Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016
Đánh giá việc áp dụng đề cương môn học của giảng viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Quốc gia Hà Nội. ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục
tài còn là sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng đề cương môn học
của giảng viên thuộc nhóm đối tượng nghiên cứu.
Những kết quả này sẽ góp phần giúp cán bộ quản lí, giảng viên có cái nhìn
tổng quát về thực trạng việc áp dụng đề cương môn học, từ đó có những biện pháp
hiệu quả hơn trong việc xây dựng, quản lí đề cương môn học, nhằm phát huy tối đa
tác dụng của đề cương môn học trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế
sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Tác giả đặt 3 câu hỏi nghiên cứu sau:
- Câu hỏi 1: Nhận thức của cá nhân GV trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN
về vai trò của ĐCMH như thế nào? Nhận thức về vai trò của ĐCMH giữa GV nam
và GV nữ, giữa GV có học vị cao với GV có học vị thấp, giữa GV có thâm niên
công tác nhiều với GV có thâm niên công tác ít có khác nhau không?
- Câu hỏi 2: Việc áp dụng đề cương môn học của giảng viên trường Đại học
KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay như thế nào?
- Câu hỏi 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng đề cương môn
học trong quá trình dạy học của giảng viên trường Đại học KHXH&NV, Đại học
Quốc gia Hà Nội?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Từ 3 câu hỏi nghiên cứu trên, tác giả đặt ra 3 giả thuyết sau:
- Giả thuyết 1: Đa số giảng viên có nhận thức đúng về vai trò của đề cương
môn học trong đào tạo bậc đại học theo học chế tín chỉ. Nhận thức về vai trò của
ĐCMH giữa GV nam và GV nữ, giữa GV có học vị cao với GV có học vị thấp, giữa
GV có thâm niên công tác nhiều với GV có thâm niên công tác ít có sự khác nhau.
- Giả thuyết 2: Việc áp dụng ĐCMH trong quá trình giảng dạy của GV
không đồng đều. Có GV áp dụng rất thường xuyên nhưng cũng có GV hoàn toàn
không áp dụng.
- Giả thuyết 3: Có 2 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến việc áp dụng đề
cương môn học của giảng viên là:
13
* Yếu tố liên quan đến cá nhân: Nhận thức của cá nhân GV về vai trò của ĐCMH;
Thâm niên công tác; Học vị; Giới tính.
* Yếu tố liên quan đến môi trường: Quy định trong việc xây dựng ĐCMH của
Trường; Độ khó của môn học do giảng viên phụ trách; Quy định trong việc chỉnh
sửa ĐCMH của Trường; Công tác kiểm tra của các bộ phận có liên quan như: ban
Đào tạo, ban Thanh tra về việc áp dụng ĐCMH của GV trong quá trình giảng dạy
Các yếu tố trên tác động không giống nhau tới mức độ áp dụng ĐCMH của
giảng viên.
5.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.3.1. Khách thể nghiên cứu
- Giảng viên đang công tác tại trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN.
5.3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Việc áp dụng ĐCMH trong đào tạo theo học chế tín chỉ của giảng viên.
5.4. Phương pháp nghiên cứu
5.4.1. Mẫu nghiên cứu
- Mẫu nghiên cứu định lượng: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên nhóm khách
thể là 178 giảng viên của trường Đại học KHXH&NV. Phương pháp chọn mẫu là
chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
- Mẫu cho nghiên cứu định tính: Sử dụng 10 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc.
Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (căn cứ vào danh sách
giảng viên, chọn ngẫu nhiên 10 giảng viên để phỏng vấn theo nội dung đã chuẩn
bị).
5.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin bằng phương pháp định tính:
+ Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết, các bài báo, công trình
nghiên cứu, các số liệu thống kê có liên quan đến đề tài nghiên cứu, trên cơ sở đó
tiến hành phân tích, tổng hợp và kế thừa để xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn.
+ Phỏng vấn bán cấu trúc: Được sử dụng như là công cụ thu thập thông tin bổ
trợ cho phương pháp khảo sát bằng phiếu khảo sát. Ngoài ra, phỏng vấn bán cấu
14
trúc được sử dụng nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát
trong việc xây dựng phiếu khảo sát.
- Thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng:
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát: Đây là phương pháp chính
được sử dụng trong luận văn nhằm thu thập thông tin định lượng về thực trạng về
mức độ áp dụng ĐCMH của giảng viên trường ĐH KHXH&NV.
5.4.3. Phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS, phần mềm QUEST để xử lý, tổng hợp và
phân tích các số liệu định lượng đã thu thập được.
6. Phạm vi, thời gian nghiên cứu
- Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu việc áp dụng đề cương môn học
của các giảng viên cơ hữu, hiện đang công tác tại 15 khoa và 1 bộ môn trực thuộc
của trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Thời gian triển khai nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành trong 12 tháng
(từ tháng 4/2012 đến 3/2013).
15
Chương 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Các công trình nghiên cứu về việc áp dụng đề cương môn học trong học
chế tín chỉ
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Altman Howard.B and Cashin Wiliam E (1992) trong bài viết: "Writing a
Syllabus" [18] đã đưa ra các nội dung chủ yếu sau đây vào ĐCMH: a) Thông tin về
môn học (Tên môn học, mã môn học, số tín chỉ, có môn học tiên quyết hay không?
Địa điểm phòng học, các ngày và giờ học trên lớp, ở phòng thí nghiệm, ở studio …;
b) Thông tin về giảng viên: Họ tên, chức danh, địa điểm phòng làm việc, giờ làm
việc, số điện thoại phòng làm việc (có thể cả số điện thoại nhà riêng. Nếu liệt kê
một số điện thoại nhà, hãy cho biết bất kỳ hạn chế nào về việc sử dụng của nó (Ví
dụ, "Xin vui lòng không gọi sau 10 P. M." ), tên người làm trợ lý giảng dạy (nếu
có), địa điểm làm việc và số điện thoại của người này; c) Giáo trình (tên giáo trình,
tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản, ở đâu có), tài liệu bổ sung (tài liệu ấy bắt buộc
hay khuyến khích đọc) và các tài liệu khác (thiết bị thí nghiệm, tác phẩm nghệ thuật
…); d) Mục tiêu và nội dung tóm tắt môn học; e) Lịch trình môn học, chủ đề của
các buổi học, ngày thi, ngày kiểm tra ngắn hoặc các cách đánh giá khác, thời hạn
nộp các bài tập nghiên cứu, các sự kiện đặc biệt bắt buộc khác: đi điền dã, nghe diễn
giả nói chuyện …; g) Chính sách môn học: sự tham gia lớp học (chuyên cần), đi học
chậm trễ hay bỏ lỡ các kỳ thi thì sẽ bị đánh giá như thế nào, vấn đề an toàn và giữ
gìn sức khỏe trong phòng thí nghiệm , việc học tập không trung thực sẽ bị xử lý ra
sao … h) Cách đánh giá kết quả học tập môn học.
Barbara Gross Davis (1993) trong cuốn “Tools for Teaching” [19] đã làm rõ
thêm nội dung mục tiêu của môn học: tác giả yêu cầu chỉ rõ 3-5 mục tiêu chính mà
giảng viên mong đợi tất cả các sinh viên phấn đấu đạt được, đó là kiến thức, kỹ
năng hay thái độ mà giảng viên muốn phát triển trong sinh viên của mình. Đồng
16
thời, tác giả cũng đưa ra một vài gợi ý trong việc sử dụng ĐCMH. Cụ thể là: 1) Phát
ĐCMH cho sinh viên vào ngày đầu tiên đến lớp. Xem lại các điểm chính và chuẩn
bị để trả lời các câu hỏi về yêu cầu và chính sách trong ĐCMH. Nếu thực hiện bất
kỳ thay đổi nào, phải chuẩn bị một phụ lục bằng văn bản cho lớp để xem xét. 2)
Nên ghi các chi tiết mà bạn cần phải đề cập đến trong buổi học đầu tiên, lưu ý về
những thay đổi trong ĐCMH. Ví dụ, cho biết những chủ đề mà không thể được giải
quyết trong thời gian quy định hay thêm những chủ đề mới. 3) Thường xuyên mang
theo ĐCMH khi tới lớp để cung cấp cho các học sinh đã làm mất hoặc học sinh ghi
danh trễ.
Zakrajsek (2004) đã nhấn mạnh việc thẩm định lại ĐCMH sau khi được xây
dựng. Tác giả cho rằng, phải yêu cầu trưởng bộ môn và các đồng nghiệp xem xét lại
ĐCMH để chắc chắn rằng nó được xây dựng hoàn toàn phù hợp trước khi đưa vào
áp dụng (trích theo Sandra Gos Lucas (2008), “A Guide to Teaching Introductory
Psychology” [21].
Nghiên cứu của 2 tác giả Sharon Calhoon và Angela Becker (2008): “How
Students Use the Course Syllabus” [22] đã khảo sát 112 sinh viên về mức độ
thường xuyên sử dụng đề cương môn Tâm lý đại cương và đề cương các môn học
khác. Tất cả 112 sinh viên trả lời rằng họ sử dụng ĐCMH trước khi thi giữa kì và
91/93 sinh viên đã báo cáo họ vẫn giữ ĐCMH của họ sáu tuần sau đó. Gần một nửa
số sinh viên trong khóa đầu tiên xem ĐCMH ít hơn hai giờ trước khi đến lớp. Sinh
viên sử dụng thường xuyên nhất khi có một bài kiểm tra dự kiến, một chủ đề thảo
luận của lớp học hoặc họ phải đọc cái gì đó cho lớp hoặc được giao bài tập về nhà.
Nghiên cứu của tác giả Maher Khelifa (2011): “Empowering Emirati
Tertiary Students: Does the Syllabus Improve Classroom Communication and
Student Success?” [20] đã khảo sát 194 sinh viên nữ thuộc đại học Emirati bằng
cách lấy mẫu thuận tiện. Tham gia trả lời có 98 sinh viên năm thứ nhất và thứ hai,
96 sinh viên năm thứ ba và thứ tư. Kết quả khảo sát cho thấy, các sinh viên đều
đánh giá cao tầm quan trọng và hữu ích của việc nhận được các ĐCMH vào ngày
đầu tiên đến lớp. Họ cho rằng ĐCMH quan trọng bởi nó được coi như là sự giới
thiệu, sự hướng dẫn, định hướng chung, hơn thế nữa là làm rõ tính chất và phạm vi
17
của môn học, vạch ra các mục tiêu của môn học và cung cấp thông tin về các mốc
thời gian chính trong quá trình học tập, các yêu cầu khóa học, học liệu, giáo trình và
cách đánh giá sinh viên, lịch thi. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn số
người tham gia được hỏi cũng cho rằng: Thông tin liên lạc của người hướng dẫn
cũng được coi là có giá trị. Tuy nhiên, một số thông tin chứa trong ĐCMH không
được coi là quan trọng như: tên người hướng dẫn, thời gian họp lớp, các chính sách
và thủ tục … Ý kiến phỏng vấn cá nhân về cơ bản chỉ ra những lý do tại sao học
sinh không coi trọng những loại thông tin này là bởi vì họ cảm thấy nó không quan
trọng và không có mang ý nghĩa về sự thành công hay thất bại của họ trong khóa
học. Họ cho rằng, thông tin này đã xuất hiện trong cuốn sổ tay sinh viên đại học và
trong hầu hết các chương trình dạy học mà họ nhận được, do đó họ không phải
tham khảo trong ĐCMH khi được giao. Các cuộc phỏng vấn cá nhân khác cho rằng
"Giáo trình là một tài liệu cần thiết, nó có chứa tất cả các thông tin quan trọng cần
thiết để thành công trong một khóa học như lịch học tập của khóa học, các bài đọc
yêu cầu, thời hạn và ngày thi. Nếu không có thông tin này không ai có thể làm tốt
trong bất kỳ khóa học nào". Kết quả khảo sát cũng cho thấy chỉ có 43% sinh viên
tham gia giữ các giáo trình sau ngày đầu tiên của lớp học. Ngoài ra, chỉ có 37%
tham khảo các tài liệu giáo trình mỗi tuần trong suốt học kỳ. Hầu hết các SV tham
gia trả lời bảng câu hỏi và phỏng vấn đều đề nghị đơn giản hóa ĐCMH, ĐCMH sẽ
hữu ích và hiệu quả hơn nếu nó ngắn hơn và chỉ chứa các thông tin cần thiết.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Tác giả Trần Thị Hoài (2006) với bài viết: “Các tiêu chí đánh giá đề cương
môn học theo học chế tín chỉ ở Đại học Quốc Gia Hà Nội” [11] trong kỉ yếu hội
thảo: “Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các trường sư phạm Việt Nam” đã đề
xuất 6 tiêu chí đánh giá đề cương môn học của chương trình đào tạo đại học theo tín
chỉ ở ĐHQGHN. Mỗi tiêu chí được chia thành hai mức độ, mức độ 2 có yêu cầu cao
hơn mức độ 1. Để đạt được mức độ 2, đề cương môn học cần đạt mức độ 1 và đạt
các yêu cầu ở mức độ 2, mỗi mức độ có kèm theo các minh chứng. Bài viết cũng
giới thiệu một nghiên cứu và khảo nghiệm tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong công
tác đánh giá chương trình.
18
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét