Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016
Quang Yen town history, situation and orientation for sustainable development
80cm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ tới trung bình, độ PH từ 4 đến 4,5%, hiện chủ
yếu là đất rừng, đất trồng cây ăn quả.
Đất đồng bằng có gần 14.800ha, chiếm 44,6% diện tích đất đai; gồm chủ yếu
là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê, phân bố ở hầu hết các phường trong
thị xã nhưng tập trung ở khu vực Hà Nam. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến
nặng, độ PH dưới 4,5%, hàm lượng mùn trung bình. Một số điểm nội đồng đất
trũng bị ngập nước mùa mưa nên gley mạnh, đất chua hàm lượng mùn thấp. Hiện
đất được sử dụng chủ yếu để trồng cây lương thực thực phẩm, trồng lúa cho hai vụ.
Thị xã Quảng Yên có bờ biển chạy dài hơn 30km với nhiều cửa sông, bãi
triều, vịnh là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản cho giá trị kinh tế cao. Ngư dân
Quảng Yên có thể vươn ra các ngư trường lớn như Cô Tô, Bạch Long Vỹ, Cát Bà...
Đất bãi bồi ở cửa sông, ven biển gồm các loại đất mặn và đất cát có gần 12.300ha,
chiếm 37,1% diện tích, phân bố ở khu vực ven biển và cửa sông. Phần lớn đất hiện
được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, phần còn lại là đất rừng ngập mặn có sú vẹt và
đất hoang hoá.
Thị xã Quảng Yên có đặc trưng khí hậu của vùng ven biển miền Bắc Việt
Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm
23-340C, biên độ nhiệt theo mùa trung bình 6-70C, biên độ nhiệt ngày khá lớn, trung
bình 9-110C. Số giờ nắng dồi dào, trung bình 1700-1800 giờ/năm, số ngày nắng tập
trung nhiều vào tháng 5 đến tháng 12, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 2 và
tháng 3. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-1600mm, cao nhất có thể lên đến
2600mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung 88% tổng lượng mưa
cả năm, số ngày mưa trung bình hàng năm 160-170 ngày. Độ ẩm không khí trung
bình hàng năm khá cao: 81%, cao nhất vào tháng 3 và tháng 4, lên tới 86%, xuống
thấp nhất 70% vào tháng 10, tháng 11. Khí hậu ở Quảng Yên phân làm hai mùa rõ
rệt, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô. Mùa hè từ tháng 5 đến
tháng 10, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, trung bình là 28-290C,
cao nhất có thể lên tới 380C, gió nam và đông nam thổi mạnh, tốc độ trung bình 24m/s, gây mưa nhiều, độ ẩm lớn. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió
11
mùa đông bắc thổi nhiều đợt và mạnh, mỗi đợt 4 đến 6 ngày, tốc độ gió lên tới cấp
5, cấp 6, ngoài khơi cấp 7, cấp 8 làm thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1,
tháng 12 có thể xuống tới 30C. Bão là một hiện tượng thời tiết đặc biệt trong vùng.
Bão thường bắt đầu xuất hiện vào tháng 6 (có khi vào tháng 5) và kết thúc vào
tháng 10 (có khi tháng 11).
Sông ngòi ở Quảng Yên khá dày, hầu hết chảy theo hướng tây bắc – đông
nam rồi đổ ra biển qua các cửa sông. Lớn nhất là sông Bạch Đằng do sông Giá và
sông Đá Bạc hợp thành, dòng chính dài khoảng 8km, đổ ra biển ở cửa Nam Triệu.
Sông Chanh là một chi lưu của sông Bạch Đằng, đổ ra biển ở cửa lạch thị xã. Ngoài
ra còn một số sông nhỏ khác như: sông Khoai, sông Hốt, sông Bến Giang, sông
Bình Hương và sông Yên Lập, các sông này đều ngắn, diện tích lưu vực nhỏ. Chế
độ thủy văn của các sông này chịu tác động mạnh theo mùa và phụ thuộc rất nhiều
vào chế độ thủy văn của hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình. Hàng năm, hệ thống
sông này mang ra vùng biển Hải Phòng - Quảng Yên khoảng 10-11 tỷ m3 nước và
khoảng 4,0 triệu tấn phù sa. Tuy nhiên, do nằm gần biển, nên nước sông hầu hết là
mặn - lợ thuận lợi cho nuôi trồng hải sản và bất lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước ngầm khá phong phú, mạch nước ngầm thường nằm ở độ sâu 5-6m,
khu vực Hà Nam và ven biển nước bị ngấm mặn, ít sử dụng được, khu vực Hà Bắc
nước ngọt đủ để khai thác và sử dụng cho sinh hoạt. Hồ Yên Lập có dung tích
thường xuyên 127,5 triệu m3 cung cấp nước qua 28,4km kênh chính dẫn nước tới
hầu hết các phường trong thị xã, chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư.
Tài nguyên khoáng sản ở Quảng Yên chỉ có một số mỏ nhỏ gồm: đá vôi phân
bố chủ yếu trên đảo phường Hoàng Tân, trữ lượng trên 1 triệu m3. Đất sét có ở
phường Sông Khoai, Minh Thành, Đông Mai, Tiền An, Cộng Hoà, trữ lượng tổng
cộng khoảng trên 1 triệu m3. Cát sỏi xây dựng phân bố chủ yếu rải rác ven sông
trong thị xã, trữ lượng vài triệu m3. Than đá có một vỉa nhỏ nằm trong khu vực Đá
Chồng phường Minh Thành, trữ lượng khoảng 20 - 30 vạn tấn.
Tài nguyên rừng ở Quảng Yên chiếm diện tích không lớn, phân bố tập trung
ở khu vực đồi núi cao phía bắc giáp Hoành Bồ. Diện tích rừng hiện có 6300ha,
12
chiếm 18,7% diện tích toàn thị xã, trong đó rừng tự nhiên có 2800ha phần lớn là
rừng thứ sinh; rừng trồng có 3500ha, trong đó rừng sản xuất có 2700ha và rừng
phòng hộ ven biển 800ha.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số của th ị xã Quảng Yên tính đế n ngày 31/12/2010 là 139.596 người
(dân số thường trú là 133.810 người). Mật độ dân số trung bình là 437 người/km2 và
phân bố không đều. Tại các phường như Quảng Yên, Cộng Hoà, Hiệp Hoà, Tiền An,
Cẩm La, Phong Hải dân cư tập trung đông, với mật độ trên 700–1.000 người/km2.
Ngược lại, ở các xã phường như Minh Thành, Đông Mai, Tân An, Hà An, Liên Hoà,
Liên Vị... mật độ dân số là 500 người/km2, đặc biệt như xã Hoàng Tân, Tiền Phong
mật độ dân số đạt 100 người/km2. Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ dân
số nội thị, tỷ lệ dân số ngoại thị giảm. Tỷ lệ tăng dân số năm 2010 là 0,93%.
Toàn thị xã có trên 15.000ha đất nông nghiệp, bình quân 0,27ha/lao động
nông nghiệp. Hiện nay trên địa bàn đã hình thành nhiều khu vực trồng lúa có năng
suất cao, vùng rau màu tập trung có giá trị lớn phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.
Đây được coi là vùng nông nghiệp sinh thái đảm bảo môi trường. Việc chăn nuôi
gia súc gia cầm chủ yếu dưới hình thức hộ gia đình, mô hình trang trại còn rất ít, do
vậy năng suất chưa cao. Song song với đó là vấn đề ô nhiễm môi trường do chất
thải chăn nuôi không được tập trung và xử l đúng kĩ thuật.
í
Với những ưu thế về biển, diện tích bãi triều rộng trên 12.000 ha, đang khai
thác gần 8 nghìn ha nhưng chủ yếu ở dạng quảng canh nên tiềm năng phát triển
nuôi trồng thủy sản công nghiệp còn rất lớn. Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản có
tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng sản xuất hàng
hóa, đặc biệt trong điều kiện tăng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh nhằm
nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Quảng Yên còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các khu công
nghiệp, các cụm công nghiệp với vị trí thuận lợi gần các cảng biển quốc tế và liền
13
kề thành phố Hạ Long, nguồn nhân lực tương đối dồi dào và quỹ đất xây dựng còn
lớn.
Quảng Yên có các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú,
đa dạng, trong đó có những di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh có giá trị
độc đáo, tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Về tài nguyên du lịch tự
nhiên, Quảng Yên có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như Thác Mơ, hồ Yên
Lập, hai cây lim Giếng Rừng, rừng thông tưởng niệm Bác Hồ, đảo Hoàng Tân với
núi đá vôi và một số hang động cổ, hàng trăm ha rừng thông nhựa trồng trên núi đất,
có bãi biển trải dài từ phía Đông sang phía Tây đảo. Một số tài nguyên du lịch nhân
văn có thể kể đến như bãi cọc Bạch Đằng, đình Phong Cốc, miếu Tiên Công, đình
Trung Bản,... đã được xếp hạng quốc gia. Đô thị Quảng Yên có lịch sử hình thành
và phát triển lâu đời và nơi đây còn giữ lại những nét xưa của một đô thị cổ trung
đại, hòa cùng với những nét kiến trúc hiện đại như các di tích thành cổ Quảng Yên,
bến Ngự bên bờ sông Chanh, các công sở, dinh thự của người Pháp (dinh Tuần phủ,
Bố chánh, Án sát Quảng Yên, dinh Tỉnh trưởng, các nhà cổ…). Bên cạnh đó thị xã
Quảng Yên còn có nhiều lễ hội truyền thống, phong tục tập quán trong lao động,
sinh hoạt hội hè của dân cư vùng châu thổ Sông Hồng đi khai phá đất mới như lễ
hội Bạch Đằng, lễ hội Tiên Công, lễ hội xuống đồng (lễ Hạ Điền)... Đây là nguồn
tài nguyên to lớn, không những có ý nghĩa du lịch mà còn có ý nghĩa giáo dục,
quảng bá truyền thống văn hoá lịch sử của địa phương và dân tộc.
Nhìn chung, các tài nguyên du lịch của huyện Yên Hưng phân bố ở các vị trí
thuận lợi, dễ tiếp cận và khai thác cho phát triển du lịch. Các nguồn tài nguyên du
lịch nhân văn có số lượng lớn với mức độ tập trung cao. Thị xã có điều kiện thuận
lợi để tạo ra một số sản phẩm du lịch như tham quan nghỉ dưỡng biển, tham quan
nghỉ dưỡng núi, vui chơi giải trí, pic nic cuối tuần và đặc biệt là du lịch văn hóa.
Ngoài ra, do lợi thế về mặt vị trí tương quan với thành phố Hải Phòng và
thành phố Hạ Long cũng như vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới, các tài
nguyên du lịch của Quảng Yên hoàn toàn có thể được khai thác như những điểm
14
dừng hấp dẫn trong các tour du lịch của cả tỉnh Quảng Ninh cũng như các tour liên
tỉnh: Hải Phòng - Quảng Ninh.
Quảng Yên có hệ thống giao thông đa dạng với các loại hình: đường bộ,
đường sắt và đường thủy. Trên địa bàn huyện có hai quốc lộ đi qua là Quố c lô ̣ 18A,
Quố c lô ̣ 10; hệ thống giao thông đường bộ trong thị xã đang dần được nâng cấp,
chỉnh trang ngày một thuận lợi. Thị xã có một tuyến đường sắt Kép - Hạ Long đi
qua địa bàn, liên thông với mạng lưới đường sắt quốc gia, chủ yếu là chở hàng nông
sản phục vụ nhu cầu của nhân dân trong tỉnh. Giao thông đường thủy của thị xã đặc
biệt thuận lợi vì có 3 mă ̣t tiế p giáp với sông và biể n : phía Đông giáp Vịnh Hạ Long
và Sông Bình Hương; phía Nam giáp sông Chanh, sông Cái Tráp và cửa Nam
Triệu; phía Tây giáp sông Bạch Đằng, sông Uông. Đây được coi là nguồn lực thuận
lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho toàn thị xã.
1.2. Lịch sử hình thành đô thị Quảng Yên
1.2.1. Thời kì trƣớc năm 1802
Tại di chỉ khảo cổ Hoàng Tân, nói rộng hơn là ở khu di chỉ Tràng Kênh Hoàng Tân thuộc huyện Yên Hưng - Quảng Yên xưa, các nhà khảo cổ đã tìm thấy
nhiều hiện vật chứng tỏ khu vực này là nơi chế tác và trao đổi công cụ lao động
bằng đá, gốm, đồng của người nguyên thủy thời đại kim khí cách ngày nay 2.500 3500 năm.
Các nhà khảo cổ còn tìm thấy ở khu vực Tràng Kênh - Hoàng Tân một số
lượng lớn các hiện vật bằng đồng rất đặt trưng của văn hóa Đông Sơn vùng cửa biển
thời đại các vua Hùng như thạp đồng, lưỡi cày đồng, kiếm đồng, dao đồng, lưỡi
câu... Chứng tỏ đây là nơi tụ cư đông đúc của cư dân Bộ Ninh Hải nước Văn Lang
xưa kia.
Các xã phường của Quảng Yên như Sông Khoai, Cộng Hòa, Uông Bí, Mạo
Khê hiện còn hàng trăm ngôi mộ cổ thời Đông Hán trong lòng đất, nên đã có ykiến
cho rằng, có thể mảnh đất Quảng Yên từng là một trong những khu vực hành chính
của Quận Giao Chỉ thời Đông Hán.
15
Vùng đất Quảng Yên còn là nơi ghi dấu chiến thắng vĩ đại trong lịch sử, mở
ra một kỉ nguyên mới cho nền độc lập của nước nhà, đó là trận Bạch Đằng năm 938
- một trận đánh giữa quân dân Việt Nam do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam
Hán trên sông Bạch Đằng. Ngô Quyền đã huy động quân dân đẵn gỗ, đẽo cọc vát
nhọn, bịt sắt cắm đầy sông Bạch Đằng ở những chỗ hiểm yếu gần cửa biển tạo
thành một trận địa ngầm, hai bên bờ có quân mai phục. Đó là một thế trận hết sức
chủ động và lợi hại, thể hiện một quyết tâm đánh thắng quân giặc của chủ tướng
Ngô Quyền và quân dân ta. Trước chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam,
quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối, hoàng tử Nam Hán là Hoằng Thao cũng bị
Ngô Quyền giết chết. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đánh
dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, nối lại quốc thống cho dân tộc.
Hai tiếng Bạch Đằng đã đi vào lịch sử. Trong tâm thức nghìn nǎm của người Việt
Nam, Bạch Đằng đã trở thành điểm hội tụ của sức sống dân tộc, đúng như lời ngợi
ca của Phạm Sư Mạnh:
Vũ trụ kỳ quan Dương Cốc nhật,
Giang san vương khí Bạch Đằng thâu.
Tạm dịch:
(Kỳ quan của Vũ trụ là Mặt trời lên tại Dương Cốc,
Khí thiêng của núi sông tụ lại ở Bạch Đằng).
Theo Đại Việt sử kí toàn thư bản khắc năm Chính Hòa 18 (1697): đời Đinh,
Lê, Quảng Yên thuộc trấn Triều Dương; đời Lí Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 14
(1023) đổi trấn Triều Dương thành châu Vĩnh An. Vào thời vua Lý Anh Tông, sử
chép, năm 1147 vua dựng hành dinh ở trại Yên Hưng để thực thi sứ mệnh thiêng
liêng trấn giữ vùng cửa ngõ sông nước quan trọng nhất và mở rộng ra toàn bộ các
vùng biển đảo của quốc gia Đại Việt. Hai năm sau, tháng 2 năm 1149 vua cho lập
trang Vân Đồn để buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm
La [4,tr.336]. Ở bến Giang, đượng Hạc Hoàng Tân cách Quảng Yên chừng 8 km về
phía đông, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều di tích của các bến hàng hoá quan trọng
trong hệ thống thương cảng Vân Đồn vào các thời Trần - Lê.
16
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét