Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016
Quản lý đào tạo chuyên ngành an toàn thông tin tại Học Viện kỹ thuật Mật mã
mã, phục vụ cho sự nghiệp an ninh quốc phòng và sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
6.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý
Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý hoạt động đào tạo…
6.2. Đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo
chuyên ngành an toàn thông tin tại Học viện Kỹ thuật Mật mã
6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo chuyên ngành an
toàn thông tin của Học viện kỹ thuật Mật mã, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo
6.4. Thử nghiệm và đánh giá một số biện pháp
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp các vấn đề có liên quan trong các văn bản của
Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, các tài liệu về khoa học quản lý,
quản lý giáo dục, giáo dục học, lý luận dạy học…từ đó hệ thống hoá để xây
dựng cơ sở lý luận đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra và khảo sát
Sử dụng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của học viên, giảng viên, cán bộ
quản lý, chuyên gia quản lý giáo dục.
7.2.2. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến của các chuyên gia quản lý giáo dục cán bộ quản lý có kinh
nghiệm, các giảng viên lâu năm có uy tín về đối tượng nghiên cứu nhằm
khẳng định mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phân tích tổng kết kinh nghiệm của những cán bộ quản lý giáo dục đã
làm công tác quản lý lâu năm.
6
7.2.4. Phương pháp quan sát sư phạm
Thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng các tri giác trực tiếp
đối tượng và các nhân tố khác liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thông tin đã
được thu thập.
8.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ở các trường đại học.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo chuyên ngành an
toàn thông tin tại Học viện Kỹ thuật Mật mã.
Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo chuyên ngành
an toàn thông tin tại Học viện Kỹ thuật Mật mã.
7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quản lý hoạt động đào tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự
nghiệp giáo dục đại học Việt Nam. Nó còn đặc biệt hơn trong giai đoạn nước
ta đang có những bước chuyển đổi mạnh mẽ để thích nghi với xu thế hội nhập
toàn cầu hoá trên thế giới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đặc
biệt trong việc phát triển lý luận và ứng dụng thực tiễn trong quản lý giáo dục
đào tạo ở Việt nam nói chung và ở các nhà trường, học viện nói riêng.
Quản lý hoạt động đào tạo là một lĩnh vực nghiên cứu đã được một số
luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục đề cập đến:
Tác giả: Lê Thi ̣Thủ y nghiên cứu “ Một số biê ̣n pháp quản lí hoạt động
đào tạo hê ̣ cử nhân quản lí giáo dục tại Khoa Sư phạm
– Đại học Quố c gia
Hà Nội.
Tác giả: Nguyễn Văn Thành nghiên cứu “ Biê ̣n pháp tăng cường quản
lí hoạt động đào tạo tạ i Khoa Tâm lí – Giáo dục học , Trường Đại học Hải
Phòng”.
Tác giả : Ngô Thi ̣Lu ̣a nghiên cứu “ Các biện pháp quản lí hoạt động
đào tạo của trường Trung học Nông – Lâm – Nghiê ̣p Yên Bái nh ằm đáp ưng
́
yêu cầ u nguồ n nhân lực nông – lâm – nghiê ̣p của tỉnh trong giai đoạn hiê ̣n
nay”.
Các tác giả có những đánh giá cụ thể và sâu sắc thực trạng công tác
quản lý hoạt động đào tạo của một số trường tại một số địa phương trong cả
nước, đồng thời cũng đề ra một số biện pháp quản lý phù hợp nhằm giải quyết
một số vấn đề thực tiễn trong từng cơ sở giáo dục đào tạo cụ thể. Tuy nhiên,
quản lý hoạt động đào tạo trong Học viện thuộc khối an ninh quốc phòng là
một đề tài còn ít đề cập đến hay nói một cách khác là chưa ai đề cập đến.
Nhìn chung những biện pháp mà các tác giả đã đề xuất trong luận văn đều
8
mang đậm tính đặc thù, không thể áp dụng hoàn toàn vào Học viện Kỹ thuật
Mật mã - Ban cơ yếu Chính phủ chính. Vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp
quản lý hoạt động đào tạo chuyên ngành an toàn thông tin tại Học viện Kỹ
thuật Mật mã là một đòi hỏi hết sức cấp thiết do nhu cầu thực tế đặt ra.
Nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, cung
cấp nguồn nhân lực đảm bảo phục vụ có chất lượng cho sự nghiệp an ninh
quốc gia và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý và quản lý giáo dục
1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất và lâu
đời của con người. Nó "xưa cũ như chính con người vậy" [11,tr.10]. Tuy
nhiên, chỉ mới gần đây người ta mới chú ý đến "chất khoa học" của quá trình
quản lý và dần dần hình thành các "lý thuyết quản lý". Có thể điểm qua một
số lý thuyết đó như sau:
Theo Đại từ điển tiếng Việt: quản lý là "tổ chức, điều khiển hoạt động
của một đơn vị, một cơ quan", là "trông coi, gìn giữ và theo dõi việc gì" [23,
tr.1363]. Nghĩa Hán Việt của "Quản" là trông coi và giữ gìn theo những yêu
cầu nhất định, duy trì sự vật ở trạng thái ổn định; quá trình "Lý" bao gồm sửa
sang, sắp đặt công việc, đổi mới, đưa hệ thống đó vào phát triển. Trong
"quản" phải có "lý" thì toàn hệ mới có thể phát triển, trong "lý" phải có
"quản" thì sự phát triển của hệ mới ổn định, bền vững [23, tr.2]. Hai quá trình
này phải được gắn bó chặt chẽ với nhau thì toàn hệ mới đạt được thế cân bằng
động, tồn tại và phát triển phù hợp trong mối tương tác với các yếu tố bên
trong và bên ngoài.
K.Marx: "Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào
tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo
để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung
9
phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động
của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều
khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng" [6, tr.480].
F.W. Taylor (1856 - 1915) là người được coi là cha đẻ của thuyết quản
lý khoa học đã cho rằng cốt lõi trong quản lý là: "Mỗi loại công việc dù nhỏ
nhất đều phải chuyên môn hóa và phải quản lý chặt chẽ". "Quản lý là nghệ
thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng
phương pháp tốt nhất và rẻ nhất" [11, tr.1].
Henri Fayol (1841 - 1925) thì lại xuất phát từ các loại hình hoạt
động quản lý khi cho rằng: "Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ
chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ
chức, chỉ đạo và kiểm tra" [11, tr.46].
H.Koontz (Mỹ): "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự
phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm (tổ
chức). Mục đích của mọi nhà quản lý là hình thành môi trường mà trong đó
con người có thể đạt được các mục đích của mình với thời gian, tiền bạc, vật
chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất" [11, tr.33].
Mary Parker Follett (1868 - 1933) đã có những đóng góp lớn lao
trong thuyết hành vi trong quản lý khẳng định: "Quản lý là một quá trình
động, liên tục, kế tiếp nhau chứ không tĩnh tại" [11, tr.33].
Theo Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là sự tác động có mục đích tới
tập thể những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định và mục
đích đã định trước" [20, tr.23].
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: hoạt
động quản lý là các "tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý
(người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" [10, tr.9].
10
Từ những quan niệm trên, ta thấy bản chất chung của khái niệm “quản
lý là một quá trình tác động có ý thức, có định hướng và có tổ chức của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách
hiệu quả nhất trong điều kiện biến động của môi trường”. Quản lý tồn tại
trong mọi quá trình hoạt động xã hội và là điều kiện quan trọng để tổ chức vận
hành và phát triển.
Trong khái niệm quản lý ta cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Chủ thể quản lý: là một cá nhân, một nhóm người hay tổ chức tạo ra
những tác động quản lý. Nó trả lời câu hỏi: ai quản lý?
- Khách thể quản lý: là đối tượng tiếp nhận các tác động quản lý. Khách
thể quản lý có thể là người (trả lời câu hỏi: quản lý ai?), là vật (trả lời câu hỏi:
quản lý cái gì?) hoặc sự việc (trả lời câu hỏi: quản lý việc gì?). Về khái niệm
quản lý, các tác giả với các quan điểm tiếp cận khác nhau, đã đưa ra nhiều ý
kiến đa dạng. Tuy nhiên, các ý kiến đều có một điểm chung là mô tả, giải
thích về bản chất, về lý luận và các kỹ thuật làm cơ sở cho hoạt động quản lý,
ta thấy nổi bật lên các yếu tố của quản lý, phương pháp quản lý, công cụ quản
lý, đối tượng bị quản lý (gọi là đối tượng quản lý), khách thể quản lý và mục
tiêu quản lý.
Trong thực tiễn, các yếu tố trên không những không tách rời nhau mà
còn có quan hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ với nhau. Chủ thể quản lý bằng
phương pháp và công cụ quản lý cụ thể tác động lên đối tượng bị quản lý, nơi
tiếp nhận tác động trực tiếp của chủ thể quản lý hoạt động theo một quỹ đạo
nhằm cùng thực hiện mục tiêu của tổ chức. Khách thể quản lý nằm ngoài hệ
thống giáo dục và hệ thống quản lý giáo dục, chẳng hạn môi trường bên ngoài
nhà trường , nó là hệ thống khác hoặc các ràng buộc của môi truờng … Nó có
thể chịu tác động (gián tiếp) hoặc tác động trở lại đến hệ thống giáo dục và hệ
thống quản lý giáo dục. Vấn đề đặt ra là đối với chủ thể quản lý: Làm thế nào
11
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét