Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016
Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Đại Nam giai đoạn 2011 - 2015
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các tài liệu, những vấn đề có liên quan đến công tác phát triển
đội ngũ giảng viên.
Nghiên cứu (phân tích, tổng hợp) những tài liệu liên quan đến vấn đề
phát triển đội ngũ giảng viên như các nghị quyết của Trung Ương Đảng, Luật
Giáo dục, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp ngành, cấp cơ sở, các
tài liệu về phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục đào tạo, phát triển đội
ngũ giảng viên để hình thành cơ sở lý luận của đề tài
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Điều tra bằng phiếu hỏi, sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập
thông tin cần thiết về thực trạng đội ngũ giảng viên hiện nay.
- Phương pháp quan sát và tổng kết thực tiễn các hoạt động quản lý,
giảng dạy học tập trong nhà truờng. Từ đó rút ra một số kết luận có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên.
- Nghiên cứu tài liệu, các báo cáo của các truờng cùng hệ đào tạo về
vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
- Phuơng pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về biện pháp phát
triển đội ngũ giảng viên. Trao đổi phỏng vấn với các cán bộ quản lý có kinh
nghiệm, đội ngũ giảng viên lâu năm có uy tín.
- Phương pháp toán thống kê, thu thập và phân tích xử lý số liệu bảng
mẫu, biểu mẫu, biểu đồ: phương pháp này dùng để thống kê số lượng, chất
lượng đội ngũ giảng viên, sinh viên. Xử lý các số liệu đã thống kê, kiểm định
độ tin cậy của các biện pháp kiểm định thống kê, kiểm định độ tin cậy của
biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên, từ đó đề xuất nhằm đưa ra kết luận
phục vụ cho công tác nghiên cứu.
5
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học
Chuơng 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học
Đại Nam
Chương 3: Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học
Đại Nam
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Quản lý, quản lý nhà truờng, quản lý giáo dục
1.1.1.1. Quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả
trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho
đến nay, có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế
kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú.
Theo nguồn Cẩm nang quản lý của tác giả Nguyễn Hoàng Phương các
nhà quản lý học đã đưa ra các định nghĩa về quản lý:
- F. Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc
gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm" [26;tr.96].
- Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp
con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định. Quản lý cũng là một
hoạt động thiết yếu nó đảm bảo phối hợp những nổ lực các nhân nhằm đạt được
những mục đích của nhóm. Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường
mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật
chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật,
còn với kiến thức thì quản lý là một khoa học". [26;tr.96].
- Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó
không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự
logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích". [26;tr.96].
- Mary Parker Pollet (1986-1993): “Quản lý là một nghệ thuật điều
khiển công việc được thực hiện thông qua người khác” [26;tr.96].
- C.Mar: “ Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà
tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều
7
hòa những hoạt động cá nhân, sự chỉ đạo đó phải là những chức năng chung,
tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của
cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp
thành cơ thể sản xuất đó. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình,
nhưng một dàn nhạc thì cần có một nhạc trưởng” [26;tr.96].
Cũng theo nguồn Cẩm nang quản lý của tác giả Nguyễn Hoàng Phương
các nhà quản lý học Việt Nam cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau về
thuật ngữ quản lý:
Quản lý là quá trình hoàn thành công việc thông qua con người và làm
việc với con người
- Quản lý là hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát
công việc và những nổ lực của con người nhằm đạt được những mục tiệu đặt ra.
- Quản lý là vận dụng khai thác các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng)
kể cả nguồn lực đạt đến kết quả kỳ vọng.
- Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn hành vi, quá
trình xã hội để chúng phát triển hợp quy luật, đạt được mục đích đã đề ra và
đúng ý chí của người quản lý.
- Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo kiểm tra công
việc của các thành viên thuộc hệ thống đơnvị và việc sử dụng các nguồn lực
phù hợp để đạt được mục đích đã định. [26;tr.96].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách
thể của chủ thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”. [27;tr.96]
Nhóm tác giả Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì cho rằng:
Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý
đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và
đạt được mục đích dự kiến của tổ chức” [17;tr.95]
8
Như vậy, một cách tổng quát nhất quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một
hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, nguyên tắc tương ứng
cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của nhà quản lý nhằm
đạt được mục đích đặt ra từ trước.
Quản lý có 4 chức năng cơ bản sau:
- Lập kế hoạch
- Tổ chức
- Lãnh đạo, chỉ đạo
- Kiểm tra
Các chức năng này có mối liên hệ mật thiết với nhau, có thể khái quát
thành sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các chức năng quản lý
Lập kế hoạch
(1)
Tổ chức
(2)
Lãnh đạo, chỉ đạo
(3)
Kiểm tra
(4)
9
1.1.1.2. Quản lý nhà truờng
Quản lý nhà trường là quản lý mọi hoạt động giảng dạy và học tập, cơ
sở vật chất và tất cả các lĩnh vực liên quan đến hoạt động QL, giảng dạy và
học tập trong một trường học để tạo điều kiện cho nhà trường phát triển.
Như vậy các lĩnh vực cần phải được quản lý trong nhà trường bao gồm:
1. Quản lý giảng viên
2. Quản lý cán bộ
3. Quản lý cơ sở vật chất
4. Quản lý tài chính
5. Quản lý trang thiết bị dạy học
6. Quản lý các hoạt động xã hội của giảng viên và sinh viên.
7. Quản lý sinh viên.
1.1.1.3. Quản lý giáo dục
Bàn về vai trò của quản lý Karl Marx đã viết” một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự
điều khiển bản thân, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”. Như vậy, hoạt động
quản lý bắt nguồn từ sự phân công hợp tác lao động. Quản lý là hoạt động
chăm sóc, giữ gìn và sửa sang, sắp xếp để cho cộng đồng theo sự phân công
hợp tác lao động được ổn định và phát triển. Giáo dục là bộ phận của kinh tế xã hội, hệ thống giáo dục, mạng lưới nhà trường là bộ phận kết cấu hạ tầng xã
hội. Do vậy, quản lý giáo dục là quản lý một loại quá trình kinh tế xã hội
nhằm thực hiện đồng bộ, hài hòa sự phân hóa xã hội để tái sản xuất sức lao
động có kỹ thuật phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc từ xã hội. Bản
chất của hoạt động giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm
lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối
tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc, nhân loại được kế thừa, bổ
sung, hoàn thiện và trên cơ sở đó không ngừng phát triển.
10
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét