Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016
Thí điểm đánh giá môn học tại trường Đại học Thủy Lợi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền giáo dục Việt Nam tương lai sẽ ra sao? câu hỏi khiến nhiều người lo ngại. Việc
nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam đang trở nên khó khăn và cấp bách hơn bao
giờ hết, do đó rất cần sự chung sức của các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước và sự
giúp đỡ của các cơ sở giáo dục ngoài nước để nền giáo dục Việt Nam ngày càng phát
triển. Các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước nói chung đang cố gắng nâng cao chất
lượng đào tạo của mình bằng rất nhiều phương pháp khác nhau, các trường đại học nói
riêng dựa vào sự đóng góp ý kiến của người học, người sử dụng lao động, hay tự đánh
giá mình… để rút ra những mặt mạnh, những mặt còn tồn tại, để từ đó có biện pháp
cho phù hợp.
Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên hay đánh giá môn học
hiện nay là một trong những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nó giúp cho:
Giảng viên muốn biết việc giảng dạy của mình có hiệu quả hay không; Cán bộ quản lý
muốn biết các môn học có thu hút được nhiều sinh viên hay không; Hiệu trưởng,
trưởng Khoa muốn có những minh chứng cụ thể trong việc đánh giá cán bộ của mình.
Thấy được tầm quan trọng nên hiện nay đã có nhiều trường đại học trong nước triển
khai công tác này, đặc biệt là sau khi Bộ Giáo dục và đào tạo ra công văn số
1276/BGDDT-NG ngày 20/2/2008 về việc Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ
người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Tuy nhiên hai khái niệm chất lượng
hoạt động giảng dạy và đánh giá môn học là hoàn toàn khác nhau. Hầu hết các trường
đại học đều sử dụng phương pháp dùng bảng hỏi và phát đến tay từng sinh viên để lấy
ý kiến. Tuy vậy phát vào thời điểm nào là hợp lí, dùng bộ công cụ nào cho phù hợp và
phân tích thế nào để đảm bảo tính khách quan, đáng tin cậy.
Trường đại học Thủy lợi hiện nay mới chỉ thực hiện một số hoạt động đảm bảo chất
lượng như: Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên; Đánh giá một
số chương trình đào tạo; Đánh giá môn học mới chỉ thực hiện đơn lẻ theo yêu cầu của
1
một vài bộ môn, bộ công cụ đánh giá môn học do bộ môn tự thiết kế phù hợp với môn
học của họ. Do đó để mở rộng hoạt động này thành nhiệm vụ bắt buộc thì cần phải có
bộ công cụ đánh giá chung cho tất cả các môn học của trường đại học Thuỷ lợi. Chọn
đề tài “Thí điểm đánh giá môn học tại trường đại học Thuỷ lợi” nhằm điều chỉnh và
đưa ra bộ công cụ chuẩn phục vụ cho việc đánh giá môn học của nhà trường, thêm vào
đó để nhà trường thấy được ý nghĩa quan trọng của công tác này và nó không thể thiếu
trong hoạt động đảm bảo chất lượng của trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu là đánh giá thí điểm một vài môn học tại
trường đại học thủy lợi nhằm giúp nhà trường có cái nhìn khái quát về chất lượng của
từng nhóm môn học về các mặt: tổ chức môn học, nội dung chương trình đào tạo, kiểm
tra đánh giá của môn học,… từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm
của từng loại môn học. Đồng thời đưa ra bộ công cụ đánh giá dùng chung cho tất cả
các môn học của trường đại học Thuỷ lợi, tiến đến đưa bộ công cụ này vào lấy ý kiến
sinh viên bằng trực tuyến.
3. Giới hạn nghiên cứu
-
Đánh giá 5 môn học đại diện cho nhóm các môn học: Đại cương, cơ sở ngành
và chuyên ngành.
-
Thời gian: Học kỳ I năm học 2011-2012.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1
Câu hỏi nghiên cứu
Việc thử nghiệm đánh giá các môn học ở trường ĐHTL đạt được những kết quả
như thế nào ?
4.2.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.3.1. Khách thể nghiên cứu:
2
- Sinh viên đang theo học: các khóa tín chỉ 50,51,52,53.
- Giáo viên đang giảng dạy tại trường: các môn được đánh giá
- Cán bộ quản lý của trường (có liên quan đến công tác đào tạo)
4.3.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Các môn học đánh giá: Cơ học cơ sở 1; Thủy lực công trình; Cơ kết cấu; Tư
tưởng Hồ Chí Minh và Kỹ thuật & tổ chức xây dựng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu thành công sẽ đóng góp thêm vào các
công trình nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐHTL đó là
SV đánh giá môn học.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thí điểm môn học tại trường ĐHTL có tác dụng
tích cực tới SV, GV và nhà trường. Dựa trên kết quả thu được, nghiên cứu đưa ra
những đề xuất với lãnh đạo trường ĐHTL, với GV, CBQL nhằm mục đích nâng cao
hơn nữa chất lượng đào tạo của nhà trường.
3
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chất lượng giáo dục hiện nay đang rất được quan tâm. Để nâng cao chất lượng đào
tạo của trường đại học có nhiều cách khác nhau như: Kiểm định chất lượng trường đại
học; Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên; Đánh giá chương trình đào tạo;
Đánh giá chương trình giảng dạy; và đánh giá hiệu quả môn học.
Trong các quốc gia phát triển, CLGD của một trường đại học được công nhận bởi
việc trường đã được KĐCL và thứ hạng của trường trong các Bảng xếp hạng thế giới.
Trong hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tồn tại ít nhất một tổ chức KĐCLGD. Căn
cứ trên những mục tiêu và yêu cầu nhất định, các tổ chức KĐCL xây dựng những tiêu
chí đánh giá để KĐCL. Hiệp hội các Trường ĐH và CĐ ở Vùng Đông Bắc Mỹ
(NEASC) có 11 tiêu chuẩn KĐCL; Tổ chức Đảm bảo chất lượng của Châu Âu
(ENQA) có 15 tiêu chuẩn KĐCL; Mạng lưới ĐBCL của các trường hàng đầu Đông
Nam Á (AUN-QA) có 11 tiêu chuẩn để KĐCL trường đại học và 18 tiêu chuẩn KĐCL
chương trình đào tạo (trong đó TC13: Sinh viên đánh giá môn học). Ở Việt Nam, năm
2004 có khoảng 20 trường đã được kiểm định thí điểm và sử dụng các tiêu chuẩn
KĐCL trường ĐH do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành lần thứ nhất vào ngày
02/12/2004 (Quyết định số 38/QĐ-BGD&ĐT) có 10 tiêu chuẩn và 53 tiêu chí. Đến
năm 2007 Bộ đã chỉnh sửa lại và ban hành quy định về tiêu chuẩn ĐGCLGD trường
đại học gồm 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí [6]. So sánh giữa hai Bộ tiêu chuẩn thấy rằng,
Bộ tiêu chuẩn 2007 có bổ sung thêm 8 tiêu chí thì có đến 6 tiêu chí như sau:
Tiêu chí 2 (TC1) bổ sung thêm là: Mục tiêu của trường đại học được xác định phù
hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật giáo dục và sứ mạng đã
tuyên bố của nhà trường.
Tiêu chí 2.5 (TC2): Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm
trung tâm hoặc các cán bộ chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai
4
các hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà
trường.
Tiêu chí 3.6 (TC3): Chương trình giáo dục được định kỳ đánh giá và thực hiện cải
tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.
Tiêu chí 4.7 (TC4): Có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau
khi ra trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu xã
hội.
Tiêu chí 5.8 (TC5): Nhà trường có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các
hoạt động giảng dạy của giảng viên, chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp
giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học.
Tiêu chí 6.9 (TC): Người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của
giảng viên khi kết thúc môn học, được tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trường
đại học trước khi tốt nghiệp.[13]
Từ đó thấy rằng việc nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học là rất cấp thiết
và không thể thiếu yếu tố sinh viên tham gia vào. Vì sinh viên chính là sản phẩm của
chất lượng đào tạo, tiếng nói của họ sẽ giúp đổi mới nội dung và chương trình đào tạo.
Các thông tin thu được từ đánh giá của sinh viên đã không chỉ giúp giảng viên tự điều
chỉnh phương pháp giảng dạy mà còn giúp nhà trường xem xét lại nội dung và chương
trình đào tạo của trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó các trường thường
xuyên lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên và về môn học mà họ
được học. Vai trò của sinh viên rất lớn cũng giống như vị trí của các hoạt động đánh
giá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học.
Đánh giá môn học không phải là một hoạt động mới mẻ vì ở Việt nam đã có rất
nhiều trường thực hiện, nó có tầm quan trọng không thể thiếu trong công cuộc chiến
lược phát triển của các trường đại học nói chung và của trường ĐH Thủy lợi nói riêng.
Hiệu quả của nó mang lại là rất có ý nghĩa trong hệ thống đảm bảo chất lượng của các
trường ĐH. Trong nền giáo dục hiện nay, bên cạnh đánh giá hoạt động giảng dạy của
5
giảng viên thì không thể không kể đến vai trò của môn học vì môn học chính là cầu nối
kiến thức giữa giáo viên và sinh viên. Sinh viên tiếp thu kiến thức tốt đến đâu một phần
do sự truyền đạt của giáo viên, một phần dựa vào chất lượng nội dung môn học và
phần còn lại phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan khác. Nói như vậy
không có nghĩa là đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên cũng chính là đánh giá
môn học, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Rất nhiều trường vẫn đưa lẫn cả hai
đối tượng này vào đánh giá chung, như thế sẽ không rõ ràng: môn học hay, không có
nghĩa là giáo viên dạy hay và ngược lại môn học dở, không phải do giáo viên dạy
không hay.
Ở Châu Âu, sinh viên tham gia đánh giá hiệu quả môn học đã có từ năm 1930 và
các trường đại học tại một số nước trong Asean cũng đã áp dụng phương pháp này để
nâng cao chất lượng giảng dạy. Ở Việt nam, trường ĐHQGHN cũng đã tiến hành đánh
giá thử nghiệm hiệu quả môn học từ năm 2004. Phiếu đánh giá của Trung tâm đảm bảo
chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục gồm 46 câu hỏi được chia thành
5 nhóm nhân tố sau:
Nhóm 1: Điều kiện cơ sở vật chất (1 câu và 8 mục nhỏ)
Nhóm 2: Chương trình môn học (14 câu)
Nhóm 3: Phương pháp giảng dạy (21 câu)
Nhóm 4: Kiểm tra đánh giá (5 câu)
Nhóm 5: Năng lực sinh viên (5 câu) [10]
Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TPHCM, bộ công cụ đánh giá hiệu quả môn học
gồm 6 tiêu chí:
Tiêu chí 1: Chuẩn bị giảng dạy (4 câu)
Tiêu chí 2: Nội dung giảng dạy của giảng viên (4 câu)
Tiêu chí 3: Phương pháp giảng dạy (4 câu)
Tiêu chí 4: Thực hiện quy chế giảng dạy của giảng viên (4 câu)
Tiêu chí 5: Tác phong sư phạm (4 câu)
6
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét