Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với các Khoa thuộc các trường đại học thành viên tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU Trong phần mở đầu của đề tài, tác giả nêu các thông tin chung bao gồm (1) Lí do chọn đề tài; (2) Mục tiêu nghiên cứu (3) Giới hạn nghiên cứu (4) Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu (5) Câu hỏi nghiên cứu (6) Phương pháp nghiên cứu (7) Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. 1. Lý do chọn đề tài Trong thế kỷ 21, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và tác động đến giáo dục đại học. Sự gia tăng của các trường đại học, nhu cầu luân chuyển để học tập của sinh viên, cùng với áp lực giải trình của xã hội đòi hỏi các trường đại học phải không ngừng nâng cao chất lượng. Đảm bảo chất lượng là một giải pháp được các trường đại học thực hiện để nâng cao chất lượng. Quá trình ĐBCL đã diễn ra mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới. Tại Châu Âu, năm 1998 cùng với tiến trình Bologna, các dự án đảm bảo chất lượng cũng được thực hiện để đảm bảo chất lượng cho các chương trình phục vụ cho sự luân chuyển của người học. Mỹ được xem là một trong những nước có hệ thống kiểm định và ĐBCL lâu đời với các tổ chức kiểm định vùng, tổ chức kiểm định chương trình như ABET, AACSB. Trong khu vực Đông Nam Á, các nước bao gồm Indonesia, Malaysia, Thái lan đã đi đầu trong việc thực hiện tái cấu trúc hệ thống giáo dục và đã xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng (AUN Manual, 2006). Tiếp theo các nước như Philipine, Brunei… cũng đã xây dựng hệ thống ĐBCL. Sau một thời gian xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng, nhiều nước đang bắt đầu thực hiện nghiên cứu các tác động của ĐBCL đối với các trường đại học. Tại Mỹ, các tổ chức kiểm định nghề nghiệp như ABET và AACSB thực hiện nhiều nghiên cứu tìm hiểu về tác động của kiểm định trong việc đảm bảo chất lượng 1 giáo dục. Vào năm 2011, Hiệp hội Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học Châu Âu ENQA (European Association for Quality Assurance in Higher Education) đã thành lập nhóm nghiên cứu tác động của đảm bảo chất lượng bên ngoài đối với giáo dục đại học (http://www.aqu.cat/elbutlleti/butlleti61/articles1_en.html). Tổ chức HEACT (Đài Loan) cũng đã thực hiện nghiên cứu tác động của kiểm định đối với các cơ sở giáo dục trong nước. Cùng với phong trào ĐBCL diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam cũng đã tham gia dự án kiểm định thử nghiệm trong khu vực Đông Nam Á và từng bước xây dựng hệ thống ĐBCL (AUN Manual, 2006). Nhằm thúc đẩy hoạt động ĐBCL, cải thiện và nâng cao chất lượng trong giáo dục đại học trong khu vực, từ năm 2005, mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (Asean University Network-AUN) đã bắt đầu triển khai đánh giá cấp chương trình đào tạo, một hoạt động được coi là lựa chọn chiến lược của AUN (Vũ Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, & Phạm Thị Bích, 2010). Từ năm 2009 đến nay AUN-QA đã thực hiện đánh giá nhiều chương trình tại các trường đại học thành viên trong mạng lưới AUN. Cũng trong thời điểm này, hoạt động ĐBCL trong giáo dục đại học nước ta cũng được đẩy mạnh với nhiều chính sách, văn bản pháp luật ra đời, nhiều hoạt động đánh giá được triển khai nhưng chủ yếu là cấp cơ sở đào tạo. Hai Đại học Quốc gia (ĐHQG) được coi là nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học tại nước ta, là đại diện Việt Nam tham gia vào mạng lưới AUN. Mặt khác đây cũng là cơ hội để biết được phần nào vị trí của giáo dục trong nước đang ở đâu trong khu vực. Với sứ mạng và mục tiêu đó, hai ĐHQG đã tiên phong đăng ký thực hiện đánh 2 giá theo tiêu chuẩn AUN-QA với ba1 chương trình tại ĐHQG-HCM, và hai2 chương trình tại ĐHQG-HN vào năm 2009. Kết quả cả năm chương trình trên đều đạt mức trung bình theo thang điểm đánh giá của AUN. Trong năm 2010, với mục đích hỗ trợ các nước CLMV (Campuchia, Lào, Miama, Việt Nam), được coi là nhóm có nền giáo dục kém hơn trong khu vực, AUN đã thực hiện tập huấn cho ba mươi cán bộ tại nhiều trường đại học tại Việt Nam và đại diện của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục tham dự về nâng cao chất lượng trong giáo dục đại học. Cùng với phong trào ĐBCL trong cả nước, các trường đại học cũng dần từng bước chú trọng đến chất lượng các chương trình giáo dục. Tuy không tham gia vào AUN, nhưng được sự hỗ trợ của hai ĐHQG trong hoạt động tổ chức hội thảo, tập huấn về AUN và bộ tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình, nhiều trường đại học (trường đại học Cần Thơ, trường đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học Thái Nguyên…) cũng đã từng bước đưa vào áp dụng đánh giá chương trình theo tiêu chuẩn AUN. Cùng với đánh giá cấp cơ sở đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 29/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6/6/2008 về qui định chu kỳ và qui trình kiểm định chương trình giáo dục của trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ mới ban hành bộ tiêu chuẩn cho các chương trình sư phạm. Vì vậy nhiều trường đại học trong nước đã Công nghệ thông tin (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM) đạt 4,92; Công nghệ thông tin (Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG-HCM) đạt 4,61 và Điện tử - Viễn thông (Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM) đạt 4.1 1 Công nghệ thông tin (Trường ĐH Công nghệ, ĐHQG-HN) đạt 4,52; Kinh tế Quốc tế hệ chất lượng cao (Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG-HN) đạt 4,69 điểm 2 3 tìm hiểu để áp dụng bộ tiêu chuẩn AUN-QA trong hoạt động đánh giá cấp chương trình. Từ năm 2009 đến năm 2012, ĐHQG-HCM đã có bảy chương trình đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA. Trong nhiều hội thảo, hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo thuộc ĐHQGHCM cũng có những tham luận tìm hiểu và hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chuẩn AUN-QA. Các Khoa sau khi tham gia đánh giá cũng có những tham luận chia sẻ về kinh nghiệm tham gia hoạt động đánh giá. Tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu được tiến hành một cách chính thức để tìm hiểu tác động cũng như sự phù hợp của Bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với các chương trình giáo dục trong nước ta. Việc tìm hiểu hoạt động đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đã có những tác động như thế nào đối với các khoa là lí do để tôi thực hiện đề tài luận văn “Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với các Khoa thuộc các trường Đại học thành viên tại ĐHQG-HCM” 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của hoạt động đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với một số hoạt động tại các Khoa thuộc các trường đại học thành viên tại ĐHQG-HCM đã được đánh giá chính thức vào năm 2009. 3. Giới hạn nghiên cứu 3.1. Phạm vi mẫu nghiên cứu Từ năm 2009 đến năm 2013, ĐHQG-HCM đã có bảy Khoa tham gia đánh giá chính thức theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA, trong đó có ba Khoa được đánh giá năm 2009 và ba Khoa được đánh giá năm 2011 và một Khoa đánh giá năm 2012. 4 Chu kỳ đánh giá của AUN là 4 năm một lần để trường có những cải thiện theo các khuyến nghị đã đặt ra. Để thấy rõ tác động của hoạt động đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA, đề tài tập trung nghiên cứu tại các Khoa đã được đánh giá vào năm 2009, bao gồm: - Khoa Công nghệ thông tin, trường đại học Khoa học Tự nhiên; - Chương trình Điện tử Viễn thông, Khoa Điện – Điện Tử, trường ĐH Bách khoa; - Khoa Công nghệ thông tin, trường ĐH Quốc tế; Tuy nhiên Trường Đại học Quốc tế có đặc thù về cơ chế tự chủ riêng so với trường Đại học Khoa học Tự Nhiên và Đại học Bách Khoa. Sự tự chủ trong tài chính giúp Trường có nhiều chủ động trong cơ chế và chính sách đối với các hoạt động. Mức học phí cao gấp năm lần các trường đại học công lập. Vì vậy để hạn chế sự sai khác biệt trong hoạt động cải thiện sau khi đánh giá giữa các Khoa, tác giả tập trung nghiên cứu tại Khoa Công nghệ thông tin, trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Chương trình Điện tử Viễn thông, Khoa Điện – Điện Tử trường ĐH Bách khoa. 3.2. Phạm vi yếu tố được tác động từ hoạt động đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA Theo John W. Prados và cộng sự với nghiên cứu về “Đảm bảo chất lượng các chương trình kỹ sư thông qua kiểm định: tác động của các tiêu chuẩn kỹ sư 2000 và ảnh hưởng toàn cầu” đã cho thấy việc kiểm định đã có tác động đến các yếu tố sau của Khoa: - Chương trình đào tạo; - Chính sách, quản lý; - Văn hóa chất lượng; 5 Kiểm định và đánh giá có nhiều điểm tương đồng nhau về phương pháp, qui trình thực hiện. Vì vậy tác giả cũng giới hạn nghiên cứu về tác động của hoạt động đánh giá trong nhóm yếu tố sau: - Chương trình đào tạo: nội dung, qui trình xây dựng chương trình; - Chính sách: phát triển nhân sự và điều kiện làm việc; - Văn hóa chất lượng: niềm tin, hành vi. 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUNQA đến Khoa, bao gồm: - Chương trình đào tạo: nội dung, qui trình xây dựng chương trình - Chính sách: phát triển nhân sự và điều kiện làm việc - Văn hóa chất lượng: hành vi, niềm tin. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Ban chủ nhiệm khoa; - Giảng viên; - Tài liệu của Khoa: báo cáo tự đánh giá, các báo cáo cải thiện, báo cáo kết quả của Đoàn đánh giá. 5. Câu hỏi nghiên cứu Tác giả đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu như sau: - Khoa đã thay đổi qui trình xây dựng và nội dung chương trình đào tạo như thế nào sau khi Khoa được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA vào năm 2009? 6

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét