Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Ảnh hưởng của công tác kiểm định chất lượng dạy nghề đối với phương pháp giảng dạy tại Trường cao đẳng nghề kỹ thuật thiết bị y tế

hiện; công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng dạy nghề; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở dạy nghề trong việc thực hiện kiểm định chất lƣợng dạy nghề; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở dạy nghề đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng dạy nghề. Năm 2008 Tổng cục dạy nghề đã ban hành chƣơng trình khung theo mô đun, chƣơng trình đƣợc xây dựng theo hƣớng tiếp cận mục tiêu đào tạo định hƣớng thị trƣờng đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho xã hội một cách khoa học có tính kế thừa những hạt nhân hợp lý của phƣơng thức truyền thống để xây dựng lên cái mới cho chƣơng trình đào tạo nghề. Do vậy, cách đào tạo, cách dạy, cách học, cách kiểm tra và quản lý sẽ là rất cần thiết cho các Cơ sở đào tạo nghề hiện nay. Theo tác giả Leconnard Nadler định nghĩa: “Đào tạo nghề là học đƣợc những điều nhằm cải thiện việc thực hiện những công việc hiện tại”. Theo tác giả Roger - James định nghĩa: “Đào tạo nghề là cách thức giúp ngƣời ta làm đƣợc những điều mà họ không thể làm đƣợc trƣớc khi họ đƣợc học”. Theo tác giả Max- Forter, đào tạo nghề phải đáp ứng đƣơc 4 điều kiện: gọi ra những giải pháp ở ngƣời học; phát triển tri thức kỹ năng và thái độ; tạo ra sự thay đổi trong hành vi; đạt đƣợc những mục tiêu chuyên biệt. Tại Việt Nam hiện nay còn khá ít các trƣờng đào ta ̣o nghề thiế t bi ̣y tế để ngƣời ho ̣c có cơ hô ̣i tiế p câ ̣n đế n linh vƣ̣c ̃ này. Do đó , đánh giá mƣ́c đô ̣ ảnh hƣởng của công tá c đảm bảo chấ t lƣơ ̣ng đế n phƣơng pháp giảng da ̣y của giảng viên là điề u cấ p thiế t . Để đánh giá năng lực đào tạo của các trƣờng cao đẳng nghề, Bộ LĐ TB XH đã ban hành quyết định 02/2008/QĐ-BLĐTBXH quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng trƣờng cao đẳng nghề. Đối với các trƣờng CĐN trong hệ thống dạy nghề thuộc Bộ BLĐTBXH nói chung và Trƣờng CĐN KTTB Y tế nói riêng thì vấn đề kiểm đinh chất lƣợng là một khái niệm rất mới. Với lý do nhƣ vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Ảnh hƣởng của công tác kiểm định chất lƣợng dạy nghề đối với phƣơng pháp giảng dạy tại Trƣờng cao đẳng nghề kỹ thuật thiết bị y tế” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề của nhà trƣờng hiện tại và trong tƣơng lai. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu sự ảnh hƣởng của công tác kiểm định chất lƣợng dạy nghề thuộc bộ tiêu chuẩn kiểm định do Bộ LĐTBXH ban hành đối với phƣơng pháp 2 giảng dạy của giảng viên thông qua việc xây dựng và thử nghiệm các phiếu hỏi lấy ý kiến đánh giá dựa trên bộ tiêu chuẩn đã ban hành. 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu này đƣợc tiến hành tại Trƣờng Cao đẳng nghề kỹ thuật thiết bi y tế (CĐN KTTB YT). Quá trình lấy ý kiến đánh giá sẽ đƣợc lấy từ ý kiến đánh giá của 300 giảng viên và sinh viên trong trƣờng. 4. Phƣơng pháp nghiên cƣu ́ 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu 1. Công tác kiểm định chất lƣợng dạy nghề có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên ? Câu 2. Sau khi đƣợc lấy ý kiến từ giảng viên và sinh viên thì ý thức của giảng viên về phƣơng pháp giảng dạy có thay đổi không? 4.2. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: sinh viên đang ho ̣c ta ̣i trƣờng , giảng viên và lãnh đa ̣o, cán bộ quản lý. Đối tƣợng nghiên cứu: Ảnh hƣởng của công tác kiểm định chất lƣợng dạy nghề đến phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên . 4.3. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu này tiến hành kết hợp giữa định tính và định lƣợng, phân tích các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lƣợng dạy nghề và tiến hành thu thập thông tin thông qua các phiếu hỏi giảng viên để làm sáng tỏ sự ảnh hƣởng của công tác kiểm định chất lƣợng. Phƣơng pháp thu thập thông tin : Sử dụng phƣơng pháp lấy ý kiến bằng phiếu hỏi đố i với SV , GV và theo mẫu guideline phỏng vấ n đố i với Lan ̃ h đa ̣o , cán bộ quản lý. Công cụ thu thập và xử lý thông tin: xây dựng phiếu hỏi lấy ý kiến giảng viên và sinh viên; sử dụng phần mềm SPSS, Quest để xử lý thông tin. 4.4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại Trƣờng CĐN KTTB Y tế Thời gian triển khai nghiên cứu: Dự kiến sẽ nghiên cứu trong 10 tháng: Từ tháng 10/2010 đến tháng 8/2011. 3 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sơ lƣợc về hệ thống kiểm định chất lƣợng ở các nƣớc Hiện nay, hoạt động KĐCL giáo dục đã trở nên phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới. Trong số 213 nƣớc và lãnh thổ tham gia mạng lƣới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lƣợng thì phần lớn đều triển khai các hoạt động KĐCL nhằm mục đích quản lý, giám sát và không ngừng nâng cao chất lƣợng giáo dục. Các tổ chức KĐCL giáo dục của các nƣớc trên thế giới khá đa dạng về mặt sở hữu, gồm có tổ chức kiểm định của Nhà nƣớc, của các hiệp hội hay các tổ chức, cá nhân khác; đối tƣợng kiểm định là trƣờng, chƣơng trình…, các tổ chức này có tính chất phụ thuộc hay độc lập với Nhà nƣớc hoặc độc lập trong việc đƣa ra các quyết định chuyên môn nhƣng vẫn nhận kinh phí của Nhà nƣớc. Ở Hoa Kỳ, tất cả các tổ chức KĐCL giáo dục đều không thuộc Nhà nƣớc. Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức KĐCL giáo dục của các nƣớc khác đi vào hoạt động trong 20 năm gần đây đều do Nhà nƣớc thành lập (Thái Lan, Mông Cổ, Australia, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia), nhƣng sau đó trở thành các tổ chức kiểm định độc lập (Australia, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia,…), nhƣng vẫn đƣợc nhận kinh phí hỗ trợ của Nhà nƣớc (Australia, Ấn Độ, Indonesia). Hoa Kỳ có 6 tổ chức kiểm định vùng, nhƣng hầu nhƣ các nƣớc khác, nhất là các nƣớc trong khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng, có xu hƣớng chỉ có một tổ chức quốc gia KĐCL giáo dục (ví dụ: Thái Lan, Indonesia, Căm-pu-chia). Một số nƣớc khác nhƣ Nhật Bản, Phillippines, Malaysia có 2 tổ chức KĐCL giáo dục, một trong số đó đã đƣợc thành lập khá nhiều năm trƣớc. Nhƣng gần đây, Malaysia đã sáp nhập hai tổ chức lại thành một tổ chức mới. Một số nƣớc có những tổ chức kiểm định của các hiệp hội, tổ chức chuyên môn hoạt động bên cạnh các tổ chức quốc gia KĐCL giáo dục nhƣng với quy mô nhỏ (ví dụ: Thái Lan). Mặc dù có những sự khác biệt giữa các hệ thống nhƣng các xu thế chung đang đƣợc hình thành và có thể thể hiện ở ba mô hình tổ chức hệ thống quốc gia KĐCL giáo dục nhƣ sau: 4  Mô hình thứ nhất bao gồm một số tổ chức KĐCL giáo dục độc lập với nhau, có nhiệm vụ triển khai các hoạt động đánh giá ngoài và có thẩm quyền công nhận các cơ sở giáo dục và chƣơng trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lƣợng giáo dục.  Mô hình thứ hai là mô hình tập trung cho mỗi hoặc một vài cấp học. Tổ chức KĐCL giáo dục của Hiệp hội New England, Hoa Kỳ là một ví dụ về tổ chức KĐCL giáo dục chịu trách nhiệm kiểm định các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp kỹ thuật, phổ thông,…  Mô hình thứ ba là mô hình tập trung cho tất cả các cấp học. Chẳng hạn, văn phòng chuẩn quốc gia đánh giá chất lƣợng giáo dục (ONESQA) của Thái Lan là một ví dụ điển hình cho mô hình này. Hoạt động KĐCL giáo dục của các nƣớc khá khác nhau. Một số nƣớc chỉ kiểm định trƣờng, một số nƣớc khác chỉ kiểm định chƣơng trình, nhƣng cũng có những nƣớc đồng thời sử dụng cả kiểm định trƣờng và kiểm định chƣơng trình. Hoạt động của các tổ chức kiểm định chất lƣợng giáo dục cũng tƣơng tự. Đặc biệt, có tổ chức KĐCL giáo dục không trực tiếp kiểm định các cơ sở giáo dục mà chỉ đi kiểm định các tổ chức KĐCL giáo dục khác (ví dụ: Hội đồng kiểm định GDĐH - CHEA, Hoa Kỳ) và cấp phép hoạt động cho các tổ chức KĐCL giáo dục khác (ví dụ: Bộ Giáo dục Hoa Kỳ - US Department of Education hay Hội đồng kiểm định chất lƣợng giáo dục của Đức) [22]. Các cơ quan kiểm định quốc gia thƣờng tồn tại với 4 hình thức tổ chức và nguồn kinh phí hoạt động chính. Bao gồm: (1) Cơ quan kiểm định Trung ƣơng (Centralized Governmental) Cơ quan kiểm định Trung ƣơng thƣờng trực thuộc cơ quan quản lý các lĩnh vực đƣợc phân công và đƣợc coi là cơ quan trực thuộc Chính phủ. Với trƣờng hợp của Australia kiểm định quốc gia bao gồm các giám đốc phụ trách giáo dục đào tạo của các lãnh thổ/bang. Một mô hình cơ quan kiểm định khác gần tƣơng tự nhƣ vậy là các cơ quan kiểm định trực thuộc các tỉnh và thành phố nhƣ ở CHLB Đức, Nga và Trung Quốc (ví dụ nhƣ cơ quan kiểm định Bắc Kinh và Thƣợng Hải). Không phải tất cả các cơ quan kiểm định Trung ƣơng nào cũng có thể độc lập đƣa ra các quyết định của mình trong quá trình kiểm định. 5 (2) Cơ quan kiểm định phối hợp Chính phủ với các trƣờng (Quasi Governmental) Mô hình cơ quan kiểm định phối hợp Chính phủ với các trƣờng đƣợc thực hiện khá phổ biến ở Đông Âu và Trung Âu bắt đầu từ năm 1990 mà tiêu biểu là Ru-ma-ni, Hung-ga-ri và Es-tô-ni. Cơ quan kiểm định này đƣợc chính phủ cấp kinh phí hoạt động nhƣng nằm dƣới sự quản lý của các trƣờng. Mô hình này đảm bảo đƣợc quyền độc lập, tự chủ trong quá trình kiểm định, tránh tình trạng đƣa ra những quyết định mang tính trung hoà. (3) Cơ quan kiểm định phi Chính phủ (Non-Governmental) Mặc dù hoạt động kiểm định chuyên môn thƣờng mang tính chất độc lập và không phụ thuộc vào Chính phủ, nhƣng thực tế chỉ có một số ít mô hình kiểm định CSDN mang tính độc lập thực sự. Một số mô hình cơ quan kiểm định chất lƣợng phi Chính phủ nhƣ: - Mô hình trong hệ thống kiểm định tại Mỹ: cơ quan kiểm định phi Chính phủ hiện tại đang tiến hành kiểm định cho 6.000 trƣờng phổ thông, dạy nghề và đại học và hàng chục ngàn chƣơng trình đào tạo thông qua hoạt động kiểm định của các cơ quan kiểm định độc lập quốc gia và khu vực. - Mô hình trong hệ thống kiểm định tại Niu-zi-lân: cơ quan kiểm định phi Chính phủ là cơ quan kiểm định độc đƣợc thành lập và quản lý bởi Hiệp hội Hiệu trƣởng các trƣờng (New Zealand Vice Chancellor,s Association). Kinh phí cho cơ quan kiểm định và quá trình thực hiện kiểm định sẽ lấy từ các trƣờng muốn đăng ký kiểm định. Ngƣời Mỹ – vốn không muốn có sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động kiểm định, sẽ tranh luận rằng chỉ có cơ chế hoạt động độc lập mới hoàn toàn không phụ thuộc vào Chính phủ, kể cả độc lập về tài chính. Tuy nhiên, do bối cảnh của hầu hết các quốc gia là kinh phí của các trƣờng đều lấy ngân sách Chính phủ và vì thế mà mong muốn tự chủ về tài chính cho các trƣờng là không thể thực hiện đƣợc. (4) Cơ quan kiểm định liên kết Chính phủ và phi Chính phủ (Parallel Governmental and Non-Governmental) Tại một số quốc gia vẫn còn tồn tại các cơ quan kiểm định hoạt động trên cơ chế liên kết giữa Chính phủ và thành phần tƣ nhân. 6 Hiện tồn tại 4 loại hình cơ quan kiểm định nhƣ trên nhƣng trong tƣơng lai tốt nhất vẫn nên là cơ quan kiểm định độc lập để tự chủ trong việc đƣa ra quyết định. Chỉ nhƣ vậy mới có thể gây dựng đƣợc uy tín, sự tôn trọng và đáng tin cậy. zNhững cơ quan khác thuộc Chính phủ có sử dụng kết quả của quá trình kiểm định cho những vấn đề nhƣ đƣa ra quyết định cho phép một CSĐT/CTĐT đi vào hoạt động hoặc quyết định tài trợ mà sẽ không tham gia vào quá trình đƣa ra quyết định về kiểm định. Mâu thuẫn lợi ích ở bất cứ mức độ kiểm định nào, đặc biệt là ở cấp quốc gia, đều làm mất sự tự chủ và hiệu quả chung của công tác kiểm định. Hai mô hình tổ chức nổi bật hiện đang phổ biến trên toàn thế giới, đó là: - Cơ quan kiểm định hoạt động theo hình thức tập trung (Centralized Governmental) - Cơ quan kiểm định hoạt động theo hình thức phối hợp giữa Chính phủ và các trƣờng (Quasi – Governmetal). Trong cả hai hình thức này, kinh phí hoạt động đều đƣợc cấp từ phía Chính phủ. Hình thức cơ quan kiểm định hoạt động theo hình thức phối hợp giữa Chính phủ và các trƣờng sẽ duy trì đƣợc tính độc lập và tự chủ trong mọi quyết định mà không chịu ảnh hƣởng của bất cứ lí do chính trị nào mặc dù ngƣời Australia luôn tranh luận rằng mô hình thứ nhất là lý tƣởng bởi nó phù hợp với nhu cầu của họ. Hầu hết các hệ thống KĐCL giáo dục, dạy nghề quốc gia đƣợc thành lập thông qua việc tham gia dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Hình thức tổ chức kết hợp hoạt động giữa Chính phủ và các trƣờng đƣợc sử dụng khá phổ biến (ví dụ nhƣ là: Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Ma-lai-xi-a, In-đô-nêxi-a, Ác-hen-ti-na và Chi-lê). Tuy nhiên, trong một số hệ thống kiểm định chƣa có nhiều thành phần cá nhân tham gia (ví dụ nhƣ tại Trung Quốc, Việt Nam và Mông Cổ), và hầu nhƣ không có sự khác biệt nhiều giữa hình thức tập trung và hình thức phối hợp. Ở Hà Lan đã tồn tại đồng thời 3 hình thức kiểm định song song, đó là: - Kiểm định trƣờng theo cơ chế tập trung; - Kiểm định chƣơng trình theo cơ chế phi Chính phủ đƣợc quản lý bởi một tổ chức duy nhất do Hiệp hội nghề đó tài trợ; 7

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét