Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Điện lực

trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ; đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình độ cập nhật kiến thức, kỹ năng; các chương trình để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức vừa làm vừa học...”. Con người không phải lúc nào cũng sống bình yên với những kiến thức đã học trong cuộc đời, từ những đòi hỏi của cuộc sống, họ luôn có nhu cầu bổ sung kiến thức. Với các hình thức học tập khác nhau, học tập suốt đời có một vai trò rất quan trọng. Xây dựng một xã hội học tập là điều mà Chính phủ Việt Nam quan tâm và hướng tới. Tuy nhiên, hình thức học tập vừa làm vừa học (không chính quy) này hiện nay đang bị xem nhẹ và nhiều người coi đó là “chiếu dưới” của học tập chính quy. Điều này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng đầu ra của sản phẩm tức là người học. Tại sao chất lượng của sinh viên hệ vừa làm vừa học lại kém hơn sinh viên hệ chính quy và biện pháp nào để thay đổi cách nhìn của mọi người đối với hình thức vừa làm vừa học? Câu hỏi này đã đươc nhiều nhà nghiên cứu có tâm huyết với nền giáo dục đề cập đến cũng như được nghiên cứu trong các luận văn tốt nghiệp, có thể kể đến như: - Một số biện pháp đổi mới quản lý công tác liên kết đào tạo tại chức ở trung tâm giáo dục thường xuyên Hải Phòng, Đỗ Văn Hạ, 2003. - Tổ chức hoạt động liên kết giữa khoa tại chức trường Đại học Bách khoa Hà Nội với các cơ sở đào tạo ngoài trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh hiện nay, Võ Khánh Can, 2006. - Hoàn thiện quy trình Đào tạo cử nhân hệ Tại chức ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Luận văn Thạc sĩ khóa 2004-2006 của Phạm Trung Kiên – Học viện Báo chí và Tuyên truyền. - Thực trạng và một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức đào tạo hệ tại chức trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, Hà Văn Lợi, 1999. Trong phạm vi cho phép, tác giả chỉ xin đề cập đến vấn đề quản lý đào tạo Đại học hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Điện lực. Đây là một vấn đề chưa có tác giả nào nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu về công tác quản lý đào tạo đã đạt được trong những năm qua, chúng ta có thể phân tích sâu hơn những cái được và chưa được trong công tác quản lý đào tạo cụ thể là hệ VLVH nhằm đề xuất những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo hệ VLVH của Trường Đại học Điện lực. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý và quản lý đào tạo 1.2.1. Quản lý Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý, người ta xem quản lý như là một hoạt động khó khăn, phức tạp nhưng có ý nghĩa rất quan trọng của con người xét từ góc độ phát triển của mỗi tổ chức cơ quan đến một quốc gia hay toàn thế giới. Chung quanh khái niệm “quản lý”, các tác giả tiếp cận từ những góc độ khác nhau, đã đưa ra nhiều ý kiến đa dạng khác nhau. Tuy vậy, những khái niệm đa dạng đó đều có một nét chung là tất cả đều mô tả, giải thích về bản chất, về lý luận và các kỹ thuật làm cơ sở cho hoạt động quản lý. - Quản lý là một dạng lao động xã hội đặc biệt, điều khiển các hoạt động lao động, vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật, đồng thời cũng là sản phẩm có tính lịch sử. C. Mác viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều dẫn đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” - W.Tayor cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. - Mary Parker Follett khẳng định rằng, quản lý là một quá trình hoạt động, liên tục, kế tiếp nhau chứ không tĩnh tại [7, tr. 39]. - Theo tác giả người Đức Baranger cho rằng, quản lý là cai trị một tổ chức bằng cách đặt ra các mục tiêu hoàn chỉnh các mục tiêu cần phải đặt, là lựa chọn, sử dụng các phương tiện nhằm đạt được các mục tiêu đã định. - Theo quan điểm triết học: quản lý được xem như một quá trình liên kết thống nhất giữa chủ quan và khách quan để đạt mục tiêu nào đó. - Theo quan điểm chính trị xã hội, người ta cho rằng: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [10, tr. 7] - Theo quan điểm hệ thống: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường” [23, tr. 43] - Theo giáo sư Hà Thế Ngữ, giáo sư Đặng Vũ Hoạt: Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn. [16,tr. 17] Như vậy, tùy theo cách tiếp cận và quan điểm khác nhau, người ta có thể nêu ra những khái niệm về quản lý khác nhau nhưng hiểu theo nghĩa chung nhất ta có thể định nghĩa như sau: Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý thông qua việc lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra các hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đinh. Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý (chủ thể quản lý) đến người bị quản lý (khách thể quản lý) nhằm đạt mục tiêu chung. Bản chất đó có thể được thể hiện ở mô hình sau: Mô hình 1.1: Mô hình về quản lý Chủ thể quản lý Khách thể quản lý Mục tiêu quản lý Nội dung quản lý Công cụ, PP quản lý 1.2.2. Chức năng quản lý Từ những quan niệm chung về quản lý, chúng ta thấy quản lý là một thuộc tính gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó. Khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định thì quản lý được tách ra thành một chức năng riêng của lao động xã hội, từ đó xuất hiện những bộ phận người, những tổ chức và cơ quan chuyên hoạt động quản lý, đó là những chủ thể quản lý, số còn lại là những đối tượng quản lý hay còn gọi là khách thể quản lý. Hoạt động quản lý bao gồm 4 chức năng cụ thể là: - Chức năng lập kế hoạch - Chức năng tổ chức - Chức năng chỉ đạo - Chức năng kiểm tra Các chức năng quản lý có mối liên hệ mật thiết với nhau và được sơ đồ hóa như sau: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ chức năng quản lý Kế hoạch Kiểm tra Thông tin Chỉ đạo Tổ chức (Nguồn: Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009. Trên đây là bốn chức năng quản lý chung nhất mà bất kỳ chủ thể quản lý nào cũng phải thực hiện, chúng kế tiếp nhau và độc lập tương đối với nhau. Tập hợp các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình quản lý. Đặc biệt trong mọi quá trình quản lý, người quản lý phải thực hiện một dãy chức năng kế tiếp nhau một cách logic, bắt buộc, bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ quản lý cho tới khi kiểm kê các kết quả đạt được và tổng kết các quá trình quản lý. Trên cơ sở phân tích các kết quả đạt được người quản lý lại đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý mới. Quá trình này được diễn ra một cách “tuần hoàn” và có thể gọi đó là chu trình quản lý. Trong chu trình quản lý có sự tham gia của hai yếu tố vô cùng quan trọng đó là thông tin và quyết định. Trong đó thông tin có vai trò là huyết mạch của hoạt động quản lý đồng thời cũng là tiền đề của một quá trình quản lý tiếp theo. 1.2.3. Quản lý giáo dục - Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của bộ máy quản lý giáo dục đến hình thức giáo dục và hoạt động giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt đến kết quả mong đợi. Quan hệ cơ bản của hoạt động giáo dục là quan hệ của người quản lý với người dạy và người học trong hoạt động giáo dục. Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh [17, tr. 26] Quản lý giáo dục theo nghĩa rộng là quản lý quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người trong các chế độ chính trị, xã hội khác nhau mà trách nhiệm là của nhà nước và hệ thống đa cấp của ngành giáo dục từ trung ương cho đến địa phương. Quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường là một phương hướng cải tiến quản lý giáo dục theo nguyên tắc tăng cường phân cấp quản lý nhà trường nhằm phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể quản lý trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo mà xã hội đang yêu cầu. Trong hệ thống giáo dục, con người giữ vai trò trung tâm của mọi hoạt động, con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý. Mọi hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục đều hướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, bởi vậy con người là nhân tố quan trọng nhất trong quản lý giáo dục. 1.2.4. Nhà trường và quản lý trường đại học 1.2.4.1.Khái niệm về nhà trường Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, nơi tổ chức, thực hiện và quản lý quá trình giáo dục. Quá trình này được thực hiện bởi hai chủ thể: người được giáo dục (người học) và người giáo dục (người dạy). Trong quá trình giáo dục, hoạt động của người học và hoạt động của người dạy luôn luôn gắn bó, tương tác, hỗ trợ nhau, dựa vào nhau để thực hiện mục tiêu giáo dục theo nhu cầu của xã hội. Nhà trường là cơ quan chuyên trách việc đào tạo con người mới xã hội, là một thiết chế xã hội được tổ chức và hoạt động theo một mục đích, với nội dung giáo dục được chọn lọc và sắp xếp hệ thống, với những phương pháp giáo dục cơ sở khoa học và thực tiễn, với những nhà sư phạm đã được trang bị đầy đủ về kiến thức khoa học và phẩm chất đạo đức. Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục quốc gia, ở đó vừa mang tính giáo dục vừa mang tính xã hội, trực tiếp tiến hành quá trình giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục. Nhà trường là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp, có nội dung chương trình, có phương tiện và phương pháp hiện đại, có đội ngũ các nhà sư phạm được đào

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét