Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
gia tăng. Thị trấn Lương Bằng cũng có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi
mặt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển tốt đẹp đó cũng có những ảnh hưởng không
lành mạnh đến HS.
Với những cơ sở xuất phát trên, học viên lựa chọn đề tài “Quản lý sự
phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức
cho học sinh trường THCS Thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh
Hưng Yên” là hết sức cần thiết về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội và
QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GD cho HS
THCS.
- Luận văn đề ra các biện pháp về QL phối hợp giữa nhà trường với gia
đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho HS Trường THCS Thị trấn Lương Bằng,
huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Xác định cơ sở lý luận của viê ̣c QL sự phối hợp giữa nhà trường với
gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho học sinh.
3.2. Phân tich thực tra ̣ng viê ̣c QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình
́
và xã hội trong việc GDĐĐ cho học sinh Trường THCS Thị trấn Lương Bằng,
huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hiện nay.
3.3. Đề xuấ t mô ̣t số biện pháp QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia
đình và xã hội trong GDĐĐ cho HS THCS hiện nay.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.
4.1. Khách thể nghiên cứu.
Mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong quá trình thực
hiện mục tiêu của GD nói chung, GDĐĐ nói riêng cho HS Trường THCS.
4.2. Đối tượng nghiên cứu.
Các biện pháp QL sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong
việc GD đạo đức cho HS THCS hiện nay.
11
5. Giả thuyết khoa học.
Giáo dục đạo đức là một quá trình xã hội hoá vô cùng phức tạp, bị chế
ước chi phối bởi những yếu tố khách quan, chủ quan trong và ngoài nhà trường.
Giáo dục đạo đức chỉ có thể đạt được hiệu quả, chất lượng cao khi có những biện
pháp QL hợp lý tác động vào các khâu, các yếu tố của quá trình tổ chức GDĐĐ
nhằm phát huy tối đa những yếu tố tích cực của nhà trường và toàn xã hội, hạn
chế ảnh hưởng tiêu cực nhằm khép kín không gian, thời gian tạo cơ hội thuận lợi
nhất cho HS được rèn luyện, hoạt động.
Nếu xác định các biện pháp QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình
và xã hội trong việc GDĐĐ cho HS THCS hợp lý thì sẽ góp phần xây dựng môi
trường tốt, nâng cao hiệu quả GDĐĐ trong giai đoạn hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
+ Nghiên cứu tài liệu: Đọc nghiên cứu các công trình khoa học để tiếp
thu, xác định lịch sử nghiên cứu, nội hàm các khái niệm, công cụ nghiên cứu và
các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu.
+ Phân tích, tổng hợp tài liệu.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Khảo sát bằng hệ thống câu hỏi, phỏng vấn, tọa đàm, tổ chức xêmina,
điều tra (xã hội học).
+ Quan sát thực tế, trắc nghiệm/thử nghiệm (testing).
+ Tổng kết kinh nghiệm và xin ý kiến chuyên gia.
6.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ.
Thố ng kê, toán học, biể u bảng, sơ đồ ...
7. Ý nghĩa khoa học của đề tài.
7.1. Về lý luận.
Luận văn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc QL sự phối hợp giữa nhà
trường với gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho HS.
12
7.2. Về thực tiễn.
Đánh giá thực trạng việc phối hợp và QL sự phối hợp để GDĐĐ cho HS
trong trường THCS. Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu giúp các trường
THCS có phương pháp QL nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội
nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam nói chung, GDĐĐ nói
riêng ở trường THCS.
8. Phạm vi nghiên cứu.
Do điều kiện và khả năng có hạn, tác giả luận văn chỉ nghiên cứu thực
trạng QL sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ
cho HS Trường THCS Thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
từ năm học 2005 - 2006 đến năm học 2009 - 2010.
9. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia thành 3 chương.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý sự phối hợp giữa nhà trường
với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở.
Chƣơng 2: Thực trạng của việc quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với
gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THCS Thị
trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình
và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
13
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP
GIỮA NHÀ TRƢỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là sự tác động có định hướng, có
mục tiêu, có tổ chức, có kế hoạch. Đó là quá trình hoạt động có sự kết hợp đồng bộ
vai trò chủ đạo của người thày với sự tự giác, tích cực chủ động và rèn luyện của
HS nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ.
Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ mục tiêu GD được xác định: “Đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [34].
Ở Phương Đông (điển hình là Trung Quốc) từ thời cổ đại vấn đề đạo đức
và GDĐĐ được đặt lên hàng đầu trong triết lý nhân sinh. Khổng Tử (551-479)
người đại diện của Nho giáo đã chuyên tâm nghiên cứu về con người và đạo đức.
Quan điểm triết học của Khổng Tử hướng về mục đích tối thượng là việc giáo
dục đạo đức cho con người và khẳng định: “Cũng như viên ngọc dù nó là một tài
sản quý hiếm nhưng cũng phải mài dũa thì mới trở thành đồ dùng có giá trị. Con
người nếu không được GD thì cũng không biết đạo lý làm người” (Ngọc bất trác
bất thành khí. Nhân bất học bất tri đạo) [10, tr.11]. Theo ông người quân tử phải
có nhân, lễ, nghĩa, trí tín và xã hội (nhà vua và triều đình phong kiến) phải chú
trọng đến những đức tính đó cho con người.
Theo giáo sư Vũ Khiêu thì: “Xưa nay chưa có một học thuyết đạo đức nào
lại có tác dụng lâu bền đến như thế” [49, tr.26].
Ở phương Tây, nhiều triết gia và các nhà sư phạm đã dày công nghiên cứu
về đạo đức và giáo dục đạo đức, Coomenky (1592 - 1670), nhà sư phạm lỗi lạc
14
của phương Tây thế kỷ XVII đã cống hiến cả cuộc đời mình để nghiên cứu về
GD nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng. Đóng góp của ông cho nhân loại
chính là tấm gương về đạo đức của cuộc đời mình là những phương pháp giáo
dục đạo đức cho người thầy mà ông đã khẳng định “Nếu anh không như một
người cha thì cũng không thể là một người thầy” [13, tr.85].
Tiếp thu những tư tưởng nhân văn, đạo đức của các bậc tiền nhân, trong
các tác phẩm, các bài báo bằng tấm gương của chính cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ
Chí Minh là một điển hình và thực sự trở thành hình mẫu về nhân cách, đạo đức của
mỗi người dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh đến những giá
trị đạo đức cách mạng là nhân, nghĩa, trí, dũng và cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư. Các tác giả như GS. Đào Duy Anh, GS. Cao Xuân Huy, GS. Vũ Khiêu... đều
có những điểm chung khi nghiên cứu về con người Việt Nam và giáo dục đạo đức ở
nhà trường chúng ta hiện nay. Đặc biệt, chương trình khoa học cấp nhà nước KX 07 thuộc nhóm nghiên cứu của GS, TS Nguyễn Quang Uẩn, GS, VS Phạm Minh
Hạc đã tập trung nghiên cứu về con người Việt Nam trong bối cảnh xã hội chuyển
sang nền kinh tế thị trường, mở cửa, đổi mới đã xác định đặc trưng nhân cách con
người Việt Nam dựa trên quy mô khảo sát lớn; Các tác giả như GS Hoàng Đức
Nhuận, PGS, TS Phạm Khắc Chương đã có nhiều đóng góp về lý luận đạo đức và
giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay. GS Đặng Vũ Hoạt trong công trình
“Đổi mới công tác GVCN với việc giáo dục đạo đức cho HS” năm 2002, đã khẳng
định vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức cho HS và đưa ra những định
hướng cho GVCN trong việc đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp giáo dục đạo
đức cho HS trong nhà trường phổ thông.
Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải coi trọng nhân
tố con người, coi trọng tài năng, sức khỏe và phẩm chất đạo đức. Chăm lo GD
thế hệ trẻ, nhất là HS, sinh viên đáp ứng nhu cầu những giai đoạn phát triển mới
của đất nước là nhiệm vụ của toàn xã hội và việc QL sự phối hợp giữa nhà
trường với gia đình và xã hội là một nguyên tắc cơ bản bảo đảm sự thành công
của công tác GD.
15
Nghiên cứu về QLGD luôn được các học giả trong và ngoài ngành GD
quan tâm, các công trình nghiên cứu GD của các nhà khoa học hàng đầu Việt
Nam về GD như: “Cơ sở khoa học quản lý giáo dục” của tác giả GS. Nguyễn
Minh Đạo, “Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục” của tác giả PGS.
Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lý, quản lý giáo dục tiếp cận từ những mô hình”
của tác giả PGS. Đặng Quốc Bảo, “Lý luận quản lý giáo dục” của tác giả PGS.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, “Những giá trị về tổ chức quản lý” của tác giả Vũ Văn
Tảo,... thực sự là những công trình nghiên cứu đầu ngành và căn bản về QLGD,
mang lại những hiệu quả nhất định cho công tác QLGD nói chung và công tác
trong QL nhà trường nói riêng.
Thông báo kết luận 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Ban Chấp hành
Trung ương về thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục đào tạo
đến năm 2020 khi nói về vấn đề yếu kém của giáo dục và đào tạo đã nêu: “Việc
GD tư tưởng đạo đức, lối sống, về truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc, về
Đảng, về quyền lợi và nghĩa vụ công dân cho HS, sinh viên chưa được chú ý
đúng mức cả về nội dung và phương pháp; GD phổ thông mới chỉ quan tâm
nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người”, kỹ năng sống
và “dạy nghề” cho thanh thiếu niên [17].
Thực tế hiện nay mọi gia đình đều mong muốn con em mình học đến nơi
đến chốn, cố gắng tạo điều kiện cho con em học tập. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại
một bộ phận không nhỏ các gia đình ít quan tâm, thậm chí không quan tâm đến
việc GD con em.
Về phía xã hội, mọi người đều mong muốn có những công dân tốt, không
vi phạm đạo đức, kỷ luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Bộ Giáo
dục và Đào tạo có cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích
cực”. Tuy nhiên việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội còn nhiều lúng
túng, cần phải nghiên cứu.
16
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét