Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Vai trò của sinh viên trong quản trị đại học (nghiên cứu trường hợp tại Trường CĐSP Gia Lai

nguồn lực được GDĐH thế giới hết sức quan tâm và nghiên cứu đó chính là sinh viên. Điều này đã được chứng minh trong thực tế GDĐH ở các nước có nền GD tiên tiến rằng; sinh viên và các tổ chức sinh viên là một bộ phận có liên quan và vai trò của họ là đáng kể trong phạm vi trường ĐH. Theo W. P. May (2010), sinh viên tham gia vào việc ra quyết định trong các trường ĐH là vấn đề quan trọng và tồn tại trong các cuộc tranh luận học thuật từ vài thế kỷ trước.[35] Gần đây, các cuộc tranh luận về nghệ thuật quản trị hiện đại đã nhận định rằng sinh viên hầu như không có được các tính năng của nhà quản trị thực thụ, trừ khi xem xét họ là các khách hàng[34]. Ở Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của người học đã được khẳng định trong luật GD, trong điều lệ hoạt động các trường ĐH-CĐ, trong quy chế đào tạo, quy chế HS-SV, trong các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng,v.v…Quy chế 42/2007 (Quy chế HS-SV) của Bộ GD& ĐT có quy định: Sinh viên “Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của HSSV”. Mặc dù vậy, cho đến nay việc xác định vai trò của sinh viên, các tổ chức sinh viên trong công tác QTĐH ở nước ta còn nhiều hạn chế: Đa số các trường ĐH-CĐ chưa thường xuyên lấy ý kiến sinh viên về các hoạt động đào tạo, về chất lượng phục vụ của nhà trường; Sinh viên và các tổ chức sinh viên chưa được xem là chủ thể bình đẳng với các chủ thể, tổ chức khác trong nhà trường. Có thể xuất phát từ một số tồn tại trong cơ chế quản lý, điều hành các trường ĐH-CĐ ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, một số các khó khăn xuất phát từ chính bản thân người học như; Sinh viên còn hạn chế về năng lực nhận thức, về kiến thức, kinh nghiệm quản lý, về tầm ảnh hưởng đến việc ra quyết định, v.v… Điều này, phần nào ảnh hưởng đến những đóng góp của sinh viên trong QTĐH. Hơn nữa, trong bối cảnh GDĐH tại Việt Nam chưa 2 định hình rõ ràng về mô hình QTĐH, các trường còn khó khăn trong việc thành lập các HĐQT (trong trường tư thục), HĐT (trong trường công lập) với các thành phần và số lượng chưa thống nhất, thiếu các chủ trương, chính sách cần thiết để tạo cơ hội cho người học tham gia vào các hoạt động quản lý nhà trường theo quan điểm trường ĐH là các tổ chức dân chủ và là nơi cung ứng các dịch vụ đào tạo. Điều này, được thể hiện rõ nét qua kết quả nghiên cứu đề tài "Phát triển Giáo dục Việt Nam trong nền kinh tế thị trường và trước yêu cầu hội nhập quốc tế" của văn phòng Hội đồng Quốc Gia Giáo dục đó là “dù muốn dù không, chúng ta phải công nhận một thực trạng là đã có thị trường GD trong XH Việt Nam”[17]. Qua phân tích trên cho thấy, nếu xem sinh viên là những người cộng sự (partners) thì trước hết họ cần có được sự tin tưởng và đối xử công bằng, được chia sẻ trách nhiệm với các bên có liên quan (stakeholders). Nếu xem xét sinh viên là khách hàng (consumers), các trường ĐH là nơi cung ứng các dịch vụ thì sinh viên cần được cung cấp đầy đủ thông tin, được đối xử công bằng nhằm phát huy sự tham gia đóng góp tích cực của sinh viên vào việc xây dựng phát triển trường ĐH. Trên thực tế, để đạt được kết quả như mong đợi là cả một quá trình lâu dài, dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn vững chắc, có sự quan tâm đầu tư của toàn xã hội. Vì vậy, cần thiết phải có các công trình nghiên cứu và đánh giá nghiêm túc các tồn tại trong công tác QTĐH ở Việt Nam, bao gồm cả vấn đề vai trò của sinh viên trong QTĐH. Điều này không chỉ phù hợp đối với các trường ĐH trên thế giới mà còn rất cần được quan tâm trong các trường ĐH-CĐ ở Việt Nam. Qua các phân tích trên cho thấy, việc thực hiện các nghiên cứu về QTÐH là hết sức cần thiết với bối cảnh các trường ÐH- CÐ tại Việt Nam hiện nay. Do vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC (Nghiên cứu trường hợp tại Trường CĐSP Gia Lai)” nhằm khảo sát mức độ tham gia của 3 sinh viên, tìm hiểu các khó khăn sinh viên thường gặp phải khi tham gia các hoạt động QTĐH trong nhà trường, đồng thời tìm hiểu nhận thức của sinh viên, của cán bộ lãnh đạo, quản lý về vai trò của sinh viên trong QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai hiện nay. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất một vài kiến nghị phù hợp góp một phần vào định hướng công tác QTĐH của trường CĐSP Gia Lai ngày càng hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu đóng góp một phần vào bức tranh toàn cảnh về vấn đề vai trò của sinh viên trong hoạt động QTĐH tại Việt Nam, cung cấp nguồn thông tin tham khảo đối với các ĐH-CĐ khác trong việc hướng đến xây dựng hệ thống QTĐH bảo đảm tính cân bằng, bền vững và hiệu quả trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài nghiên cứu dựa trên tiền đề các nghiên cứu trước đây về hoạt động quản trị trong các trường ĐH-CĐ trên thế giới cũng như những bài viết ở Việt Nam, kết hợp với những bằng chứng thực tế tại trường CĐSP Gia Lai nhằm xác định mức độ tham gia để bước đầu xác định vai trò của sinh viên trong các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai. 2.2. Mục tiêu cụ thể  Đánh giá mức độ tham gia của sinh viên trong các hoạt động quản trị nhằm bước đầu xác định vai trò của sinh viên trong các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai.  Tìm hiểu những khó khăn, thách thức cũng như nhận thức của sinh viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý về vai trò của sinh viên trong các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai. 3. Ý nghĩa nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa về mặt lý luận 4  Kết quả nghiên cứu đóng góp một phần vào bức tranh toàn cảnh về vấn đề vai trò của sinh viên trong hoạt động QTĐH ở Việt Nam  Kết quả nghiên cứu đóng góp một phần làm cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề vai trò của sinh viên trong các hoạt động QTĐH ở Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu đóng góp ý nghĩa về mặt thực tiễn như sau;  Kết quả nghiên cứu được đóng góp một phần làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, tổ chức điều hành các hoạt động quản trị trong nhà trường được hiệu quả và phù hợp với bối cảnh trường CĐSP Gia Lai hiện nay.  Xác định được những thách thức và khó khăn có thể ảnh hưởng đến sinh viên khi họ tham gia vào QTĐH và nhận thức của sinh viên cũng như cán bộ lãnh đạo, quản lý về vai trò của sinh viên trong các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai.  Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của sinh viên trong các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai, đồng thời cung cấp thông tin tham khảo đối với công tác QTĐH ở các trường ĐH-CĐ khác. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã tập trung vào trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu sau: 1) Mức độ tham gia của sinh viên trong các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai hiện nay ra sao? 2) Nhận thức của sinh viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý về vai trò và tầm quan trọng của sinh viên trong các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai như thế nào? 3) Những khó khăn và trở ngại nào có ảnh hưởng đến sinh viên khi sinh viên tham gia vào các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai? 5 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là tất cả cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện đang công tác, giảng dạy và toàn thể sinh viên năm 2, 3 hệ cao đẳng chính quy đang học tập tại trường CĐSP Gia Lai. 5.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về mức độ tham gia, mức độ nhận thức của sinh viên và cán bộ lãnh đạo-quản lý về vai trò của sinh viên, những khó khăn sinh viên thường gặp phải khi tham gia thực hiện các chức năng quản trị trong các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gai Lai gồm; Chức năng: 1/ Hoạch định chiến lược đào tạo; 2/ Tổ chức và điều hành công việc; 3/ Kiểm tra/kiểm soát các hoạt động của tổ chức. Nội dung: 1/ Quản trị hệ thống tổ chức; 2/ Quản trị hoạt động đào tạo; 3/ Quản trị nguồn nhân lực; 4/ Quản trị hoạt động khoa học và công nghệ. 6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phối kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm khám phá và phản ánh đầy đủ, chính xác mức độ tham gia, mức độ nhận thức của chính sinh viên, của cán bộ lãnh đạo, quản lý về vai trò của sinh viên trong các hoạt động QTĐH trong nhà trường thông qua kết quả khảo sát thực tế tại trường CĐSP Gia Lai và bao gồm: 1) Phương pháp phân tích tài liệu: Việc sử dụng phương pháp này giúp cho tác giả dễ dàng khái quát vấn đề nghiên cứu ở các khía cạnh, phương diện khác nhau. Nhờ vậy, tác giả tổng quan được vấn đề cũng như cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu và thuận lợi hơn trong việc đào sâu nghiên cứu vấn đề thông qua tìm hiểu kết quả các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa danh mục các tài liệu, các văn bản pháp quy, các quyết định, thông tư, chỉ thị, 6 v.v có liên quan, giúp cho tác giả dễ dàng trong định hướng nghiên cứu và tránh lặp lại những vấn đề không cần thiết. 2) Phương pháp phỏng vấn sâu: Trong nghiên cứu, sử dụng phương pháp này để thu thập những ý kiến, nhận định và đánh giá của các bộ phận có liên quan trong nhà trường làm cơ sở đối sánh với các kết quả nghiên cứu định lượng. 3) Phương pháp điều tra xã hội học: Trong nghiên cứu, sử dụng phương pháp này trong việc thực hiện các khảo sát, điều tra và chọn mẫu để thu thập số liệu tại trường CĐSP Gia Lai. 4) Phương pháp xử lý số liệu: Trong nghiên cứu, ứng dụng thống kê trong thu thập, xử lý các dữ kiện, số liệu nhằm phản ánh một cách tổng quát, đầy đủ về các đặc trưng, tính chất của đối tượng nghiên cứu. Cũng như qua các số liệu thu thập, các kết quả xử lý và phân tích thống kê để đưa ra các nhận định, đánh giá chính xác về tổng thể nghiên cứu. Trong nghiên cứu, sử dụng phần mềm SPSS 17.0, Ecxel 2007 để xử lý và phân tích số liệu thống kê thu thập được. 7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài QTĐH là lĩnh vực rất rộng, vấn đề sinh viên trong QTĐH cũng bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Do vậy, nghiên cứu này chủ yếu tập trung khảo sát, đánh giá mức độ tham gia để bước đầu đánh giá về vai trò của sinh viên trong một số các hoạt động QTĐH tại trường CĐSP Gia Lai bao gồm: Quản trị hệ thống tổ chức; Quản trị hoạt động đào tạo; Quản trị hoạt động khoa học và công nghệ; Quản trị nguồn nhân lực. Cụ thể như các vấn đề: Vai trò của sinh viên trong hoạch định chiến lược phát triển nhà trường; Vai trò của sinh viên trong xây dựng nội quy - quy chế tổ chức; Vai trò của sinh viên trong xây dựng chương trình đào tạo; Vai trò của sinh viên trong các hoạt động giảng dạy và học tập; Vai trò của sinh viên trong các hoạt động đảm bảo chất lượng; Vai 7

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét