Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016
Quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường Trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Trung học phổ thông
+ Xây dựng các phiếu hỏi ý kiến đối với cán bộ quản lý ở các nhà
trường về công tác quản lý ĐGCLGD.
+ Xây dựng các phiếu hói ý kiến đối với cán bộ, giáo viên ở một số nhà
trường về công tác quản lý ĐGCLGD.
+ Xây dựng các phiếu hỏi ý kiến học sinh ở một số nhà trường trong
việc đồng tình hay không đồng tình với cách quản lý học sinh như hiện nay.
+ Xây dựng phiếu hỏi ý kiến gia đình học sinh trong việc đồng tình hay
không đồng tình với cách quản lý ĐGCLGD hiện nay.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm về việc thí điểm triển khai ĐGCLGD của một số
nước trên thế giới và trong nước.
- Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia và việc sử dụng bộ tiêu chuẩn ĐGCLGD trường
THPT với các hình thức xin ý kiến như: trong các đợt tổng kết đánh giá hàng
năm về công tác ĐGCLGD, xin ý kiến trực tiếp với từng cá nhân chuyên gia.
- Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu thu nhận được từ các
phương pháp nghiên cứu khác.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phần phụ lục nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Kinh nghiệm một số nước về đánh giá chất lượng giáo dục và
thực trạng quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các trường THPT tại tỉnh
Tuyên Quang theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT.
Chương 3: Các biện pháp quản lý đánh giá chất lượng giáo dục các
trường THPT tại tỉnh Tuyên Quang theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục trường THPT.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Cùng với công tác dạy và học ở các cơ sở giáo dục là hoạt động
ĐGCLGD. Mục đích chính của ĐGCLGD là cải tiến chất lượng giáo dục, là
công cụ giám sát quá trình dạy học, từ đó đưa ra các quyết sách về quản lý, dự
báo kết quả dạy học để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. ĐGCLGD
có nhiều nội dung khác nhau, trong đó có đánh giá các yếu tố điều kiện đảm
bảo chất lượng giáo dục và đánh giá chất lượng sản phẩm giáo dục.
Hoạt động đánh giá của nhiều nước trên thế giới thường tập chung vào
đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh và thường áp dụng cho các
lớp ở cuối các cấp học trong phạm vi cả nước theo các chuẩn mực quy định.
Các hoạt động đánh giá này rất phổ biến ở các nước Bắc Mỹ, Châu Âu,
Australia. Nhiều quốc gia còn tổ chức đánh giá chất lượng học sinh ở các lớp
giữa các cấp học, các trình độ đào tạo để giám sát chất lượng dạy học nhằm
đưa ra các biên pháp kịp thời như ở Bắc Mỹ, Bang New South Wails ....
Nhiều nghiên cứu đã đưa ra các thành tố tạo nên chất lượng giáo dục là:
- Bối cảnh
- Đầu vào
- Quy trình
- Đầu ra
Chất lượng giáo dục chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là các
yếu tố như: Chất lượng hoạt động quản lý, hoạt động giáo dục, chất lượng đội
ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, kỹ thuật .... Công tác đánh giá chất lượng đội ngũ
giáo viên cũng được các nước quan tâm thực hiện; khác với công tác thanh tra
có thể tiến hành đánh giá từng giáo viên thông qua năng lực giảng dạy của họ,
công tác đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm tập trung mô tả thực
trạng chung về số lượng, năng lực nghề nghiệp của toàn bộ đội ngũ giáo viên
của nhà trường , của hệ thống; qua đó cung cấp thông tin để cấp có thẩm quyền
6
đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Các
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất lượng nhà trường được nâng cao khi đội ngũ
giáo viên của nhà trường có kỹ năng chuyên môn cao, được giảng dạy đúng
chuyên môn mà họ được đào tạo, có kinh nghiệm, nhiệt tình và thường xuyên
được bồi dưỡng nâng cao trình độ. Chất lượng của các hoạt động giáo dục
được thể hiện trong quá trình giáo dục, phương pháp dạy và học, kiểm tra,
đánh giá, sự phát triển của người học, sự thỏa mãn của cha mẹ và cộng đồng...
Như vậy có thể khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục là:
+ Người học
+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên
+ Chương trình giáo dục
+ Phương pháp dạy học
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
+ Môi trường dạy, học
+ Hệ thống đánh giá
+ Hệ thống quản lý giáo dục
+ Hoạt động giáo dục phù hợp với văn hóa địa phương
+ Chính sách và đầu tư hợp lý
Nhiều quốc gia trong quá trình đánh giá nhà trường, họ thực hiện công tác
ĐGCLGD để xác nhận và công nhận chất lượng dạy và học của các nhà trường.
Tiêu biểu ở hình thức này là Hoa kỳ, Canada, Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc...
Các hiệp hội KĐCLGD ở các nước này đã xây dựng các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí để
công nhận mức độ đạt được của các cơ sở giáo dục so với các chuẩn quy định.
Ở nhiều nước trong khu vực gần đây đều nhấn mạnh đến lợi ích giáo dục
nghề nghiệp cho người học. Các nước rất quan tâm đến việc lựa chọn các tiêu
chí và bộ công cụ đơn giản để can thiệp dựa vào gia đình và cộng đồng.
Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đề cập đến
ĐGCLGD như GS.TS Nguyễn Đức Chính với tác phẩm "Kiểm định chất
lượng giáo dục đại học"[16], Đặng Bá Lãm với "Kiểm tra và đánh giá trong
7
dạy-học đại học"[24], Trần Khánh Đức với "Quản lý và kiểm định chất lượng
đào tạo nhân lực theo ISO&TQM" [19], GS.TS Nguyễn Hữu Châu với "Chất
lượng giáo dục những vấn đề lí luận và thực tiễn" [11]... Tuy nhiên việc triển
khai áp dụng và quản lý việc chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn "Đánh giá chất
lượng giáo dục trường THPT" thực sự chưa được nghiên cứu một cách có hệ
thống và triệt để.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý
Khi trình bày khái niệm quản lí, ngoài việc trích dẫn những tư tưởng của
các tác giả kinh điển của lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, các tác giả thường dẫn
ra quan điểm của một số tác giả nước ngoài như: Frederich Winslon Taylor
(1855-1915); Henry Fayol (1841-1925); Mary Parkor Pollet (1868-1933);
Harold Koontz ... và một số tác giả Việt Nam như: Nguyễn Hoàng Toàn,
Nguyễn Ngọc Quang, Hồ Văn Vĩnh, Phạm Minh Hạc, Đặng Quốc Bảo,
Nguyễn Duy Quý, Bùi Trọng Tuân... [8]; Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn
Quốc Chí [12].
Các nghiên cứu về quản lí có thể được khái quát theo những khuynh
hướng như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu quản lý theo quan điểm của điều khiển học và lí
thuyết hệ thống. Theo đó, quản lý là một quá trình điều khiển, là chức năng của
những hệ có tổ chức với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật...) nó
bảo toàn cấu trúc, duy trì chế độ hoạt động của các hệ đó. Quản lý là tác động
hợp quy luật khách quan, làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển.
Thứ hai, nghiên cứu quản lý với tư cách là một hoạt động, một lao động
tất yếu trong các tổ chức của con người.
Thứ ba, nghiên cứu quản lý với tư cách là một quá trình trong đó các
chức năng quản lý được thực hiện trong sự tương tác lẫn nhau. Theo hướng
này quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công
8
việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn
lực phù hợp để đạt được các mục đích xác định ...
Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau, song có thể khái quát nội dung
cơ bản của quá trình quản lý được đề cập đến trong các quan niệm trên là:
1) Quản lý là thuộc tính bất biến, nội tại của mọi quá trình hoạt động xã
hội. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn
tại, vận hành và phát triển;
2) Quản lý được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội;
3) Quản lý là những tác động có tính hướng đích, là những tác động phối
hợp nỗ lực của các cá nhân thực hiện các mục tiêu của tổ chức;
4) Yếu tố con người, trong đó chủ yếu bao gồm người quản lý và người
bị quản lý giữ vai trò trung tâm trong chu trình, trong hoạt động quản lý.
Như vậy: Quản lý là quá trình tiến hành các hoạt động khai thác, lựa
chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý
theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng
đến đối tượng quản lý nhằm tạo ra sự thay đổi cần thiết vì sự tồn tại (duy trì),
ổn định và phát triển của tổ chức trong một môi trường luôn biến động [25].
Theo quan niệm trên quản lý nhấn mạnh đến những khía cạnh sau:
1) Quản lý có hình thức thực thể là những hoạt động do chủ thể quản lý thực
hiện. Điều đó có nghĩa không có những hoạt động này, thì chưa có hoạt động quản
lý trên thực tế, chưa có cơ sở để khẳng định hoạt động quản lý đã xẩy ra. Các hoạt
động của chủ thể quản lý có hai nội dung chính. Thứ nhất, tác động đến đối tượng
quản lý (con người và các đối tượng khác); Thứ hai, khai thác, tổ chức và thực hiện
các nguồn lực. Nguồn lực cũng tồn tại như một trong những đối tượng quản lý
nhưng không đồng nhất hoạt động tác động đến đối tượng quản lý với hoạt động
khai thác, tổ chức nguồn lực. Rất nhiều hoạt động tác động đến đối tượng quản lý
cần đến điều kiện là nguồn lực. Khai thác, tổ chức và thực hiện nguồn lực, trong
những trường hợp cụ thể là tạo điều kiện để hoạt động tác động của chủ thể đến đối
tương quản lý được thực hiện có hiêu quả.
9
2) Quản lý tập trung trí tuệ và ý chí của chủ thể quản lý. Điều này được
thể hiện ở những hoạt động hướng đích có chủ định do chủ thể quản lý thực
hiện và những mục tiêu mà chủ thể quản lý xác định. Tuy nhiên, những tác
động này của chủ thể chỉ có hiệu quả khi nó dựa trên nhận thức của chủ thể về
những quy luật khách quan trong lĩnh vực hoạt động của mình và ý thức của
chủ thể trong việc tuân thủ các quy luật khách quan đó. Mức độ thống nhất
giữa những tác động hướng đích, có chủ định và hệ thống mục tiêu do chủ thể
quản lý xác định với các quy luật khách quan khẳng định mức độ của tính khoa
học , nghệ thuật của quản lý.
3) Quản lý đồng nghĩa với sự thay đổi có chủ định cho tổ chức và bằng
những tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý cũng như trong việc
khai thác, tổ chức và thực hiện các nguồn lực của tổ chức.
4) Quản lý luôn tồn tại với tư cách là hệ thống. hệ thống quản lý được
tạo bởi nhiều thành tố, nhưng các thành tố cơ bản được đề cập khi phân tích hệ
thống quản lý là:
- Chủ thể quản lý: là trung tâm thực hiện những hoạt động khai thác, tổ chức
và thực hiện nguồn lực của tổ chức; thực hiện những tác động hướng đích, có chủ
định đến đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý có thể là cá nhân hoặc tập thể.
- Đối tượng quản lý: là đối tượng chịu tác động và thay đổi dưới những
tác động hướng đích, có chủ định của chủ thể quản lý. Đối tượng quản lý là
con người (những người) trong tổ chức và các yếu tố được sử dụng là nguồn
lực của tổ chức (thông qua việc khai thác, tổ chức và thực hiện).
Đối tượng quản lý bao giờ cũng tồn tại trong một khách thể quản lý xác
định. Khách thể quản lý là cơ sở khách quan của đối tượng quản lý (cụ thể hơn
là cơ sở khách quan làm nảy sinh đối tượng quản lý). Ví dụ hệ thống giáo dục
quốc dân là khách thể của quản lý giáo dục, từ đó các yếu tố như tài chính,
nhân lực, ... có thể trở thành đối tượng của những chủ thể quản lý giáo dục xác
định.
10
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét