Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Hồng Quang Thành phố Hải Dương trong bối cảnh hiện nay tt

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HV trình bày các vấn đề sau: 1.1. Tổng quan 1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Hoạt động dạy học 1.2.1.1. Hoạt động dạy 1.2.1.2. Hoạt động học 1.2.1.3. Quan hệ giữa “Dạy và Học” 1.2.2. Quản lý 1.2.2.1. Quản lý 1.2.2.2. Quản lý giáo dục 1.2.2.3.Quản lý nhà trường và quản lý trường THPT 1.3. Dạy học và việc hình thành, phát triển nhân cách 1.3.1. Mục tiêu nhiệm vụ dạy học ở trường THPT 1.3.1.1. Mục tiêu dạy học ở trường THPT 1.3.1.2. Nhiệm vụ dạy học ở trường THPT 1.3.2. Nội dung dạy học ở trường THPT 1.3.3. Phương pháp, phương tiện dạy học 1.3.3.1. Phương pháp dạy học 1.3.3.2. Phương tiện dạy học 1.3.4. Hình thức tổ chức dạy học 1.4. Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT 7 1.4.1. Kế hoạch hóa các hoạt động cho phù hợp với tình hình của trường 1.4.2. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của giáo viên và học sinh 1.4.2.1. Tổ chức hoạt động của giáo viên 1.4.2.2. Tổ chức hoạt động của học sinh 1.4.3. Kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh, biểu dương 1.4.4. Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học 1.4.5. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội Trong đó HV đi sâu vào các vấn đề sau: *) Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học DH ở trường THPT - Mục tiêu DH: Trang bị cho học sinh có được kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại giúp các em phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản khác. Đồng thời cũng giúp các em trong việc hướng nghiệp và tiếp tục học tập lên cao -Nhiệm vụ DH: Nhiệm vụ 1: Điều khiển, tổ chức học sinh nắm vững hệ thống tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tiễn đất nước về tự nhiên, xã hội - nhân văn, đồng thời rèn cho các em hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Nhiệm vụ 2: Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo. Nhiệm vụ 3: Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung *) Phương pháp, phương tiện DH -Phương pháp: Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của mục đích dạy học, không có phương pháp nào là vạn năng chung cho tất cả mọi hoạt động, muốn hoạt động thành công phải xác định được mục đích, tìm phương pháp phù hợp. 8 Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của nội dung dạy học, việc sử dụng phương pháp dạy học phụ thuộc vào nội dung dạy học cụ thể. Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Việc nắm vững nội dung dạy học và quy luật, đặc điểm nhận thức của học sinh là tiền đề quan trọng cho việc sử dụng phương pháp dạy học nào đó. Hệ thống các phương pháp dạy học đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, giúp người học phát triển tư duy sáng tạo, khả năng tự học, khả năng thích ứng với những điều kiện luôn đổi mới của môi trường, các phương pháp dạy học thường sử dụng phối hợp để giải quyết tốt các nhiệm vụ dạy học khác nhau. Các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của người học là giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tạo cho họ khả năng và điều kiện chủ động sáng tạo trong hoạt động học tập. Dạy học hướng vào người học, nhưng giáo viên vẫn đóng vai trò chủ đạo, hoạt động của người giáo viên đa dạng hơn, phức tạp hơn, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu, rộng, có kỹ năng sư phạm, có tình cảm nghề nghiệp mới đạt hiệu quả. -Phương tiện dạy học Để thực hiện nhiệm vụ dạy học đạt được hiệu quả cao trong quá trình dạy học, một yếu tố quan trọng trong quá trình đó đòi hỏi người giáo viên, học sinh phải sử dụng là phương tiện dạy học. Phương tiện dạy học là nguồn tri thức trực quan sinh động, là công cụ để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Phương tiện dạy học giữ vai trò quan trọng nhằm đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, chương trình, sách giáo khoa, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và lao động cho học sinh. *) Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT -. Kế hoạch hóa các hoạt động cho phù hợp với tình hình của trường 9 Căn cứ nội dung, chương trình THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; Căn cứ chỉ thị nhiệm vụ năm học và những văn bản chỉ đạo của cấp trên; Căn cứ vào thực tế về số lượng, trình độ giáo viên, cơ cấu giáo viên các bộ môn; Căn cứ vào số lượng, năng lực của học sinh; Căn cứ vào điều kiện về cơ sở vật chất; Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch dạy học từng năm cho phù hợp. - Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của giáo viên và học sinh Tổ chức hoạt động của giáo viên: + Thực hiện các quy chế chuyên môn, ngày công lao động như thực hiện chương trình môn học, soạn bài đầy đủ theo quy định, ra vào lớp đúng giờ, chấm trả bài đầy đủ, đúng thời gian quy định, vào sổ điểm, học bạ ... + Tích cực đổi mới phương pháp dạy học với mục tiêu dạy học lấy người học làm trung tâm. + Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học phù hợp với bộ môn, kiểm tra bài lên lớp nhằm tăng hiệu quả giờ dạy, tạo hứng thú học tập cho học sinh. + Thường xuyên học tập (tham gia các lớp bồi dưỡng, tự học, dự giờ thăm lớp ...) để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. + Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học như viết đề tài chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm. + Thực hiện tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp (nếu là giáo viên chủ nhiệm) được quy định trong điều lệ trường trung học. + Tham gia công tác phổ cập giáo dục. + Tham gia các công tác khác. Quản lý hoạt động của giáo viên tập trung vào quản lý các nội dung sau: - Phân công công việc (giảng dạy kết hợp công tác khác) 10 - Thực hiện quy chế chuyên môn: Đảm bảo đủ hồ sơ chuyên môn theo quy định, thực hiện chương trình, ra vào lớp, chuẩn bị lên lớp, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức hoạt động của học sinh Mục tiêu cần đạt đối với mỗi học sinh là nắm được những kiến thức phổ thông cơ bản hiện đại, rèn luyện để phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và những kỹ năng cơ bản khác sẵn sàng tham gia vào lao động sản xuất hoặc tiếp tục học tập cao hơn. Trong nhà trường phổ thông, cần tổ chức nhiều hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú như hoạt động học tập văn hóa, thể thao, văn nghệ, giải trí, lao động, tình nguyện ... Trong đó hoạt động học tập là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất. Đây là hoạt động song song, cùng tồn tại với hoạt động dạy của giáo viên (quan hệ thống nhất biện chứng). Quản lý các hoạt động học tập cơ bản gồm: - Động cơ học tập: Cần tổ chức hoạt động dạy học để tạo hứng thú cho học sinh qua đó tạo động lực học tập. - Phương pháp học tập: Chủ động nắm vững kiến thức, cách tự học, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo. - Chất lượng học tập (thông qua kiểm tra đánh giá hoặc kết quả thực tiễn công việc được giao) - Hình thành quan điểm, thái độ học tập đúng đắn: tự giác, tự chủ, chuyên cần, trung thực có ý chí, lý tưởng. - Khen thưởng và kỷ luật: Công khai chế độ khen thưởng, kỷ luật sao cho có tác dụng giáo dục tốt. - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh - Quan tâm đến giáo dục toàn diện: 11 - Kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh, biểu dương Đây là chức năng quan trọng của quản lý. Không có kiểm tra giám sát cũng là không có quản lý. *) Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội Để có được hiệu quả cao trong giáo dục nói chung, trong dạy học nói riêng người Hiệu trưởng phải quan tâm tới phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tiểu kết chương 1 Dạy học là hoạt động cơ bản, trọng tâm của nhà trường. Nó được diễn ra thường xuyên, lâu dài ... Việc nắm vững cơ sở lý luận về quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng sẽ giúp mỗi chúng ta có cách nhìn khoa học hơn về thực trạng của việc quản lý đang diễn ra tại trường mình trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra biện pháp quản lý hoạt động dạy học cho đơn vị một cách khoa học hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nhà trường trong bối cảnh hiện nay. Quản lý hoạt động dạy học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì vậy, người Hiệu trưởng cần nắm được những vấn đề lý luận cơ bản để vận dụng các giải pháp linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn đơn vị nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện trong bối cảnh hiện nay. Ở chương 1 đã đề cập tới các khái niệm về hoạt động dạy học (HĐDH) trong nhà trường, quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý trường THPT, quản lý hoạt động dạy học và vấn đề quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT. 12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét