Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016
ử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt lớp 10 cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum
MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Chất lƣợng giáo dục đào tạo là một trong những vấn đề rất đƣợc quan tâm ở
nƣớc ta hiện nay. Với quan niệm xem đầu tƣ cho giáo dục là “đầu tư cho phát
triển”, nƣớc ta ngày càng có nhiều chủ trƣơng, chính sách cũng nhƣ giải pháp để
tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục. Một trong những biện pháp quan trọng đó
là “Đổi mới phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá(KT-ĐG)”.
Bên cạnh đó, giáo dục còn đƣợc đổi mới do nhu cầu của sự phát triển xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển về nhiều mặt, kéo theo nhu cầu cung cấp nguồn nhân
lực có chất lƣợng cao xuất phát từ một nền giáo dục vững vàng.
Giáo dục nƣớc nhà còn xác định đƣợc nhu cầu và xu thế đổi mới trên toàn
thế giới bên cạnh nhu cầu trong nƣớc. Điều này tất yếu cần phải có một nền giáo
dục chuyên nghiệp. Giáo dục ngày nay không chỉ cung cấp kiến thức cho ngƣời học
một cách thụ động, một chiều mà coi trọng việc giáo dục phƣơng pháp, giáo dục
cách tự khám phá tri thức, tự khám phá bản thân trên cơ sở đó làm nền tảng cho
việc học tập suốt đời.
Một lý do nữa là do có sự thay đổi về chất của các đối tƣợng trong giáo dục.
Ngƣời học ngày nay chủ động, tích cực và hiểu biết nhiều hơn trƣớc sự phát triển
nhanh chóng và đa dạng của xã hội. Chính vì điều này đòi hỏi một nền giáo dục đa
chiều, đa cấp và chủ động hơn trong công tác giảng dạy.
Nhà nƣớc, Chính Phủ và Bộ giáo dục đã đƣa ra nhiều định hƣớng trong công
tác giáo dục hiện nay. Với tinh thần của nghị quyết 2-BCHTW Đảng khóa VIII:
“Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục đào tạo” thì vấn đề đổi mới và hoàn thiện
trong kiểm tra đánh giá cần phải đƣợc tiến hành một cách đồng bộ để tạo sự chuyển
biến về chất lƣợng.
Thực tế hiện nay vấn đề chất lƣợng giáo dục nói chung và việc ra đề thi,
chấm thi nói riêng đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm hàng đầu của ngành giáo
9
dục. Cách tổ chức thi và chấm thi vẫn chủ yếu diễn ra theo phƣơng thức tự luận, kết
quả không phản ánh đúng thực trạng của ngƣời học. Một trong những phƣơng
hƣớng để cải thiện thực trạng trên đó là sử dụng trắc nghiệm khách quan (TNKQ)
vào kiểm tra đánh giá kết quả học tập của ngƣời học và hoàn thiện hơn phƣơng
pháp thi tự luận trƣớc đây.
Tại các trƣờng phổ thông, phân môn Tiếng Việt (TV) thuộc bộ môn Ngữ
Văn là một môn học đƣợc xem là hết sức quan trọng trong việc cung cấp những
kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Vì vậy, việc
đánh giá một cách khoa học kết quả học tập môn Tiếng Việt giữ vai trò quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả và chất lƣợng học tập của môn học. Bên cạnh đó, việc
tổ chức thi cho môn học này lại chủ yếu diễn ra dƣới hình thức tự luận nên chỉ đánh
giá đƣợc một số mục tiêu học tập đƣợc xác định ban đầu. Xuất phát từ những cơ sở
lí luận và thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập nói chung và kiểm tra
đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh trƣờng Trung học Chuyên
Kon Tum nói riêng, chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp
10 Ban cơ bản tại trường Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum” làm đề tài luận văn
nghiên cứu của mình
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập môn Tiếng Việt của học sinh trƣờng Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum nhằm
giúp ngƣời dạy và ngƣời học đạt đƣợc mục tiêu môn học đầy đủ hơn.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Giới hạn về đối tƣợng trong khảo sát nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào học sinh
đang theo học lớp 10 chƣơng trình cơ bản tại trƣờng Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum.
Giới hạn nội dung: câu hỏi TNKQ cho chƣơng trình Tiếng Việt lớp 10 ban cơ bản.
II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu
1.1. Giả thuyết nghiên cứu
10
Việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn
Tiếng Việt lớp 10 Ban cơ bản (hiện nay trong nhà trƣờng phổ thông) còn
mang tính tự phát nên giáo viên chƣa xác định đƣợc một cách hệ thống việc
đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu.
Sử dụng câu hỏi TNKQ đa lựa chọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập
môn Tiếng Việt lớp 10 ban cơ bản sẽ giúp giáo viên và học sinh đánh giá các mục
tiêu cơ bản mà môn học đặt ra đầy đủ hơn, toàn diện và khách quan hơn.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Việc sử dụng một cách hệ thống câu hỏi TNKQ đa lựa chọn có phù hợp cho
việc đánh giá kết quả học tập môn tiếng Việt 10 ban cơ bản theo mục tiêu đề
ra hay không?
Các đề thi dạng câu hỏi TNKQ đa lựa chọn đang đƣợc sử dụng trong nhà
trƣờng có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cũng nhƣ đánh giá đƣợc đầy đủ các
mục tiêu môn học đề ra không?
Có thể xây dựng các bộ đề, bộ câu hỏi TNKQ đa lựa chọn cho các mục đích
kiểm tra khác nhau kết quả học tập môn tiếng Việt 10 ban cơ bản hay không?
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy và học.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thiết kế câu hỏi TNKQ đa lựa chọn và xây dựng đề thi
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng các loại câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh
- Nghiên cứu chỉnh sửa câu hỏi TNKQ cho chƣơng trình Tiếng Việt lớp 10 ban cơ bản.
- Xác định các mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt và tiến hành kiểm tra đánh giá
thông qua câu hỏi TNKQ đa lựa chọn.
- Thử nghiệm các câu hỏi.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 10 Ban cơ bản của
học sinh lớp 10 trƣờng Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum.
11
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn vào kiểm tra đánh giá
kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 10 Ban cơ bản của học sinh lớp 10 trƣờng
Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài. (Nghiên cứu các tài
liệu về đo lƣờng, đánh giá trong giáo dục, Nghiên cứu bộ sách giáo khoa môn Ngữ
Văn bậc Trung học phổ thông (THPT) phân ban và không phân ban).
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phƣơng pháp điều tra: điều tra ý kiến của giáo viên (GV) trong sử dụng câu
hỏi TNKQNLC trong đánh giá kết quả học tập môn học.
Phƣơng pháp phỏng vấn: phỏng vấn GV, cán bộ quản lý (CBQL) về quan
điểm sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (TNKQNLC)
trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm: nghiên cứu các đề thi, các câu hỏi
TNKQNLC tồn tại trong thực tiễn nhà trƣờng.
Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia về
các bộ đề.
Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: thử nghiệm các câu hỏi, đề thi đƣợc
thiết kế.
4.3. Thu thập và xử lý số liệu trong quá trình nghiên cứu thông qua công cụ
phân tích là phần mềm Excel, Quest và SPSS.
5. Phạm vi và thời gian khảo sát
Phạm vi nghiên cứu: Trƣờng Trung học Chuyên tỉnh Kon Tum
Thời gian triển khai nghiên cứu: Dự kiến sẽ nghiên cứu trong khoảng từ tháng
10/2008 đến tháng 12/2009.
12
III. TỔNG QUAN
Trong lịch sử phát triển của quá trình giáo dục, (KTĐG) đƣợc coi là một
khâu có vai trò rất quan trọng, là bộ phận cấu thành của quá trình dạy học. Đƣợc
xem là một khâu cung cấp thông tin, dữ liệu về sự vận động đƣơng thời của quá
trình dạy và học, KTĐG tạo cơ sở cho các chủ thể điều khiển sự vận động đó với
chất lƣợng và hiệu quả cao hơn. Trong thực tế, KTĐG đã đƣợc thể hiện dƣới nhiều
hình thức khác nhau nhằm hƣớng đến những mục đích khác nhau. KTĐG là khâu
cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất bởi nó không chỉ cho ta biết quá trình
đào tạo có đạt mục đích hay không mà còn cung cấp những thông tin hữu ích để
điều chỉnh toàn bộ hoạt động xảy ra trƣớc đó. Kiểm tra đánh giá là cái đích để
ngƣời học tùy theo khả năng của bản thân tìm cách riêng cho mình hƣớng tới. Với
nghĩa này, kiểm tra đánh giá sẽ định hƣớng cách dạy của thầy và cách học của trò
sao cho hiệu quả nhất, nghĩa là cùng hƣớng tới đạt mục tiêu. Ngoài ra, thông tin
khai thác từ kiểm tra đánh giá sẽ rất hữu ích cho việc điều chỉnh phƣơng pháp dạy
của thầy và phƣơng pháp học của trò, đồng thời giúp các nhà quản lý có những
thay đổi cần thiết trong quá trình tổ chức đào tạo.
Tuy nhiên, nổi lên một vấn đề chung là làm thế nào để kiểm tra và đánh giá
kết quả học tập của ngƣời học một cách chính xác, khách quan và công bằng trong
quá trình dạy và học. Vấn đề này từ lâu đã nhận đƣợc nhiều mối quan tâm nghiên
cứu của các nhà khoa học trong các lĩnh vực có liên quan. Gắn kết với nhau bằng
mối quan hệ chặt chẽ, nếu KTĐG một cách chính xác, khách quan, công bằng kết
quả học tập của học sinh sẽ là cơ sở, là nền tảng thông tin đầy đủ về thực trạng học
tập để từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học nhằm nâng cao chất lƣợng
dạy học. Trong bài phát biểu trƣớc Quốc hội mới đây, Thủ tƣớng Trung Quốc Ôn
Gia Bảo nhấn mạnh: “Giáo dục là hòn đá tảng trong sự nghiệp phát triển quốc gia
và công bằng giáo dục là sự công bằng xã hội quan trọng nhất trong tình hình hiện
nay”. Trong trƣờng hợp này, trắc nghiệm có thể đƣợc biểu hiện nhƣ một công cụ
hữu hiệu trong việc đo lƣờng và đánh giá kết quả học tập của ngƣời học.
13
Trắc nghiệm đã có một thời gian phát triển trong KTĐG và bƣớc đầu đã đƣợc
sử dụng để đo lƣờng trong KTĐG. Trên thế giới, việc sử dụng trắc nghiệm vào các mục đích
khác nhau đã đƣợc xuất hiện từ rất sớm. Cho đến ngày nay, trắc nghiệm đã không ngừng
phát triển và đƣợc áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Giáo dục và đào tạo.
Vào thế kỉ XIX, ngƣời ta bắt đầu quan tâm đến phép đo về những khác biệt
cá nhân. Francis Galton, một trong những ngƣời đã cống hiến đời mình cho việc
nghiên cứu cá nhân con ngƣời, là ngƣời đầu tiên quan tâm đến đặc tính cá nhân có
di truyền hay không nhằm chọn lọc những ngƣời làm cha làm mẹ tốt nhất. Từ đó,
ông triển khai các trắc nghiệm để đo các đặc điểm con ngƣời và gọi đó là các trắc
nghiệm về trí tuệ. [18].
Ở Châu Âu, đặc biệt là ở Mỹ, lĩnh vực khoa học này phát triển mạnh vào thời
kì trƣớc và sau thế chiến thứ hai. Đầu thế kỉ XIX, E. Thondike là ngƣời đầu tiên dùng
trắc nghiệm nhƣ một phƣơng pháp “khách quan và nhanh chóng” để đo trình độ kiến
thức của học sinh dùng với một số môn học và sau đó là đối với một số lĩnh vực kiến
thức khác.[15] Năm 1904 nhà tâm lí học ngƣời Pháp - Alfred Binet- trong quá trình
nghiên cứu trẻ em mắc bệnh tâm thần, đã xây dựng một số bài trắc nghiệm về trí
thông minh. Ông là ngƣời xây dựng phƣơng pháp để xác định những trẻ em bị tàn
tật về mặt tâm thần, không thể tiếp thu đƣợc lƣợng kiến thức theo cách dạy bình
thƣờng ở nhà trƣờng. Bộ câu hỏi của ông yêu cầu những kĩ năng tổng quát, cách lập
luận thông thƣờng và một kho những kĩ năng chung cho câu trả lời. Điểm số đƣợc
cho dựa theo tuổi trí lực. Năm 1916, tiến sĩ Lewis Terman ở trƣờng đại học
Stanford đã dịch và soạn các bài trắc nghiệm này ra tiếng Anh, từ đó trắc nghiệm trí
thông minh đƣợc gọi là trắc nghiệm Stanford – Binet. [8] Các TN Binet đƣợc sử
dụng rộng rãi trong một thời gian dài và có tác động lớn đến việc triển khai các
phép đo lƣờng tiếp theo.
Vào thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, việc sử dụng TN trong trƣờng học đƣợc
bắt đầu với các TN vấn đáp sau đó dần phát triển thành TN tự luận. TN Binet
đƣợc dùng để đo năng lực tổng quát, không dành để đo thành quả học tập trong
nhà trƣờng và cũng không thích hợp để dùng nhƣ một công cụ đánh giá chung
14
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét