.
Qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra những kết luận: Quản lý giáo
dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ
thể quản lý đến tập thể GV và HS, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường làm cho quá trình này hoạt động để đạt những mục tiêu dự định, nhằm
điều hành phối hợp các lực lượng xã hội thúc đẩy mạnh mẽ công tác giáo dục thế
hệ trẻ, theo yêu cầu phát triển xã hội. Trong quản lý giáo dục, quan hệ cơ bản là
quan hệ giữa người quản lý với người dạy và người học, ngoài ra còn các mối
quan hệ khác như quan hệ giữa các cấp bậc khác, giữa GV với HS, giữa nhân viên
phục vụ với công việc liên quan đến hoạt động giảng dạy và học tập, giữa GV HS và CSVC phục vụ cho giáo dục.
1.2.2.3.Quản lý nhà trường và quản lý trường THPT
Trong hệ thống giáo dục, nhà trường chiếm giữ một phần quan trọng, chủ
yếu. Hầu hết các hoạt động giáo dục đều được thực hiện trong nhà trường thông
qua hệ thống nhà trường. Nhà trường là tế bào chủ chốt của hệ thống giáo dục từ
trung ương đến cơ sở. Theo đó quan niệm quản lý giáo dục luôn đi kèm với quan
niệm quản lý nhà trường.
Nhà trường là một tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác đào tạo,
thực hiện việc giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ. Thành tích tập trung nhất của
19
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét