Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình. 4. Giả thuyết khoa học Công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây đã được quan tâm và có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập về cơ cấu, về chất lượng đội ngũ. Nếu đề xuất được các biện pháp hợp lý, khả thi về phát triển đội ngũ GVTHCS, phù hợp với thực tế của địa phương thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo sự chuyển biến về chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bậc THCS của huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đến năm 2016. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài 5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình từ năm 2006 đến nay 5.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà đến năm 2016 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài này chỉ khảo sát nghiên cứu công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà giai đoạn 2006-2011 và tổ chức thực hiện công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà đến năm 2016. 7. Các phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các các tài liệu lý luận, các văn kiện Đảng, các chủ trương, chính sách của nhà nước, của ngành, của địa phương có liên quan đến đề tài . 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp các vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài; lấy ý kiến chuyên gia về mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp. 9 7.3. Nhóm phương pháp khác: sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp dự báo, phương pháp so sánh. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ GV. Chƣơng 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình. Chƣơng 3: Biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đến năm 2016. 10 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan Vấn đề xây dựng phát triển đội ngũ GV được rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu như quản lý chuyên môn, bồi dưỡng GV, công tác thi đua khen thưởng, thanh kiểm tra… được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập. Đặc biệt trong những năm gần đây nhiều dự án, đề án, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ... đã nghiên cứu vấn đề xây dựng phát triển đội ngũ GV từ những khía cạnh khác nhau, nghiên cứu những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn công tác xây dựng phát triển đội ngũ GV ở các ngành học, cấp học và các địa phương khác nhau: - Dự án phát triển Giáo dục THCS II (do Ngân hàng phát triển châu Á tài trợ, Giám đốc Ban điều hành dự án: Trần Đình Châu). Mục tiêu của dự án bao gồm: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục THCS thông qua dổi mới chương trình SGK và bồi dưỡng, tập huấn GV; tăng cường tiếp cận công bằng cho học sinh THCS tại các vùng khó khăn; nâng cao năng lực quản lý giáo dục THCS thông qua hệ thống phân tầng, từ cấp Bộ - Cơ quan quản lý dự án, tới các cấp quản lý địa phương, gồm các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT [5]. - Đề tài khoa học “Phát triển giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” (Chủ nhiệm đề tài: Đặng Thành Hưng) với mục tiêu: Xác định những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đối với GD&ĐT và đề xuất một số định hướng giải pháp phát triển Giáo dục Việt Nam đáp ứng những yêu cầu đó. Một trong những giải pháp đề xuất là: Xây dựng và tăng cường năng lực đội ngũ GV và CBQL [30]. - Đề tài khoa học “Định hướng phát triển giáo dục Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” (Chủ nhiệm đề tài: Vũ Trọng Rỹ) với mục đích: 11 Xác định được tầm nhìn giáo dục đến năm 2020 trên cơ sở những luận cứ khoa học xác đáng, từ đó phác thảo những định hướng phát triển giáo dục, đào tạo trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế. Một trong những giải pháp là: Đổi mới cơ bản công tác QLGD; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng... [38]. - Tác giả Nguyễn Thị Bình với bài viết “Vấn đề khoa học giáo dục và sự cần thiết phải thay đổi cách nghĩ, cách làm về giáo dục” (tạp chí Khoa học giáo dục số 66, tháng 3 năm 2011). Theo tác giả, để đất nước ta tồn tại và phát triển trong bối cảnh thế giới ngày nay thì phải nâng cao trí tuệ và năng lực của con người Việt Nam; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ GV... [4]. - Luận văn Thạc sĩ: “Các biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở thành phố Hà Đông nhằm tăng cường chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lê Văn Huấn [31]. Ở các mức độ khác nhau, tất cả các đề tài khoa học, các dự án trên đều đề cập đến vấn đề xây dựng phát triển đội ngũ GV. Tuy nhiên các công trình đó chủ yếu đi sâu vào những nội dung nhất định để có các biện pháp phát triển đội ngũ GV và GVTHCS ở những địa phương khác nhau. Hằng năm, các Sở GD&ĐT và các Phòng GD&ĐT đều có những nghiên cứu khoa học hoặc thực hiện những giải pháp nhất định để xây dựng phát triển đội ngũ GV. Trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, do quy mô học sinh tăng nhanh, dẫn đến mất cân đối về nhiều mặt trong đó có đội ngũ GV. Hầu hết các địa phương phải đối mặt với việc tăng nhanh đội ngũ GV bằng nhiều giải pháp tình thế như: Đào tạo GV cấp tốc, đào tạo lại GV những môn thừa để chuyển sang dạy nhưng môn còn thiếu. Tuyển dụng những GV trái chuyên môn hoặc những người không tốt nghiệp ở trường Sư phạm…. đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo GV bị giảm sút. Nhiều loại hình đào tạo, hình thức bồi dưỡng đã được mở rộng, thiếu tính quy hoạch, kế 12 hoạch, làm sai lệch cơ cấu đội ngũ GV. Điều này không chỉ là trách nhiệm thuộc các địa phương mà còn là trách nhiệm của các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục. Ở tỉnh Thái Bình, từ nhiều năm nay, đã có một số nghiên cứu về đội ngũ GV phổ thông nhằm phục vụ cho công tác QLGD của Tỉnh. Các nghiên cứu trên mới đề cập đến một khía cạnh về thực trạng đội ngũ là cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV. Các đề tài trên chưa đề cập sâu về các biện pháp phát triển đội ngũ GV trong giai đoạn mới: giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông. Ở huyện Hưng Hà, trong nhiều năm chưa có đề tài nghiên cứu sâu về công tác phát triển đội ngũ GVTHCS. Vì vậy, tôi chọn đề tài này, nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng về đội ngũ GVTHCS trong Huyện, qua đó đề xuất những giải pháp phát triển đội ngũ GVTHCS đáp ứng yêu cầu mới về giáo dục phổ thông. 1.2. Các khái niệm chủ yếu đƣợc sử dụng trong đề tài 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục 1.2.1.1. Quản lý Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động khi xã hội phát triển, quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động xã hội, xã hội loài người trải qua nhiều chế độ chính trị xã hội khác nhau, mỗi chế độ khác nhau có một phương thức sản xuất khác nhau, phương thức sản xuất sau phát triển hơn phương thức sản xuất trước, con người thế hệ sau tiến bộ và văn minh hơn thế hệ trước, nó kéo theo trình độ quản lý ngày càng cao làm cho năng suất lao động ngày càng tăng, làm cho xã hội ngày càng phát triển tiến bộ. Vậy quản lý là một dạng lao động xã hội gắn liền và phát triển cùng với lịch sử phát triển của loài người. Quản lý là một dạng lao động đặc biệt điều khiểu các hoạt động lao động, nó có tính khoa học và nghệ thuật cao, nhưng đồng thời nó là sản phẩm có tính lịch sử, tính đặc thù của xã hội. 13 Quản lý còn là sự kết hợp giữa tri thức với lao động, quản lý còn được xem là tổ hợp các cách thức, phương pháp tác động vào đối tượng để phát huy khả năng của đổi tượng nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định” [35]. Như vậy có thể xem quản lý là một quá trình tác động có mục đích có kế hoạch nhằm gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, thông qua cơ chế quản lý, nhằm đạt được mục đích của quản lý. Tuy có nhiều cách diễn đạt khái niệm về quản lý khác nhau nhưng chúng đều có một điểm chung thống nhất như sau: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác và tận dụng hiệu quả những tiềm năng và cơ hội của đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu quản lý trong một môi trường luôn biến động, chủ thể quản lý tác động bằng các chế định xã hội, tổ chức về nhân lực, tài lực và vật lực, phẩm chất và uy tín, chế độ chính sách đường lối chủ chương trong các phương pháp quản lý và công vụ quản lý để đạt mục tiêu quản lý. 1.2.1.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung. Cũng giống như khái niệm quản lý, khái niệm QLGD cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở đây tác giả chỉ đề cập tới khái niệm QLGD trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục mà hạt nhân của hệ thống là các cơ sở trường học. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi 14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét