Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016
Quản lý Nhà nước đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Quản lý Nhà nước đối với các trường trung học phổ thông công l ập trên
địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội ” như một nghiên cứu điển hình
để làm rõ những kết quả, ưu điểm và hạn chế, bất cập trong tác đô ̣ng của quản
lý Nhà nước ở cấ p THPT, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để công tác
quản lý Nhà nước đố i với các trường THPT đư ợc cải thiện, góp phần thực
hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục của ngành.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ việc làm rõ những kết quả, ưu điểm và hạn chế, bất cập trong tác
động của QLNN đối với các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn
nghiên cứu, tìm ra được nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
công tác quản lý này, các giải pháp, kiến nghị của đề tài đưa ra sẽ góp phần
hoàn thiện công tác QLNN đối với các trường THPT công lập nói riêng và
công tác QLNN về giáo dục nói chung trên địa bàn huyện Từ Liêm, từ đó tạo
thuận lợi trong thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của các trường phổ thông
công lập trên địa bàn, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của QLNN đối với các trường
THPT: đặc điểm, nội dung, hình thức, phương pháp QLNN; quy chế chuyên môn,
đội ngũ CBGV, tài chính, cơ sở vật chất, công tác thanh tra, kiểm tra để làm rõ lý
luận QLNN về giáo dục; nghiên cứu đặc trưng quản lý giáo dục quốc dân và
những vấn đề lý luận về QLGD.
- Điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với các
trường THPT công lập trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện QLNN đối với các
trường THPT công lập trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của công tác QLNN đối với các
trường THPT công lập địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
3
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý trực
tiếp đối với các trường THPT công lập địa bàn huyện Từ Liêm và các trường
THPT công lập.
5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chính sau:
- Những cơ sở lý luận (khoa học và pháp lý) liên quan đến QLNN đối
với các trường THPT;
- Thực trạng hoạt động QLNN tại các trường THPT công lập huyện Từ
Liêm - thành phố Hà Nội hiện nay (Về sự phù hợp nội dung chương trình,
nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và công tác thanh tra, kiểm tra với
đặc thù kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục của địa bàn. Những điểm mạnh,
điểm yếu, thuận lợi và khó khăn);
- Dựa trên thực trạng hoạt động QLNN đối với các trường THPT công
lập địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay, cần đề xuất những
giải pháp mang tính bền vững, cấp bách và khả thi về nội dung chương trình,
nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và công tác thanh tra, kiểm tra.
6. Giả thuyết khoa học
Xây dựng được giải pháp tốt trong việc xây dựng và hoàn thiện các
chính sách QLNN phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục của
địa bàn trong các lĩnh vực: nội dung chương trình, nguồn nhân lực, cơ sở vật
chất, tài chính và công tác thanh tra, kiểm tra, sẽ góp phần hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với các trường THPT công lập cũng như nâng cao chất lượng
giáo dục trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Để QLNN đối với các trường THPT công lập có hiệu quả, cần phải hoàn
thiện hệ thống chính sách về phân cấp, xây dựng các chính sách nhà nước về
quản lý giáo dục đặc thù theo vùng (kế hoạch năm học hợp lý; nguồn vốn đầu tư
cho giáo dục, chế độ cho giáo viên, chế độ cho cán bộ quản lý thỏa đáng).
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn giới hạn là các trường phổ thông
công lập tại địa bàn huyện Từ Liêm, TP Hà Nội.
4
- Nội dung nghiên cứu tập trung vào các chính sách QLNN đối với các
trường THPT công lập địa bàn huyện Từ liêm, TP Hà Nội.
- Mẫu nghiên cứu: Các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Từ
Liêm, thành phố Hà Nội như: THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Xuân
Đỉnh, THPT Thượng Cát, THPT Trung Văn, THPT Đại Mỗ.
- Số liệu giới hạn từ năm 2008 (thời điểm Hà Nội mở rộng địa giới
hành chính) đến năm 2013.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận : góp phần khẳng định vị trí , vai trò , nô ̣i dung của
QLNN đố i với các trường THPT như là cấ p cơ sở , cấ p khởi đầ u cũng là cấ p
kế t thúc trên cả năm thành tố : quy chế chuyên môn, nguồ n nhân lực, tài chính,
cơ sở vật chất và công tác thanh tra, kiể m tra.
- Về mặt thực tiễn : góp phần làm thay đổi thực tiễn trong QLNN đối
với các trường THPT công lâ ̣p đ ịa bàn huyện Từ Liêm , TP Hà Nô ̣i trên cả
năm thành tố : quy chế chuyên môn, nguồ n nhân lực , tài chính, cơ sở vật chất
và công tác thanh tra kiểm tra.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
thông qua nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp
chuyên gia,…
9.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu về QLNN đối với các trường THPT công lập trên địa
bàn huyện Từ Liêm đặt trong tổng thể hoạt động quản lý nhà nước về
giáo dục, các giải pháp đưa ra phải phù hợp và nằm trong mối liên hệ với
pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đặt các vấn
đề nghiên cứu trong đúng điều kiện, hoàn cảnh của địa phương để nhận
định hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp với yêu
cầu của người dân, với năng lực của bộ máy quản lý, với điều kiện kinh
tế - xã hội trên địa bàn.
5
9.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Dựa trên nguồn tài liệu sẵn có để tìm kiếm thông tin về đối tượng
nghiên cứu. Đồng thời sử dụng bảng hỏi với các phiếu điều tra để thu thập
thông tin về thực trạng hoạt động của hệ thống các cơ quan, ban ngành
QLNN đối với các trường THPT công lập và tìm hiểu nhu cầu, định hướng
đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan này trên địa bàn triển khai đề
tài luận văn - địa bàn huyện Từ Liêm, TP Hà Nội
Thực hiê ̣n phỏng vấ n với các cán bô ̣ ở các cơ quan QLNN về GD trên
điạ bàn cấ p sở và cấ p huyê ̣n để tim hiể u và nhâ ̣n thức và ý kiế n của ho ̣ về
̀
những giải pháp QLNN đố i với các trường THPT công lâ ̣p trên đ ịa bàn huyê ̣n
Từ Liêm , TP Hà Nô ̣i . Phương pháp này cũng đươ ̣c sử du ̣ng để đánh giá về
tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
Quan sát bằ ng nhiề u hinh thức , trên cơ sở các sinh hoa ̣t cô ̣ng đồ ng của
̀
cán bộ công chức , viên chức, giáo viên, học sinh và gia đinh cũng như trong
̀
hô ̣i nghi ̣, giờ ho ̣c , giờ chơi , đi la ̣i…nhằ m đánh giá tinh thich ứng của các
́
́
chính sách Nhà nước trong QLNN về GD trên điạ bàn.
Trên cơ sở phân tích xu hướng tác động của môi trường kinh tế vi ̃ mô
đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường giáo dục địa phương ; phân tích
các chỉ số tương quan : dân số với tỉ lê ̣ giáo viên , học sinh, số trường, số lớp
học để dự báo nhu cầu phát triển GD trên địa bàn huyện Từ Liêm, TP Hà Nô ̣i.
Qua sử dụng các bảng hỏi để tìm hiểu nhận thức , ý kiến và nhu cầu của
các chuyên gia , các nhà quản lý , giáo viên, học sinh, phụ huynh về công tác
QLNN về giáo du ̣c đố i với các trường THPT công l ập trên địa bàn huyện Từ
Liêm, TP Hà Nội, từ đó đưa ra những giải pháp phù hơ ̣p.
Sử du ̣ng một số thuâ ̣t toán để xử lý thông tin như: mô tả con số , bảng số
liê ̣u… và xử lý đinh tinh thông qua viê ̣c sử du ̣ng các phương pháp phân tich ,
̣
́
́
tổng hợp, so sánh số liê ̣u, kế t quả điề u tra , thông tin nhằ m xác đinh các kế t
̣
quả nghiên cứu chính sách QLNN đối với các trường THPTcông l ập trên địa
bàn huyện Từ Liêm, TP Hà Nô ̣i.
6
10. Tình hình nghiên cứu các đề tài cùng hƣớng
Một số đề tài khoa học như:
“Đổi mới phân cấp quản lý trường THPT Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế” - TS. Nguyễn Hồng Thuận; “Đổi mới tư duy quản lý giáo dục
trong điều kiện hiên hay” - TS. Nguyễn Hồng Thuận; “Tổng quan kinh
nghiệm quốc tế về quản lý nhà trường phổ thông bằng kiểm tra đánh giá” ThS. Hồ Thanh Bình; “Tổng quan một số phương pháp ước lượng hiệu quả
đầu tư cho giáo dục” - ThS. Đặng Thị Minh Hiền; “Định hướng phát triển
giáo dục Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” - PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ;
“Về phân hóa trong giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn sau năm 2015” PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Phương; “Mô hình cơ sở vật chất kỹ thuật trường
THPT vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ đến năm 2020” - CN. Lê Ngọc Thu;
“Lý luận và thực tiễn phát triển hội đồng trường trung học phổ thông” - TS.
Nguyễn Tiến Hùng; “Một số giải pháp thực hiện chương trình giáo dục phổ
thông theo định hướng phân hóa” - PGS. TS. Tôn Thân; “Vận dụng lý thuyết
kinh tế công trong chính sách tài chính giáo dục ở Việt Nam” - ThS. Đặng
Thị Minh Hiền; “Các giải pháp cơ bản đổi mới quản lý giáo dục” - Trần
Ngọc Giao; “Quan niệm và xây dựng chiến lược giáo dục phổ thông” - Đào
Vân Vi.
Một số luận văn, luận án:
- Một số luận án tiến sỹ như: “Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học
phân hoá ở trường THPT Việt Nam hiện nay” - Lê Hoàng Hà; “Mô hình
quản lý trường THPT chuyên đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện” - Nguyễn
Bác Dụng; “Phát triển trường trung học phổ thông ở Việt Nam theo quan
điểm nhà trường hiệu quả” - Nguyễn Mạnh Cường.
- Một số luận văn thạc sỹ như: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở Trường Trung học phổ thông Hoài Đức B - thành phố Hà
Nội” - Nguyễn Thị Huyền; “Biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường
Trung học phổ thông Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội” - Nguyễn Vũ Thành; “Quản
7
lý hoạt động dạy học môn Toán ở các Trường Trung học phổ thông huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” - Vũ Văn Dương; “Biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Tự Lập - Mê Linh Hà Nội” - Phạm Văn Đường; “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các
trường trung học phổ thông ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn
nghề nghiệp” - Nguyễn Quốc Nam; “Quản lý nhà nước về giáo dục và đào
tạo - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” - Hoàng Thị Tú Oanh; “QLNN
nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội” Nguyễn Thị Thu Hương; “Quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo của các
trường cao đẳng ngoài công lập khu vực duyên hải miền trung” - Võ Thị
Nga; “Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non
công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội” - Nguyễn Thị Trường Thịnh.
Như vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý đối với
hoạt động giáo dục của các trường trung học phổ thông nói chung và trên
từng địa bàn nhất định. Mỗi đề tài, luận văn, luận án lại tập trung khai thác
tổng hợp tất cả các khía cạnh hoặc tập trung vào khai thác một số khía cạnh
nhất định trong vấn đề quản lý đối với hoạt động giáo dục của các trường
trung học phổ thông (như tài chính, đầu tư, cơ sở vật chất, giáo viên, chương
trình, phân cấp …). Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề
quản lý Nhà nước đối với các trường trung ho ̣c phổ thông công l ập trên địa
bàn huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
11. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương chính như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của về quản lý nhà nước đối với trường
THPT công lập.
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các trường THPT
công lập trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các trường
THPT công lập trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội đế n năm2020.
8
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét