Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016
Đánh giá trình độ đọc hiểu tiếng Anh của sinh viên năm thứ hai so với Khung trình độ chung châu Âu (Nghiên cứu trường hợp tại Viện Kinh Tế và Công Nghệ Đông Á
dụng phổ biến ở châu Âu như một nền tảng lý luận thống nhất để thiết kế
chương trình, biên soạn giáo trình, xây dựng các bài kiểm tra trình độ,… Tầm
ảnh hưởng của Khung tham chiếu chung châu Âu còn lan rộng ra một số quốc
gia vốn là các cường quốc giáo dục châu Á khác như Singapore, Malaysia. Sau
khi nghiên cứu kỹ Khung tham chiếu chung châu Âu, nhiều chuyên gia cho
rằng khung tham chiếu này phù hợp với việc đổi mới dạy và học ngoại ngữ ở
Việt Nam. Khung tham chiếu chung châu Âu có thể cung cấp các tiêu chí khách
quan nhằm mô tả trình độ ngoại ngữ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc công nhận
các văn bằng được cấp cho những người học trong những bối cảnh khác nhau.
Mục tiêu chung của Khung tham chiếu chung châu Âu được mô tả như sau:
“…Cung cấp các phương tiện để các nhà quản lí đào tạo, các nhà thiết kế
chương trình, giáo viên, người đào tạo giáo viên, các cơ quan khảo thí, v.v có
thể định vị và phối hợp các nỗ lực để bảo đảm đáp ứng nhu cầu của người học.
Bằng cách tạo ra một cơ sở chung để mô tả tường minh các mục tiêu, nội dung
chương trình và phương pháp giảng dạy, Khung tham chiếu chung châu Âu sẽ
làm tăng tính minh bạch của các khóa học, nội dung chương trình và văn bằng
được cấp” (Vũ Thị Phương Anh, 2006, tr. 33-34)
Khung tham chiếu chung châu Âu cũng đã được đưa vào đề án dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
quyết định 1400/QĐ-TTG về việc phê duyệt đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong
hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020". Đề án qui định các mức
trình độ ngoại ngữ học sinh, sinh viên phải đạt được theo từng cấp độ từ phổ
thông lên đến cao đẳng, đại học. Theo đề án này, các sinh viên tại các trường cao
đẳng đào tạo không chuyên ngữ khi tốt nghiệp phải đạt trình độ tối thiểu là bậc 3
10
theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc. Theo như nội dung trong Khung tham
chiếu chung châu Âu, khả năng Anh Ngữ của người học được đánh giá dựa trên
các kỹ năng của ngôn ngữ là nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, trong thực tế, việc
áp dụng đánh giá trình độ ngoại ngữ theo Khung tham chiếu chung châu Âu ở
Việt Nam còn đang ở mức rất hạn chế. Hiện nay Việt Nam đang thực hiện giai
đoạn 2 của đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai
đoạn 2008-2020. Vì đây là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng cách đánh giá theo
Khung tham chiếu chung châu Âu nên việc tìm hiểu năng lực ngoại ngữ của các
đối tượng học ngoại ngữ là cần thiết. Theo đề án của Bộ Giáo Dục, Việt Nam chỉ
mới khảo sát trình độ ngoại ngữ của các giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại một số
địa phương trong cả nước. Vì đề án còn trong giai đoạn triển khai nên các nghiên
cứu về năng lực ngoại ngữ của sinh viên là chưa nhiều.Tại Viện Kinh tế Công
Nghệ Đông Á, các sinh viên sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng phải có trình độ
ngoại ngữ tương đương trình độ B ở Việt Nam. Viện kinh Tế Công Nghệ Đông
Á chủ yếu đào tạo các sinh viên thuộc các chuyên ngành kế toán, quản trị kinh
doanh, xây dựng. Các sinh viên được học tiếng Anh căn bản trong 120 tiết. Sau
đó, sinh viên được học tiếng Anh chuyên ngành. Đối với các sinh viên, kỹ năng
đọc hiểu thường được chú trọng hơn để các em có thể tự mình đọc hiểu thêm
những nguồn tài liệu nước ngoài có liên quan đến chuyên ngành của mình, có thể
tự học để nâng cao kiến thức chuyên môn. Khi tốt nghiệp các em phải đạt mức
B1 theo đề án của Bộ: “Đối với các cơ sở giáo dục đại học không chuyên ngữ,
chương trình đào tạo mới phải có mức kiến thức đạt trình độ tối thiểu là bậc 3 theo
Khung năng lực ngoại ngữ sau khoá tốt nghiệp.”[5] Trên cơ sở này, tôi muốn tìm
hiểu năng lực đọc hiểu tiếng Anh của sinh viên tại Viện Kinh Tế Công Nghệ
Đông Á sau khi hoàn tất năm thứ hai. Do đó tôi thực hiện đề tài “Đánh giá trình
11
độ đọc hiểu Tiếng Anh của sinh viên năm thứ hai so với Khung trình độ
chung châu Âu ” nhằm tìm hiểu khả năng đọc hiểu Tiếng Anh của sinh viên
năm thứ hai tại Viện Kinh Tế Công Nghệ Đông Á đáp ứng được đến đâu so với
yêu cầu về năng lực đọc hiểu mô tả ở bậc B1 của Khung tham chiếu chung châu
Âu. Nghiên cứu này chọn bậc B1 vì bậc B1 được xem là mức bắt đầu sử dụng
tiếng Anh độc lập trong một số tình huống hạn chế. Đây là mức mà nhà tuyển
dụng mong đợi ở tất cả nhân viên. Dưới mức này thì không thể gọi là có khả
năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc được[2].Từ đó, đề xuất các biện pháp
giúp cải thiện năng lực đọc hiểu của sinh viên từng bước tiến tới thực hiện tốt đề
án Dạy và Học Ngoại Ngữ mà Thủ tướng Chính phủ đã qui định.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là nhằm khảo sát trình độ đọc hiểu tiếng Anh
của sinh viên năm thứ hai tại Viện Kinh Tế và Công Nghệ Đông Á so với các
yêu cầu ở bậc B1 của Khung tham chiếu chung châu Âu.
Bên cạnh đó đề tài cũng nhằm tìm hiểu thái độ của giáo viên và sinh viên
đối với kỹ năng đọc hiểu; phương pháp dạy đọc hiểu của giáo viên tham gia
giảng dạy chương trình tiếng Anh căn bản và phương pháp học đọc hiểu của
sinh viên năm thứ hai; mối tương quan giữa thái độ đối với đọc hiểu và phương
pháp giảng dạy đọc hiểu của giáo viên đến thái độ đối với đọc hiểu, động cơ và
phương pháp học đọc hiểu của sinh viên; mối tương quan giữa thái độ, động cơ
và phương pháp học đoc hiểu của sinh viên đến kết quả kiểm tra. Từ đó đề xuất
một số giải pháp liên quan đến phương pháp dạy và học đọc hiểu nhằm giúp
sinh viên nâng cao năng lực đọc hiểu của mình.
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài
3.1. Phạm vi nghiên cứu
12
Đề tài được thực hiện tại Viện Kinh Tế và Công Nghệ Đông Á. Đối
tượng khảo sát là giáo viên đang tham gia giảng dạy chương trình tiếng Anh
căn bản và sinh viên đã hoàn tất năm thứ hai tại Viện Kinh Tế và Công Nghệ
Đông Á.
Đề tài chỉ khảo sát năng lực đọc hiểu của sinh viên năm thứ hai, thái độ
đối với đọc hiểu, phương pháp dạy đọc hiểu của giáo viên và thái độ đối với
đọc hiểu, động cơ và phương pháp học đọc hiểu của sinh viên.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp hồi cứu tư liệu: thu thập và phân tích các tài liệu lý
luận cơ bản liên quan đến vấn đề đánh giá khả năng đọc hiểu của sinh viên. Trên
cơ sở đó, xác định rõ những nội dung của vấn đề đã được nghiên cứu, những tài
liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
3.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và đề thi theo chuẩn của
Khung tham chiếu chung châu Âu: nhằm tìm hiểu trình độ đọc hiểu tiếng Anh so
với mức B1 của Khung tham chiếu chung châu Âu của sinh viên; thái độ đối với
đọc hiểu và phương pháp dạy đọc hiểu của giáo viên; thái độ đối với đọc hiểu,
động cơ và phương pháp học đọc hiểu của sinh viên đã hoàn tất năm thứ hai tại
Viện Kinh tế và Công Nghệ Đông Á.
Nghiên cứu đươc thực hiện thông qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng cách chọn ngẫu nhiên thuận tiện ở
các lớp 30 sinh viên, cho các em làm đề thi được thiết kế theo Khung tham
chiếu chung châu Âu để xác định độ giá trị và độ tin cậy của đề thi, kết hợp với
13
việc phát bảng hỏi cho các em để điều chỉnh cách sử dụng thuật ngữ thang đo
khảo sát thái độ, động cơ và phương pháp học đọc hiểu của sinh viên.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện với kích thước mẫu 170 sinh viên
đã hoàn tất năm thứ hai của các lớp kế toán, quản trị và xây dựng thông qua
việc cho sinh viên làm đề thi được thiết kế theo Khung tham chiếu chung châu
Âu để đánh giá năng lực đọc hiểu của sinh viên kết hợp với việc phát bảng hỏi
để đánh giá thang đo và tìm hiểu về thái độ đối với kỹ năng đọc hiểu, động cơ
và phương pháp học tập kỹ năng đọc hiểu của sinh viên. Bảng hỏi dành cho
giáo viên được phát cho các giáo viên giảng dạy chương trình tiếng Anh căn
bản để tìm hiểu về thái độ đối với kỹ năng đọc hiểu cũng như phương pháp dạy
kỹ năng đọc hiểu của các giáo viên.
3.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn 10 sinh viên và một số
giảng viên đang học tập và giảng dạy tại Viện Kinh Tế và Công Nghệ Đông Á
để thu thập những thông tin cần thiết nhằm làm rõ hơn những vấn đề liên quan
đến thái độ đối với kỹ năng đọc hiểu, phương pháp dạy và học kỹ năng đọc hiểu
của giáo viên và sinh viên.
3.2.4. Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để
phân tích định lượng thang đo và năng lực đọc hiểu của sinh viên; phần mềm
Quest để kiểm tra các thông số của đề thi.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:
4.1. Trình độ đọc hiểu Tiếng Anh của sinh viên đã hoàn tất năm thứ hai
tại Viện Kinh Tế và Công Nghệ Đông Á như thế nào so với yêu cầu của mức
B1 của Khung tham chiếu chung châu Âu?
14
4.2. Giáo viên và sinh viên có thái độ như thế nào đối với kỹ năng đọc
hiểu tiếng Anh?
4.3. Giáo viên dạy kỹ năng đọc hiểu và sinh viên học kỹ năng đọc hiểu
như thế nào để sinh viên có được trình độ như hiện nay?
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1.Đối tượng nghiên cứu : Trình độ đọc hiểu Tiếng Anh của sinh viên
năm thứ hai tại Viện Kinh Tế và Công Nghệ Đông Á, thái độ của giáo viên và
sinh viên đối với kỹ năng đọc hiểu, động cơ, phương pháp học kỹ năng đọc
hiểu của sinh viên và phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu của giáo viên.
5.2. Khách thể nghiên cứu:
Các sinh viên đã hoàn tất năm thứ hai và các giáo viên đang tham gia
giảng dạy chương trình tiếng Anh căn bản tại Viện Kinh tế và Công Nghệ Đông
Á.
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đề tài cung cấp thông tin về năng lực đọc hiểu của sinh viên so với mức
B1 của Khung tham chiếu chung châu Âu, hoạt động giảng dạy và học tập tiếng
Anh của giáo viên và sinh viên tại Viện Kinh Tế và Công Nghệ Đông Á trong
chương trình tiếng Anh căn bản.
Ban Giám Hiệu của Viện Kinh Tế và Công Nghệ Đông Á có thể tham
khảo kết quả nghiên cứu này để có thể đưa ra những quyết định hay những hỗ
trợ kịp thời giúp cải thiện hiệu quả hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động
học của sinh viên.
Các nhà thiết kế chương trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá, giáo viên
tiếng Anh có thể tham khảo kết quả nghiên cứu này để có biện pháp giúp nâng
cao chất lượng giảng dạy, nâng cao chất lượng sinh viên.
15
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét