Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016
Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn nghề nghiệp ở trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn
nhà Giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010" đã đưa ra giải
pháp: "Xây dựng chuẩn giáo viên các cấp, bậc học; xây dựng, hoàn thiện nội
dung, quy trình, phương thức bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng
chuẩn cho các nhà giáo" .
Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên
THPT. Nhằm giúp giáo viên tự đánh giá năng lực nghề nghiệp (dạy học và
giáo dục) và giúp các cấp quản lý có cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên
hàng năm, phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học. Đồng thời, chuẩn nghề nghiệp
là cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
trung học, nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo
viên trung học.
Thực tế, Trường trung học phổ thông Việt Bắc với 63 năm xây dựng
và phát triển, đến nay đã có sự ổn định về cơ sở vật chất, đội ngũ, nền nếp
dạy và học. Nhà trường được sự tín nhiệm của địa phương, của ngành, được
đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như con người. Đội ngũ lãnh
đạo nhà trường luôn tận tuỵ, năng động và sáng tạo trong quản lý điều hành
đơn vị đã đảm bảo cho nhà trường luôn phát triển đi lên đáp ứng được yêu
cầu hiện tại. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ giáo viên của Trường THPT Việt
Bắc chưa đồng bộ, còn một số giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn đào tạo theo
qui định, một số giáo viên còn chậm trong đổi mới phương pháp, chưa tích
cực tiếp cận các công nghệ, quy trình dạy học hiện đại.
Công tác đánh giá, phân loại đội ngũ chưa thực sự khoa học đôi lúc
còn cả nể mang nặng cảm tính. Vì vậy vận dụng chuẩn nghề nghiệp trong
việc xây dựng, quản lý đội ngũ giáo viên vừa là yêu cầu, vừa là biện pháp
quan trọng trong việc chuẩn hoá, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên của
nhà trường.
2
Với lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học "Biện
pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở Trường trung
học phổ thông Việt Bắc, tỉnh Lạng Sơn" nhằm góp phần giúp cho Trường
trung học phổ thông Việt Bắc nâng cao chất lượng đội ngũ, từ đó góp phần
nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của Nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý đội
ngũ giáo viên tại Trường THPT Việt Bắc, từ đó đề xuất biện pháp quản lý đội
ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp tại Trường THPT Việt Bắc đáp ứng
yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý đội ngũ giáo viên ở Trường Trung học phổ thông Việt
Bắc, tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp.
4. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên Trường
THPT Việt Bắc đã được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau và đã
mang lại những kết quả nâng cao chất lượng đội ngũ từ đó nâng cao chất
lượng giáo dục. Song có những biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo
Chuẩn nghề nghiệp thiết thực, khả thi thì sẽ góp phần quản lý và phát triển
đội ngũ giáo viên đồng bộ, khoa học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý đội ngũ giáo viên
theo chuẩn ở các trường trung học phổ thông.
5.2. Khảo sát thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề
nghiệp ở Trường THPT Việt Bắc thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
3
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
và khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp phát triển đã đề ra.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý đội ngũ
giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở Trường Trung học phổ thông Việt Bắc
thành phố Lạng Sơn hiện nay.
6.2. Giới hạn đối tượng khảo nghiệm :
- Chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn.
- Lãnh đạo các trường THPT trên địa bàn TP Lạng Sơn.
- Lãnh đạo và giáo viên Trường Trung học phổ thông Việt Bắc.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu Luật Giáo dục, các văn kiện của Đảng, Nhà nước, văn bản
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; nghiên cứu các tài liệu có liên quan
đến đề tài. Từ đó, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu
để xây dựng khung lý thuyết làm luận cứ lý luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát, lấy ý kiến chuyên gia, trao đổi kinh nghiệm và
phương pháp thống kê xử lý số liệu.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên
theo Chuẩn nghề nghiệp
Chƣơng 2 : Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề
nghiệp ở Trường Trung học phổ thông Việt Bắc, Lạng Sơn.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề
nghiệp ở Trường Trung học phổ thông Việt Bắc, Lạng Sơn
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu của đề tài
Trong giáo dục, giáo viên luôn luôn đóng một vai trò chủ đạo, then chốt,
là nhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục. Để có
đội ngũ giáo viên đủ mạnh, đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay,
vấn đề quản lý, sử dụng và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho giáo
viên là hết sức quan trọng và cần thiết.
Việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó có đội ngũ
giáo viên THPT đã có nhiều đề tài nghiên cứu, trong đó có các đề tài luận
văn thạc sĩ khoa học tập trung nêu các các biện pháp quản lý nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên như: “Giải pháp bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên mẫu
giáo các tỉnh Duyên Hải miền Trung” của Nguyễn Huy Thông - 1999; Một số
giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT Hàm Long, của
Nguyễn Văn Phương, 2010; Biện pháp quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên THPT tỉnh Lạng Sơn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, của
Nguyễn Thị Lương Hằng, 2008; Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên THPT Quận 9, TP Hồ Chí Minh, của Nguyễn Hồng Anh, 2010;...
Các đề tài nêu trên đã tiếp cận nghiên cứu về vấn đề xây dựng, bồi
dưỡng, quy hoạch và quản lý phát triển ĐNGV. Đã từng bước hoàn thiện cơ
sở lý luận về xây dựng đồng thời đề xuất các biện pháp trong việc quản lý
ĐNGV, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, điều kiện nhà
trường để từng bước củng cố, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này trở thành lực
lượng chủ yếu, nhằm nâng cao hiệu lực trong giáo dục, quyết định sự phát
triển giáo dục.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT vừa mới được ban hành từ tháng
10/2009 nên hầu như chưa có đề tài nghiên cứu vận dụng Chuẩn nghề nghiệp
5
vào quản lý đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên THPT Trường
THPT Việt Bắc, Lạng Sơn.
Tiếp thu, kế thừa những thành tựu đã có, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường
trung học phổ thông Việt Bắc, tỉnh Lạng Sơn”. Đề tài này tiếp tục nghiên cứu
cơ sở lý luận, đánh giá được thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay của nhà
trường mà tác giả đang công tác, đưa ra các biện pháp thiết thực, khả thi
nhằm quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp quy định tại Thông
tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo, chắc chắn đó là những động lực quyết định thực hiện thắng lợi các mục
tiêu của nhà trường, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của
tỉnh Lạng Sơn.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm về quản lý
Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ như quan hệ
giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người
với xã hội và cả quan hệ giữa con người với chính bản thân mình xuất hiện
theo. Điều này đã làm nảy sinh nhu cầu về quản lý. Ngày nay quản lý đã trở
thành một nhân tố của sự phát triển xã hội. Yếu tố quản lý tham gia vào mọi
lĩnh vực trên nhiều cấp độ và liên quan đến mọi người.
Theo từ điển Tiếng Việt: thuật ngữ “Quản lý” được xác định là:
“Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” [40, tr 329].
Theo quan điểm kinh tế, F.Taylor (1856-1915) cho rằng: “Quản lý là
cải tạo mối quan hệ giữa người với người, giữa người với máy móc, và quản
lý là nghệ thuật rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng
phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” [36, tr.327].
Với quan điểm chính trị xã hội, theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản
lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản
6
lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về mặt chính trị, văn
hóa, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các
nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và
điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”.
Theo quan điểm Hệ thống thì “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu
quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đã đặt
ra trong điều kiện biến đổi của môi trường.” [18, tr.43].
Theo tập thể tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị
Mỹ Lộc, Nguyễn Quang Kính và Phạm Đỗ Nhật Tiến thì định nghĩa kinh
điển và đơn giản nhất là: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích
của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý)
trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích
của tổ chức” [5, tr.17].
Như vậy, theo quan điểm kinh tế, quản lý luôn chú ý đến vận hành,
hiệu quả kinh tế, phát triển sản xuất và sự tác động qua lại giữa các lực lượng
sản xuất. Theo quan điểm chính trị xã hội thì quản lý nhằm tạo ra môi trường
và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Theo quan điểm hệ thống và các
tác giả đã nêu trên, quản lý chú ý đến mục đích của chủ thể quản lý và mục
tiêu của tổ chức.
Chúng ta có thể thấy được bản chất của hoạt động quản lý là cách thức
tác động (tổ chức và điều khiển) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách
thể quản lý bằng các chức năng quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu
của tổ chức (đơn vị) đã đề ra.
Các yếu tố của quản lý là chủ thể quản lý, khách thể quản lý và
mối liên hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý bằng các chức
năng quản lý.
7
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét