Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên tới hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Dân lập Văn Lang

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng và nhà nƣớc ta đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, coi đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển. Giáo dục và đào tạo là con đƣờng quan trọng nhất trong việc phát huy nguồn lực con ngƣời, tạo nên sức mạnh cạnh tranh và phát triển bền vững. Với vai trò to lớn nhƣ vậy và đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế tri thức thì chất lƣợng giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam hiện nay đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Một câu hỏi lớn đặt ra cho nền giáo dục nƣớc ta là: Phải làm gì và làm nhƣ thế nào để nâng cao chất lƣợng giáo dục ĐH nhằm đào tạo đủ nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội? Để cải tiến chất lƣợng giáo dục ĐH trong bối cảnh giáo dục thế giới và giáo dục ĐH Việt Nam có nhiều thay đổi nhƣ hiện nay, thì việc đánh giá chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng ĐH là hoạt động không thể thiếu. Một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định và liên quan toàn diện với sự cải tiến chất lƣợng giáo dục ĐH cần đƣợc đánh giá là chất lƣợng hoạt động giảng dạy (HĐGD) của đội ngũ giảng viên (GV). Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng 2 khóa VIII đã xác định “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Do đó, việc đánh giá HĐGD của GV là một yêu cầu tất yếu đối với các cơ sở đào tạo. Kết luận tại Hội nghị toàn quốc về chất lƣợng giáo dục ĐH ngày 05 tháng 01 năm 2008, Phó Thủ tƣớng, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh: “Về giảng viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiếp tục ban hành quy chế giảng viên và chuẩn giảng viên cho từng vị trí công tác. Tất cả giảng viên ĐH đều phải có năng lực giảng dạy, nghiên cứu và phải đƣợc đánh giá qua sinh viên (SV) và đồng nghiệp về trình độ chuyên môn, kỹ năng sƣ phạm, năng lực quản lý giáo dục…”. Trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất -9- lƣợng giáo dục trƣờng đại học, ban hành theo QĐ số 65/2007/QĐ-BGDĐT, Điều 7, Tiêu chuẩn 4 về Hoạt động đào tạo yêu cầu “…có kế hoạch và phƣơng pháp đánh giá hợp lí các HĐGD của giảng viên”. Trong đánh giá HĐGD, bên cạnh các hình thức nhƣ: Tự đánh giá của GV, đánh giá của đồng nghiệp, lãnh đạo, qua hồ sơ giảng dạy, kết quả học tập của SV v. v. thì hình thức đánh giá qua ý kiến phản hồi từ SV đang đƣợc các trƣờng ĐH và xã hội quan tâm. Đây là hình thức đánh giá có ý nghĩa quan trọng vì SV vừa là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là đối tƣợng của HĐGD. Hơn bất cứ đối tƣợng nào khác, SV là đối tƣợng hƣởng thụ trực tiếp nhất chất lƣợng của HĐGD, là sản phẩm của chính quá trình đào tạo. Trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục trƣờng đại học, ban hành theo QĐ số 65/2007/QĐ-BGDĐT, Điều 9, Tiêu chuẩn 6 về Ngƣời học cũng quy định “…ngƣời học đƣợc tham gia đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn học”. Việc ngƣời học đƣợc tham gia đánh giá chất lƣợng giảng dạy của GV là vấn đề mới đối với nƣớc ta cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, nhằm giúp các trƣờng ĐH áp dụng có hiệu quả hình thức này, ngày 20/02/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 1276/BGD ĐT/NG của Bộ trƣởng Giáo dục và Đào tạo về việc “Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về HĐGD của giảng viên”. Nhƣ vậy, việc lấy ý kiến phản hồi (LYKPH) từ SV về HĐGD là một yêu cầu không thể thiếu đối với một cơ sở đào tạo. Đây không còn là vấn đề mới trên thế giới, tuy nhiên đối với nƣớc ta, hoạt động này mới chỉ đƣợc thực hiện trong những năm gần đây, nhƣng cũng chỉ mang tính hành chính. Việc đánh giá HĐGD qua ý kiến SV vẫn chƣa đƣợc sử dụng chính thức trong giáo dục ĐH [6, tr48-63]. Trƣờng Đại học Dân Lập (ĐHDL) Văn Lang đã thực hiện lấy ý kiến ngƣời học về HĐGD của GV. Chủ trƣơng này đƣợc bắt đầu thực hiện đối với -10- từng học phần từ tháng 9 năm 2004. Từ đó đến nay, việc này đƣợc tiến hành định kỳ trên phạm vi toàn trƣờng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả của công tác này. Cho tới nay, vẫn chƣa có nghiên cứu hoặc báo cáo đánh giá giúp giải đáp những băn khoăn liên quan tới việc LYKPH từ SV trong những năm qua. Vậy, hiệu quả của hoạt động này nhƣ thế nào, những tồn tại trong quy trình thực hiện là gì? Nhằm tìm hiểu sự tác động của việc LYKPH từ SV tới HĐGD của GV, trên cơ sở đó đƣa ra những đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hình thức đánh giá này tại trƣờng ĐHDLVăn Lang, tôi đã chọn đề tài: “Tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên tới hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Dân lập Văn Lang”. 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa lý luận Những kết quả của luận văn này có thể là sự minh họa thêm cho các lý thuyết về sự tác động của việc LYKPH từ SV tới HĐGD của GV. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp những thông tin về sự tác động của việc LYKPH từ SV tới HĐGD của GV để góp phần đƣa ra những đề xuất, khuyến nghị nhằm: Phát huy yếu tố tích cực và khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc LYKPH từ SV; Giúp nhà trƣờng đánh giá đƣợc chất lƣợng HĐGD trong nhà trƣờng, từ đó có những biện pháp xây dựng đội ngũ GV; Giúp GV tự điều chỉnh, cải tiến nội dung, phƣơng pháp giảng dạy (PPGD) và phƣơng pháp kiểm tra đánh giá (PPKT-ĐG) nhằm nâng cao chất lƣợng HĐGD; -11- Giúp SV thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhà trƣờng. Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của ngƣời học, hiện thực hóa triết lý giáo dục lấy ngƣời học làm trung tâm. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu này là để tìm hiểu về sự tác động của việc LYKPH từ SV tới HĐGD của GV tại trƣờng ĐHDLVăn Lang. 4. Giới hạn nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu sự tác động của việc LYKPH từ SV tới HĐGD của GV tại 4 khoa trong phạm vi trƣờng ĐHDLVăn Lang: Quản Trị Kinh Doanh; Kinh tế thƣơng mại; Kiến trúc – Xây dựng và Du lịch. LYKPH từ SV về HĐGD của GV là quá trình thu thập thông tin đánh giá của SV về HĐGD của GV sau mỗi học phần. HĐGD của GV bao gồm dạy học ở trên lớp, tổ chức các hoạt động trong phòng thí nghiệm, tƣ vấn hƣớng dẫn học tập cho các SV và tƣ vấn cho SV về các đề tài phù hợp với chƣơng trình và bậc học và các cơ hội nghề nghiệp ...[21]. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài này, HĐGD của GV là hoạt động dạy học trên lớp, bao gồm:  Chuẩn bị đề cƣơng môn học  Phƣơng pháp giảng dạy  Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá. Nhƣ vậy, giới hạn nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu sự tác động của việc LYKPH từ SV tới HĐGD trên lớp của GV tại 4 khoa trong phạm vi trƣờng ĐHDLVăn Lang. HĐGD của GV sẽ đƣợc nghiên cứu và phân tích theo nội dung phiếu thu thập ý kiến phản hồi từ SV về HĐGD của GV tại trƣờng ĐHDLVăn Lang đƣợc thực hiện từ năm học 2004/2005 tới năm học 2009/2010. -12- 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu  Việc chuẩn bị đề cƣơng môn học của GV thay đổi nhƣ thế nào sau khi nhà trƣờng tổ chức LYKPH từ SV về HĐGD?  PPGD của GV thay đổi nhƣ thế nào sau khi nhà trƣờng tổ chức LYKPH từ SV về HĐGD?  PPKT-ĐG của GV thay đổi nhƣ thế nào sau khi nhà trƣờng tổ chức LYKPH từ SV về HĐGD? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu  Giả thuyết 1: GV tích cực chuẩn bị và giải thích rõ yêu cầu đề cƣơng môn học cho SV sau khi nhà trƣờng tổ chức LYKPH từ SV về HĐGD.  Giả thuyết 2: GV tích cực thay đổi PPGD sau khi nhà trƣờng tổ chức LYKPH từ SV về HĐGD.  Giả thuyết 3: GV tích cực thay đổi PPKT-ĐG sau khi nhà trƣờng tổ chức LYKPH từ SV về HĐGD. 5.3. Mô hình lý thuyết Ý KIẾN PHẢN HỒI TỪ SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CHUẨN BỊ ĐỀ CƢƠNG PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY -13- PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Nghiên cứu về việc LYKPH từ SV về HĐGD, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng đánh giá của SV là có giá trị và nên đƣợc sử dụng rộng rãi. Dựa vào kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đƣợc công bố trong nƣớc và trên thế giới, nghiên cứu này đã thiết kế Mô hình giả thuyết dựa trên luận điểm cho rằng: GV tích cực tự điều chỉnh HĐGD sau khi nhà trƣờng tổ chức LYKPH từ SV. Và đây cũng là Mô hình giả thuyết mà đề tài này muốn nêu ra để nghiên cứu. 6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 6.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là GV Trƣờng đại học Văn Lang. 6.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là HĐGD của GV Trƣờng đại học Văn Lang. 7. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu 7.1. Phương pháp thu thập thông tin Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu có sẵn về ý kiến phản hồi từ SV về HĐGD của GV đƣợc thu thập từ năm học 2004/2005 tới năm học 2009/2010 tại trƣờng ĐHDL Văn Lang. Việc chọn mẫu nghiên cứu đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp ngẫu nhiên và quy trình thực hiện nhƣ sau: Bƣớc 1: Từ nguồn dữ liệu có sẵn về ý kiến phản hồi của SV về HĐGD của GV trong toàn trƣờng, tách riêng dữ liệu của 4 khoa đƣợc lựa chọn để nghiên cứu theo hai học kỳ 041 và 091. Bƣớc 2: Từ dữ liệu của mỗi khoa, căn cứ vào Mã GV và Mã môn học tìm chọn 1 GV cơ hữu và 1GV thỉnh giảng. Mỗi GV đƣợc lựa chọn phải đảm bảo dạy cùng một môn học trong cả hai học kỳ 041 và 091. -14-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét