Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề

một nghiên cứu đánh giá chuyên sâu nào về công tác kiểm định chất lượng dạy nghề cũng như đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và có những giải pháp hữu hiệu để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Là một cán bộ trực tiếp làm việc về công tác kiểm định chất lượng của Tổng cục Dạy nghề - cơ quan trực tiếp quản lý hệ thống các trường dạy nghề, với mong muốn chất lượng đào tạo nghề ngày càng được nâng cao, công tác kiểm định chất lượng dạy nghề thực sự đạt hiệu quả, mang lại giá trị cho toàn xã hội; với những kiến thức đã được học trong khóa học cao học ngành Quản lý giáo dục tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề; - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề; 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu công tác QLNN của Tổng cục Dạy nghề đối với hoạt động kiểm định chất lượng tại các trường nghề; - Các số liệu được sử dụng trong nghiên cứu: năm 2008 - 2012 3 5. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Các biện pháp QLNN đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề là như thế nào? Hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề hiện nay chưa đem lại hiệu quả rõ rệt và vẫn còn rất nhiều hạn chế bất cập. Công tác QLNN vẫn chưa có hiệu quả. Nếu áp dụng đồng bộ các nhóm giải pháp QLNN đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề về cơ chế, chính sách thành lập cơ quan kiểm định chất lượng mang tính hệ thống quốc gia với việc đào tạo, phát triển đội ngũ kiểm định viên, cán bộ tự kiểm định chất lượng dạy nghề (cả về số lượng và chất lượng) thì hoạt động KĐCL của các trường nghề sẽ từng bước được nâng cao. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận qua tài liệu - Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết. - Phương pháp hệ thống hoá lý thuyết. Các nguồn tài liệu sử dụng: tài liệu về hoạt động KĐCL nói chung và hoạt động KĐCLDN nói riêng của Việt Nam cũng như trên thế giới; 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn: Dự kiến chuẩn bị phiếu hỏi, điều tra với các cá nhân, đơn vị có liên quan: (1) Các kiểm định viên đã tham gia Đoàn kiểm định; (2) Cán bộ quản lý nhà nước, chuyên gia trong lĩnh vực kiểm định chất lượng dạy nghề; (3) Các trường đã tham gia kiểm định; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý: từ những kinh nghiệm, kiến thức về hoạt động quản lý để đưa ra tổng kết kinh nghiệm. 4 7. Dự kiến các luận cứ Luận cứ lý thuyết - Các khái niệm, phạm trù về quản lý, quản lý nhà nước; - Khái niệm kiểm định chất lượng; kiểm định chất lượng dạy nghề; - Quản lý nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động KĐCLDN; - Mục tiêu của phát triển dạy nghề đến năm 2020. Luận cứ thực tế Qua một số tìm hiểu cá nhân tác giả nhìn nhận rằng: hoạt động tự kiểm định chất lượng dạy nghề đã mang tính bắt buộc nhưng thực tế thực hiện rất hạn chế và QLNN về lĩnh vực này chưa có hiệu quả. 8. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề; Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề; Chương 3: Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường nghề. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG DẠY NGHỀ 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Chất lượng và Kiểm định chất lượng 1.1.1.1. Những quan điểm về chất lượng, chất lượng dạy nghề - Quan điểm về chất lượng: Chất lượng là một khái niệm rộng và đa nghĩa, các ý nghĩa của nó có khi trái ngược nhau. Trước đây người ta hiểu chất lượng theo quan niệm “tĩnh” có nghĩa là “chất lượng phụ thuộc vào mục tiêu”; ngày nay hiểu chất lượng theo quan niệm “động”, có nghĩa là “chất lượng là một hành trình, không phải là điểm dừng cuối cùng mà là đi tới”. Rất khó để xác định chính xác những gì có nghĩa là chất lượng trong giáo dục đại học. Theo Harvey và Green (1993), "chất lượng" trong giáo dục đại học là một khái niệm "trơn" và "khó nắm bắt". Điều này phù hợp với nhận xét trích dẫn phổ biến trong các cuộc thảo luận về chất lượng mà "chất lượng ... bạn biết nó là gì, nhưng bạn không biết nó là gì" (Pirsig, năm 1974). Trong một nghiên cứu gần đây, Katiliute và Neverauskas (2009) nhấn mạnh rằng "chất lượng" trong giáo dục đại học thậm chí có thể khó khăn hơn để xác định hơn trong hầu hết các lĩnh vực khác. Quan điểm này cũng có thể được tìm thấy trong Sổ tay mang tên "Một bản đồ đường đến chất lượng: Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học" do Hội đồng Đại học của Inter cho Đông Phi - IUCEA (2007). Nó được giải thích trong Cẩm nang rằng khi chúng ta nói về chất lượng của một sản phẩm hay chất lượng của dịch vụ , định nghĩa thường được sử dụng là sự hài lòng của khách hàng, nhưng trong giáo dục đại học, nó không phải là luôn luôn rõ ràng những gì các sản phẩm và người khách hàng. 6 Định nghĩa “chất lượng” được sử dụng rộng rãi trong quản lý chất lượng [2], như: “chất lượng là mức độ phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng'''' (Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu – EOQC); “Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có, trong đó yêu cầu được hiểu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc” (ISO 9000- 2000); “Chất lượng là sự đáp ứng với mục tiêu đề ra” (Tiêu chuẩn quản lý chất lượng Anh). Theo cách định nghĩa này, các cơ sở đào tạo được phép hoạt động để đạt được những mục tiêu đề ra trong mục tiêu nhiệm vụ của mình. Điều đáng lưu ý ở đây là chính khái niệm này đã làm đa dạng hoá các loại hình các tổ chức giáo dục đào tạo và dạy nghề nhằm thoả mãn nhiều hơn nữa nhu cầu học tập suốt đời của mọi đối tượng, mọi thành viên trong xã hội. - Quan niệm về chất lượng dạy nghề Đạt đƣợc mục tiêu đề ra . Yêu cầu của các bên liên quan: Chƣơng trình đào tạo 1. Chính phủ 2. Nhà tuyển dụng 3. Xã hội 4. Ngƣời học Yêu cầu đƣợc chuyển thành mục tiêu Nghiên cứu Dịch vụ Cộng đồng Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ chất lượng đáp ứng mục tiêu 7 Chấ t lƣơ ̣ng Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy nghề nói riêng là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm vì tầm quan trọng hàng đầu của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung, sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng. Mọi hoạt động giáo dục, dạy nghề được thực hiện đều hướng tới mục đích góp phần đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục. Một nền giáo dục ở bất kì quốc gia nào bao giờ cũng phải phấn đấu để trở thành một nền giáo dục chất lượng cao. Trong hệ thống đào tạo cũng như hệ thống dạy nghề, chất lượng là vấn đề trừu tượng, phức tạp, đa chiều. Đối với các cơ sở dạy nghề (CSDN) thì chất lượng chính là thương hiệu, là lý do để tồn tại, để cạnh tranh và để phát triển trong môi trường đào tạo đầy biến động. Trong quản lý dạy nghề thì chất lượng đào tạo phải được đánh giá và kiểm định; không phải ngẫu nhiên mà người ta khẳng định rằng: “Quản lý chất lượng dạy nghề sẽ là cách quản lý mới trong tương lai - trong đó kiểm định chất lượng dạy nghề (KĐCLDN) giữ vai trò cực kỳ quan trọng”. Chất lượng dạy nghề không thể xác định và không thể đánh giá được ngay; chất lượng của CSDN chỉ có thể được xác định qua nhiều năm. Chất lượng chỉ có thể biết được khi những người tốt nghiệp ra trường có việc làm và làm được việc. 1.1.1.2. Kiểm định chất lượng trong đào tạo Để đảm bảo chất lượng của hệ thống giáo dục đào tạo và dạy nghề cần phải xây dựng một hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu hành động, công cụ, quy trình và thủ tục,... Điều quan trọng là thông qua việc vận hành hệ thống đó trong hoạt động thực tiễn có thể đảm bảo rằng mục tiêu và nhiệm vụ đang được thực hiện, các chuẩn mực đang được duy trì và từng bước nâng cao. Như vậy đảm bảo chất lượng đề cập đến cách tiếp cận và các biện pháp được sử dụng để nâng cao chất lượng đào tạo. Với vai trò của mình, đảm bảo chất lượng đem lại lợi ích cho cả quốc gia cũng như cộng đồng tham gia vào hoạt động giáo dục đào tạo và dạy nghề. 8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét