Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016
Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường Đại học Thành Đô giai đoạn 2010 - 2015
1.2. Lịch sử phát triển của lý luận quản lý giáo dục
Hệ thống giáo dục, đặc biệt là trong các nhà trường phổ thông ở các
nước phát triển đã được những nhà nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quản lý
giáo dục đặc biệt quan tâm. Nhà sư phạm Cô - men - xki (1592 - 1670) khi
đặt nền móng cho hệ thống các nhà trường, đã khẳng định vấn đề quan trọng
hàng đầu trong quản lý giáo dục là “ Tổ chức hệ thống giáo dục” trên quy mô
toàn xã hội.
Những nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ở Liên Xô
đã được chú trọng vào những năm 50 của thế kỷ XX. Năm 1956, lần đầu tiên
đã xuất hiện cuốn “ quản lý trường học” của A.Pôpôp, như là một tập hợp khá
hoàn chỉnh các chỉ dẫn cho hoạt động thực tiễn của những người làm công tác
quản lý giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý trường học.
Thời gian gần đây, các dịch giả và những nhà nghiên cứu khoa học
quản lý giáo dục ở Việt Nam đã dịch thành công và giới thiệu nhiều công
trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu phương tây về quản lý giáo dục,
trong số đó có các công trình: “Hành vi tổ chức giáo dục” (Organnization
Behavior in Education) của Robert J. Owens (1995), “Quản lý giáo dục, lý
thuyết, nghiên cứu và thực tiễn” (Educational Administration - Theory,
Resarch and Practice) của Wayne.K Hoy, Cecil G. Míkel (1996)
Trong hơn một thế kỉ qua, giáo dục toàn cầu đã có những bước tiến vượt
bậc. Giáo dục cơ bản đã được quan niệm như một kết cấu hạ tầng xã hội, như
một động lực phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Chưa
bao giờ giáo dục được quan tâm như hiện nay. Hội nghị cấp cao toàn cầu về
“Giáo dục cho mọi người” ở Jomtiem - Thái Lan (tháng 3 năm 1990) đã khẳng
định vai trò của giáo dục và đề ra “chương trình hành động” trên toàn thế giới
về giáo dục cơ bản cho mọi người. Như vậy, cả lý thuyết và thực tiễn đều đã
song hành thúc đẩy để “Quản lý giáo dục” có quy mô toàn cầu và biểu thị một
sự thật về sự tồn tại có tính toàn cầu của “Thực tiễn quản lý giáo dục”
14
1.3. Khái quát những nghiên cứu về quản lý giáo dục ở Việt Nam
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm ở mức độ cao, sâu sắc,
toàn diện đến thực tiễn quản lý giáo dục.
Nghị quyết số 14/2005/NQ - CP ngày 2/11/2005 của chính phủ về đổi
mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã
nêu:
“Đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng giảng viên
và cán bộ quản lý; xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên và
cán bộ quản lý giáo dục Đại học. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình
và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục
đại học. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của
giảng viên, tầm nhìn chiến lược, nâng cao sáng tạo và tính chuyên nghiệp của
cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đổi mới phương thức tuyển dụng theo hướng khách
quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh. Hoàn thiện và thực hiện cơ chế hợp
đồng dài hạn, bảo đảm sự bình đẳng giảng viên biên chế hợp đồng, giữa
giảng viên ở cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập. Xây
dựng và ban hành chính sách đổi mới đối với giảng viên bao gồm tiêu chuẩn
giảng viên, định mức lao động, điều kiện làm việc, nhiệm vụ khoa học và công
nghệ, chế độ nghỉ dạy dài hạn để trao đổi học thuật và cơ chế đánh giá khách
quan kết quả công việc. Ban hành chính sách, chế độ kiêm nhiệm giảng dạy.
Đổi mới quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo
hướng giao cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn
và điều kiện chung do Nhà nướcquy định. Định kì đánh giá để bổ nhiệm lại
hoặc miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư. Cải cách thủ tục hành
chính xét công nhận giảng viên, giảng viên chính”[12]
Nghị quyết cũng chỉ ra những yếu kém của công tác quản lý giáo dục,
quản lý đội ngũ giảng viên dẫn đến “Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và
nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng
15
nhanh quy mô vừa phải bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. đặc
biệt là đội ngũ giảng viên các trường đại học ít có điều kiện thường xuyên
tiếp cận, cập nhật tri thức và những thành tựu khoa học công nghệ mới của
thế giới” [12]
Để thay đổi thực trạng đó, công tác quản lý giáo dục, quản lý nhà
trường cần được chúng ta nghiên cứu một cách triệt để và nghiêm túc cả về lý
luận lẫn thực tiễn.
Vào những năm 70 - 80 thế kỉ XX, ở nước ta đã có một số nhà giáo
dục như. Hà Thế Ngữ, Nguyễn Lân, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Quang,
Phạm Minh Hạc có những bài viết và những đề tài nghiên cứu về lĩnh vực
này. Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu đã có các nhà khoa học như Đặng Quốc
Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Đức Chính, Trần Khánh Đức, Nguyễn Thị
Mỹ Lộc, Đặng Bá Lãm… Trong những năm gần đây ở nước ta phương hướng
nghiên cứu về phát triển và quản lý nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục đã
được quan tâm đặc biệt; trong đó có những nghiên cứu của Đặng Ứng Vận về
“Công tác quản lý chất lượng giáo dục” (2004); Nguyễn Thị Hồng Yến về
“Vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục hoà nhập ở Việt
Nam” (2005); Nguyễn Công Ngọ về “Thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ
cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Bắc Ninh” (2005). Đặc biệt nhiều nghiên
cứu về lý luận cơ bản ở trên đã trở thành cơ sở lý luận để các học viên cao
học và nghiên cứu sinh thực hiện thành công những luận văn thạc sĩ và luận
án tiến sĩ thuộc chuyên ngành quản lý giáo dục. Khái quát trên về những công
trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến đối tượng nghiên cứu
của luận văn cho thấy nhiều nghiên cứu đã đi sâu giải quyết những vấn đề lý
luận cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nguồn nhân lực, nhưng
những nghiên cứu về biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng
viên của một trường đại học ngoài công lập trong điều kiện Việt Nam hiện
nay còn ít và chưa hệ thống. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản
16
lý công tác bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên trƣờng Đại học Thành Đô giai
đoạn 2010 - 2015” không những góp phần nâng cao lý luận trong quản lý
giáo dục ngoài công lập mà còn là sự tổng kết thực tiễn giúp nhà trường nâng
cao hơn nữa hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên để hoàn
thành cho được yêu cầu đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
1. 4. Các khái niệm cơ bản
1.4.1. Giảng viên, đội ngũ giảng viên
1.4.1.1. Giảng viên
Trong bối cảnh của giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
hiện nay, lao động của nhà giáo trực tiếp đáp ứng nhu cầu về nhân lực, nhân
tài và dân trí cho xã hội. Lao động của nhà giáo không chỉ có ý nghĩa xã hội
sâu sắc mà còn chứa đựng ý nghĩa kinh tế lớn lao. Vì vậy, có thể khẳng định
những vấn đề kinh tế - xã hội và chính trị của quốc gia sẽ không giải quyết
được nếu không phát triển giáo dục, phát triển nhà trường mà hạt nhân của nó
là nhà giáo.
Theo Điều 70, Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005
thì “Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong trường đại học và sau
đại học gọi là giảng viên”. Đây là những “công chức, viên chức chuyên môn
đảm nhiệm việc giảng dạy, đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng thuộc chuyên
ngành đào tạo của trường Đại học hoặc Cao đẳng”.
Cũng theo Điều 70, Luật Giáo dục thì giảng viên phải có đầy đủ những
tiêu chuẩn sau:
- Phẩm chất đạo đức tư tưởng tốt;
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
- Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
- Lý lịch bản thân rõ ràng.
17
Giảng viên là những người lao động trí óc, với đặc trưng lao động trí
tuệ, sáng tạo, họ là những người làm công tác giảng dạy, trực tiếp tham gia
vào quá trình giáo dục đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao,
bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước, là lực lượng chủ yếu giữ vai trò
quyết định trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường.
Để hoàn thành được vai trò, nhiệm vụ của mình, người giảng viên phải
có những năng lực nhất định. Năng lực là tập hợp các kỹ năng, kiến thức,
hành vi và thái độ mà các cá nhân cần có để đạt được mục tiêu công việc mà
tổ chức đề ra. Năng lực một mặt mang tính di truyền, mặt khác được hình
thành, phát triển và hoàn thiện trong các hoạt động của đời sống.
Đối với đội ngũ giảng viên, trình độ và năng lực của họ một mặt có thể
được đánh giá thông qua học hàm, học vị, là những danh hiệu được xã hội
công nhận thông qua thành tích hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học,
mặt khác được đánh giá thông qua chất lượng hoạt động thực tiễn trong môi
trường giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Những yêu cầu cụ thể đối với giảng viên đại học được quy định theo
tiêu chuẩn ngạch giảng viên trong tiêu chuẩn chung các ngạch công chức
chuyên ngành giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo quyết định số
202/TCCP-VC ngày 08/06/1994 của ban tổ chức - cán bộ Chính phủ. Trong
đó giảng viên được phân chia thành 3 ngạch: giảng viên, giảng viên chính và
giảng viên cao cấp. Mỗi ngạch lại có những tiêu chuẩn và yêu cầu về trình độ
riêng.
Giảng viên
Đối với giảng viên, viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy
và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của
trường Đại học hoặc Cao đẳng, yêu cầu về trình độ bao gồm:
- Có bằng cử nhân trở lên
18
- Đã qua thời gian tập sự giảng viên theo quy định hiện hành
- Có ít nhất hai chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học: chương trình chính
trị, triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học, chứng chỉ những vấn
đề cơ bản về tâm lý học và lý luận dạy học ở bậc đại học.
- Sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ B
Giảng viên chính
Giảng viên chính là viên chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt
trong giảng dạy và đào tạo bậc đại học và sau đại học thuộc một chuyên
ngành đào tạo của trường đại học. Tiêu chuẩn để công nhận là một giảng viên
chính bao gồm:
- Có bằng thạc sỹ trở lên
- Có thâm niên ở ngạch giảng viên ít nhất là 9 năm
- Sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ C
- Có đề án hoặc công trình sáng tạo được cấp khoa và trường công nhận
và được áp dụng có kết quả trong công việc.
Giảng viên cao cấp
Giảng viên cao cấp là viên chức có chuyên môn cao nhất đảm nhiệm
vai trò chủ trì, tổ chức chỉ đạo, thực hiện giảng dạy và đào tạo bậc đại học và
sau đại học, chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở trường
đại học. Đây là đội ngũ nòng cốt trong quá trình giảng dạy, giữ vai trò chủ
đạo trong công tác chuyên môn và đảm nhiệm các công việc đòi hỏi có
chuyên môn và nghiệp vụ cao, chủ trì các hoạt động khoa học, là tiêu biểu cho
phương hướng phát triển mới của bộ môn. Yêu cầu với giảng viên cao cấp
bao gồm:
- Có bằng tiến sỹ về chuyên ngành đào tạo
19
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét