Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016
Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng
tin này cũng giúp các nhà quản lý có các quyết định chính xác trong việc phân công
GV, xây dựng tiêu chí tuyển chọn GV mới, xét khen thưởng GV…Trong quy trình
đánh giá này, SV thường được xem là nguồn đánh giá tin cậy. SV là người đầu
tiên được thụ hưởng sự giảng dạy của GV nên họ sẽ là nguồn thích hợp để cung cấp
các thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của GV [Trần Xuân Bách, 2007].
Hiểu được tầm quan trọng của công tác này, các nghiên cứu cũng đã tập
trung đi sâu hơn về vấn đề này. Với nhận thức “đã có thị trường giáo dục trong xã
hội Việt Nam” [Nguyễn Kim Dung, 2011] và giáo dục được xác định như là một
dịch vụ, bởi lẽ nó liên quan tới nhu cầu thị trường lao động, chi phí vốn và lợi
nhuận thông qua quá trình đào tạo. Giáo dục còn là một bộ phận phúc lợi xã hội mà
mọi thành viên trong xã hội đều được hưởng tùy thuộc vào trình độ phát triển của
sản xuất và khả năng đáp ứng của nền kinh tế cũng như vai trò điều tiết của Nhà
nước thông qua hệ thống trường, lớp, quy mô phổ cập giáo dục, v,v...[Nguyễn Văn
Hộ, 2002]. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ sở giáo dục đại học trở thành một
đơn vị cung ứng dịch vụ cho khách hàng trực tiếp là SV. Từ đó, việc đánh giá chất
lượng giáo dục (dịch vụ) thông qua ý kiến SV (khách hàng) đang trở nên hết sức
cần thiết đối với các cơ sở giáo dục đại học.
Nhìn xa hơn ra thế giới, việc các trường lấy ý kiến phản hồi từ người học về
chất lượng đào tạo cũng đã được tiến hành và đã tiến hành từ rất lâu. Có thể kể đến
là các nghiên cứu của Lisa A. Ferguson và Gertrude P.Pannirselvam (2000), của
Clara và ctv (2001), của Kara. A. và Oscar. W. D. (2004), hay của D.W.S. Tai và
ctv (2010) ... Các nghiên cứu này thực hiện việc điều tra lấy ý kiến SV nhằm đo
lường sự hài lòng của họ về chất lượng giảng dạy và đào tạo của nhà trường. Trong
nước, các nghiên cứu theo hướng này cũng dần dần được công bố như nghiên cứu
Nguyễn Thành Long (2006), Trần Xuân Kiên (2009), Nguyễn Kim Dung (2010),
Nguyễn Thị Trang (2010), Nguyễn Thị Thắm (2010)... Điểm chung của các nghiên
cứu này là đều đi vào đánh giá sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo với khá
nhiều yếu tố được quan tâm như: Cơ sở vật chất, khả năng thực hiện cam kết của
nhà trường, sự quan tâm của nhà trường, đội ngũ GV, sự nhiệt tình của cán bộ,
2
GV... Các nghiên cứu sâu vào việc đánh giá sự hài lòng của SV đối với hoạt động
giảng dạy của GV thì còn khá hạn chế.
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động
giảng dạy của giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng” được thực hiện
với mong muốn đo lường được mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng
dạy của GV Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu
cung cấp những thông tin phản hồi về mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động
giảng dạy từ đó đề xuất một số khuyến nghị giúp nhà trường nâng cao chất lượng
giảng dạy nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy của GV
Trường CĐSP Sóc Trăng nhằm đưa ra những đề xuất, khuyến nghị giúp nhà trường
nâng cao chất lượng giảng dạy.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy của GV ở
các nội dung về phương tiện giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng
dạy, sự nhiệt tình của GV, sự quan tâm của GV đến SV.
- Tìm hiểu sự khác biệt về mức độ hài lòng của SV theo khóa học
- Đề xuất một số khuyến nghị giúp nhà trường cải thiện và nâng cao chất
lượng giảng dạy.
3. Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ hài lòng của SV
đối với hoạt động giảng dạy của GV ở các khía cạnh về: phương tiện giảng dạy, nội
dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, sự nhiệt tình của GV, sự quan tâm của GV
đến SV.
- Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ Trường CĐSP
Sóc Trăng.
3
- Giới hạn về khách thể trong khảo sát nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào
SV hệ cao đẳng chính quy đang học tập tại Trường CĐSP Sóc Trăng.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
SV hài lòng đối với hoạt động giảng dạy của GV Trường CĐSP Sóc Trăng ở
mức độ nào?
Có hay không sự khác biệt về mức độ hài lòng của SV các khoá học đối với
hoạt động giảng dạy của GV?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
(1) Phương tiện giảng dạy càng tốt thì mức độ hài lòng của SV càng tăng.
(2) Nội dung giảng dạy càng tốt thì mức độ hài lòng của SV càng tăng.
(3) Phương pháp giảng dạy càng tốt thì mức độ hài lòng của SV càng tăng.
(4) Sự nhiệt tình của GV càng cao thì mức độ hài lòng của SV càng tăng.
(5) Sự quan tâm của GV đối với SV càng cao thì mức độ hài lòng của SV càng
tăng.
(6) Có sự khác biệt về mức độ hài lòng của SV theo khóa học.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Sự hài lòng của SV đối với hoạt động
giảng dạy của GV Trường CĐSP Sóc Trăng.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là SV cao đẳng hệ chính quy của Trường
CĐSP Sóc Trăng.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp sử dụng
- Phương pháp hồi cứu tài liệu và thảo luận nhóm được sử dụng để hiệu chỉnh
mô hình nghiên cứu sự hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy của GV.
- Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để thu thập thông tin về mức
độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy của GV.
4
- Phương pháp thống kê toán học (sử dụng phần mềm SPSS) được sử dụng để
phân tích thông tin khảo sát về mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động giảng dạy
của GV.
- Phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn bán cấu trúc) để lấy thêm
thông tin phục vụ phân tích kết quả theo hai chiều.
6.2. Công cụ thu thập dữ liệu và các biến số
- Công cụ thu thập dữ liệu: Dàn bài thảo luận nhóm, bản phỏng vấn bán cấu
trúc và bảng hỏi phục vụ điều tra khảo sát.
- Các biến số:
+ Biến độc lập: Phương tiện giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp
giảng dạy, sự nhiệt tình của GV, sự quan tâm của GV đối với SV.
+ Biến phụ thuộc: Sự hài lòng của SV
7. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu
- Chọn mẫu để thảo luận nhóm: Mỗi khóa học chọn 5 SV. Với 3 khóa học sẽ
có 15 SV tham gia thảo luận nhóm tập trung.
- Chọn mẫu để khảo sát bằng bảng hỏi: Tổng thể nghiên cứu là toàn bộ 829
SV hệ cao đẳng chính quy của Trường CĐSP Sóc Trăng. Bằng phương pháp chọn
mẫu phân tầng ngẫu nhiên theo khóa học, với độ tin cậy 95% và mức sai số 5%,
mẫu được tính từ tổng thể 829 SV là 263 SV. Để đảm bảo tỉ lệ phản hồi, mẫu được
dự trữ thêm 10% (26 SV).
- Chọn mẫu để phỏng vấn bán cấu trúc: Chọn 10% mẫu nghiên cứu (khoảng
26 SV) để thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc.
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng hàng hoá/sản
phẩm/dịch vụ
Sự hài lòng của khách hàng (Customers Satisfaction) là một thuật ngữ thường
được sử dụng trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Theo Olu Ojo (2010), các công
ty đã chú ý đến việc thấu hiểu tốt hơn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng
để rồi sau đó chuyển những nhu cầu và mong muốn đó thành nhiệm vụ của công ty
để nhằm cung cấp cho khách hàng những gì họ thực sự cần và muốn. Kolter và
Armstrong (2011) cho rằng, sự hài lòng của khách hàng là chìa khóa để xây dựng
mối quan hệ có lợi với khách hàng, để giữ và gia tăng số lượng khách hàng. Chính
vì vậy, các công ty cần phải thường xuyên đo lường sự hài lòng của khách hàng và
bằng cách này họ có thể biết được chúng đã tốt đến đâu và có thể cải tiến như thế
nào.
Olu Ojo (2010) định nghĩa sự hài lòng của khách hàng như là kết quả của việc
đánh giá dựa trên nhận thức và tình cảm (cognitive and affective evaluation) và
khách hàng có thể có cảm nhận một trong ba mức độ thỏa mãn sau: Nếu hiệu quả
sản phẩm/dịch vụ họ cảm nhận được từ công ty (perceived performance) kém hơn
so với kỳ vọng của họ (expectations) thì họ sẽ cảm thấy thất vọng, không thỏa mãn.
Ngược lại nếu hiệu quả họ cảm nhận vượt hơn so với kỳ vọng thì họ sẽ cảm thấy hài
lòng; còn nếu hiệu quả họ cảm nhận tương xứng với kỳ vọng thì họ sẽ cảm thấy
bình thường, không khác biệt (indifferent).
Theo Kolter và Armstrong (2011), sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc vào
hiệu quả được cảm nhận của sản phẩm (product’s perceived performance) so với kỳ
vọng của người mua (buyer’s expectations). Nếu hiệu quả sản phẩm không đạt so
với kỳ vọng, khách hàng sẽ không hài lòng. Nếu hiệu quả tương xứng với kỳ vọng,
khách hàng sẽ hài lòng. Nếu hiệu quả vượt so với kỳ vọng, khách hàng sẽ hài lòng
cao. Và những công ty thông minh luôn nhắm đến việc làm hài lòng khách hàng
6
bằng sự hứa hẹn những điều họ có thể cung ứng và sau đó họ sẽ cung ứng tốt hơn
những gì họ đã hứa.
Theo Oliver (1981), sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng
đối với một giao dịch nhất định, trong đó phản ánh mối quan hệ giữa kỳ vọng của
khách hàng và cảm nhận thật sự của họ đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ nhận
được.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ
là hai khái niệm có quan hệ mật thiết với nhau. Sureshchandar (2002) xem xét sự
hài lòng của khách hàng như là một cấu trúc đa chiều như chất lượng dịch vụ và lập
luận rằng: Sự hài lòng của khách hàng được vận hành theo các yếu tố tương tự như
chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, đa số các nhà nghiên cứu khác cho rằng: Chất
lượng dịch vụ là tiền đề cho sự hài lòng của khách hàng [Cronin và Taylor, 1992;
Gotlieb và ctv, 1996; Lee và ctv, 2000].
Trong lĩnh vực giáo dục, các nghiên cứu cho thấy giữa chất lượng dịch vụ của
giáo dục đại học và sự hài lòng của SV thật sự có mối quan hệ chặt chẽ.
Hishamuddin Fitri Abu Hasan và ctv (2008) xác nhận có một mối quan hệ có ý
nghĩa giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của SV; cho nên việc cải tiến chất
lượng dịch vụ cũng sẽ dẫn đến việc tăng cường sự hài lòng của SV. Tương tự, khi
nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ lên sự hài lòng của SV, Ehsan
Malik và ctv (2010) cũng kết luận rằng: chất lượng dịch vụ có một sự ảnh hưởng rất
lớn đến sự hài lòng của SV và bản chất sự hài lòng của SV nằm ở chất lượng giảng
dạy và môi trường học tập của cơ sở giáo dục. Trong nghiên cứu đánh giá về mối
quan hệ giữa chất lượng dịch vụ giáo dục đại học và sự hài lòng của SV, Basheer
A.Al-Alak và Ahmad Salih Mheidi Alnaser (2012) tìm thấy một bằng chứng rõ ràng
là: chất lượng dịch vụ có mối quan hệ thuận với sự hài lòng của SV nên sự hài lòng
của SV có thể được tăng cường thông qua việc cải tiến chất lượng dịch vụ.
Trong nghiên cứu này, khái niệm về sự hài lòng của SV được xem xét và đo
lường trong mối quan hệ với chất lượng dịch vụ, cụ thể là chất lượng dịch vụ (hoạt
động giảng dạy) là tiền đề cho sự hài lòng của khách hàng (sự hài lòng của SV).
7
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét