Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội

- Phương pháp tọa đàm (trò chuyện, phỏng vấn): Thu thập thông tin qua việc trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý cấp trường, cấp khoa, các GV, SV của hệ VLVH, Trường ĐHKHXN&NV, ĐHQHN. - Phương pháp điều tra, thống kê, phân tích, so sánh số liệu, thống kê toán học: Sử dụng thông tin điều tra, thống kê từ đó phân tích, so sánh các đánh giá của các đối tượng từ đó đưa ra kết luận. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh hệ vừa làm vừa học. Chương 2: Thực trạng quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chương 3: Các biện pháp quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC 1.1. Một số cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.1.1. Quản lý và các chức năng quản lý 1.1.1.1. Khái niệm quản lý Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, 1998, thuật ngữ quản lý được định nghĩa là: “ Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”. Tuỳ theo những cách tiếp cận, thuật ngữ quản lý được các nhà khoa học định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: Theo quan điểm triết học: Nhà triết học V.G. Afanatsev cho rằng, quản lý xã hội một cách khoa học là nhận thức, phát hiện các qui luật, các khuynh hướng vận động của xã hội và hướng sự vận động của xã hội cho phù hợp với các khuynh hướng đó: là phát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn của sự phát triển; là duy trì sự thống nhất giữa chức năng và cơ cấu của hệ thống; là tiến hành một đường lối đúng đắn dựa trên cơ sở tính toán nghiêm túc những khả năng khách quan, mối tương quan giữa các lực lượng xã hội. [14, Tr.326] Theo quan điểm chính trị xã hội: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”. [ 26, tr.7] 7 Theo quan điểm hệ thống: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường”. [27, tr.43] Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên rất phổ biến và được sự quan tâm đặc biệt, Khoa học quản lý được coi là chìa khoá vàng cho những thành công của cá nhân hay tổ chức. Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất và quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người – thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt mục đích dự kiến.” [23, tr.15] Theo tác giả Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định.” [25, tr.8] Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Bản chất của hoạt động quản lý là làm cho hệ thống vận động theo mục tiêu đặt ra và tiến đến trạng thái có chất lượng mới. Hệ ổn định mà không phát triển thì tất dẫn đến suy thoái. Hệ phát triển mà không ổn định thì tất yếu dẫn đến rối ren.” [9,tr.4] Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.” [10, tr.3] Qua những định nghĩa trên ta thấy quản lý có những đặc trưng cơ bản sau: 8 - Quản lý bao gồm hai thành phần: chủ thể và khách thể quản lý. - Chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động qua lại, tương hỗ nhau, chủ thể làm nảy sinh các tác động quản lý, còn khách thể thì nảy sinh các giá trị vật chất và tinh thần, có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con người, thoả mãn mục đích của chủ thể quản lý. Quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác. Cũng có ý kiến cho rằng quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định. Tuy vậy, theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người. Dù được hiểu theo cách nào về quản lý cũng cần quan tâm một số điểm sau: - Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định. - Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận của chủ thể quản lý và khách thể quản lý, là quan hệ không đồng cấp, có tính bắt buộc. - Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan. - Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin. Tóm lại, những khái niệm về quản lý nêu trên đều có các đặc trưng chủ yếu là: tính tự giác, tính mục đích và tính quần chúng trong quản lý. Đây được xem là cơ sở phương pháp luận của mọi hoạt động quản lý. 1.1.1.2. Các chức năng quản lý Chức năng quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý. Đó là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý. Chức năng 9 quản lý có chức năng cơ bản, chức năng cụ thể với nhiều cách tiếp cận khác nhau bao gồm: a. Chức năng lập kế hoạch: Người quản lý phán đoán trước toàn bộ quá trình và các hiện tượng mà tương lai có thể xảy ra mang tính định hướng và chuẩn bị các giải pháp thực hiện hoạt động mong muốn này bằng cách xác định rõ: - Hoạt động nào mà tổ chức muốn thực hiện. - Cách thực hiện các hoạt động này được thực hiện như thế nào, khi nào thì thực hiện. - Ai sẽ là người thực hiện, nguồn lực nào cần có để thực hiện các hoạt động đó (tiền bạc, thiết bị, con người). - Các hoạt động này được thực hiện ở đâu, khi nào kết thúc. Việc lập kế hoạch sẽ kết nối khoảng trống giữa vị trí hiện tại với mục tiêu mà tổ chức mong muốn đạt đến trong tương lai. Chức năng này được coi là chức năng cơ bản nhất của tất cả các chức năng quản lý. Nhà quản lý lập kế hoạch bao gồm cả việc tuyển chọn nhân viên, tổ chức các nguồn lực, kiểm tra và phối hợp con người và các hoạt động để đảm bảo đạt được các mục tiêu. b. Chức năng tổ chức: Tổ chức là đảm bảo tất các các hoạt động và các tiến trình được sắp xếp, giúp cho một tổ chức có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Nội dung quan trọng nhất của tổ chức là tìm được đúng người, đúng việc, xác định được trách nhiệm của họ, thiết kết một tổ chức và cơ cấu đảm bảo các nhân viên đều hiểu rõ họ làm việc gì, ở đâu và với ai hay báo cáo cho ai, phải rõ ràng quyền lực, trách nhiệm để tránh tình trạng hỗn loạn. Đảm bảo một môi trường làm việc lành mạnh, tích cực và khuyến khích làm việc hiệu quả. Tiến trình tổ chức gồm 5 bước: - Xem xét các kế hoạch và mục tiêu. 10 - Xác định các hoạt động. - Phân loại và nhóm các hoạt động. - Phân bổ công việc và các hoạt động. - Đánh giá kết quả để quyết định xem có cần những thay đổi hay điều chỉnh nào không. c. Chức năng lãnh đạo, điều khiển: Các nhà quản lý phải là những người lãnh đạo hiệu quả, họ phải học cách làm việc với người khác, cách chi phối và động viên người khác để đảm bảo công việc được thực hiện. Các công nhân, nhân viên trong mỗi tổ chức đều có cách suy nghĩ riêng và cũng sẽ làm những việc họ muốn nếu họ không thích những mệnh lệnh hoặc các chỉ dẫn của các nhà quản lý đưa ra. Chức năng quản lý điều khiển của cán bộ bao gồm: - Chỉ đạo - Gây ảnh hưởng - Giám sát - Hướng dẫn d. Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý. Để cho chức năng này có hiệu quả, nhà quản lý phải thiết lập được các tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra, đo lường và phân tích các kết quả các nhà quản lý xác định được là tổ chức có đạt được các mục tiêu đề ra hay không, và có được liên kết chặt chẽ với việc lập kế hoạch hay không, và nếu không đạt được thì phải cải thiện việc thực hiện nhằm tăng cơ hội đạt được mục tiêu. Việc cải thiện này nằm trong quá trình tự điều chỉnh, diễn ra có tính chu kỳ như sau: - Nhà quản lý đặt ra mục tiêu hoạt động - Nhà quản lý đối chiếu, đo lường kết quả đạt được so với mục tiêu hoạt động đã đề ra 11

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét