Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016
Biện pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở ở huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở ở
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý giáo dục và phát triển đội ngũ nữ
cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở
4.2. Nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ nữ cán bộ
quản lý giáo dục trường trung học cơ sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang,
tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
4.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường
trung học cở sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi mà Phòng Giáo dục và Đào tạo được phân cấp quản lý,
đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục các
trường trung học cơ sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang trong 5 năm gần
đây, trên cơ sở đó đề ra biện pháp phát triển cho những năm tiếp theo.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề xuất được những biện pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý
giáo dục trường trung học cơ sở một cách phù hợp, khả thi thì chất lượng đội ngũ
nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc
Giang sẽ đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hoá cơ sở xây
dựng lý luận của đề tài.
3
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của đội ngũ nữ
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong các trường trung học sơ sở ở huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang.
- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp các nhà lãnh đạo QLGD.
Dùng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của CBQL, chuyên viên, cán bộ phòng
Giáo dục và Đào tạo, CBQL và giáo viên trường trung học cơ sở, trò chuyện
với CBQL các trường trung học cơ sở và phòng GD&ĐT nhằm thu thập
thông tin.
- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo, đàm thoại để huy động
trí tuệ của đội ngũ chuyên gia giỏi, có trình độ và kinh nghiệm trong QLGD,
trên cơ sở đó xem xét rút ra kết luận tốt nhất cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong quản lý giáo dục THCS.
7.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ
Dùng phương pháp toán thống kê để xử lý, tổng hợp số liệu thu được,
trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học, nhận xét mang tính khái quát.
8. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về biện pháp phát triển
đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở trong điều kiện
thực tiễn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
9. Cấu trúc nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị. Tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo
dục trường trung học cơ sở
Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục
trường trung học sơ sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục
trường trung học cơ sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn
hiện nay
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Nữ cán bộ quản lý giáo dục
Đội ngũ là khối đông người được tập hợp và tổ chức thành một lực
lượng hoặc cũng có thể hiểu đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng chức
năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng. Ví dụ: Đội ngũ giáo viên, đội
ngũ trí thức, đội ngũ thanh niên trẻ…
Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS gồm: Hiệu trưởng và các phó
hiệu trưởng.
- Trong Luật Giáo dục, tại điều 54 quy định: “1. Hiệu trưởng là người
chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận; 2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý
trường học” [21, tr.46].
- Theo Điều lệ trường trung học: „1. Trường trung học có một hiệu
trưởng và từ 1 đến 3 phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời gian đảm
nhiệm những chức vụ này là không quá hai nhiệm kỳ ở một trường trung học;
2. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải là giáo viên đạt trình độ chuẩn quy
định, đã dạy ít nhất 5 năm ở cấp trung học hoặc ở cấp cao hơn. Có phẩm chất
chính trị và đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng; có năng lực quản
lý, được bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý giáo dục, có sức khỏe, được
tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm” [1, tr.12].
Đội ngũ cán bộ quản lý trường học có vị trí rất quan trọng, quyết định
sự thành bại của quá trình giáo dục, đào tạo.
Đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường THCS là hiệu trưởng và các phó
hiệu trưởng là nữ giới ở trường THCS được bổ nhiệm theo Luật Giáo dục,
5
Điều lệ trường trung học và các văn bản quy định khác về công tác bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại cán bộ quản lý cán bộ quản lý trường học của Đảng và Nhà
nước.
1.1.2. Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường THCS
Phát triển là vận động, tiến triển theo hướng tăng lên từ nhỏ thành lớn,
từ yếu thành mạnh.
Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường THCS là những tác động
liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đội ngũ nữ cán bộ
quản lý trường THCS làm cho đội ngũ này mạnh về chất lượng, đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu; có kế hoạch, quy hoạch, chuẩn hóa, nâng cao chất
lượng nhằm phát huy năng lực, vai trò, trách nhiệm của họ trong công tác
quản lý trường học ở từng giai đoạn phát triển cụ thể của xã hội, góp phần
thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”
mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nƣớc Việt
Nam về công tác cán bộ nữ
1.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Tháng 10/1946 bản Hiến pháp đầu tiên của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức được ban hành, quyền bình
đẳng giữa nam và nữ được công nhận. Hồ Chủ tịch nói: “Bản Hiến pháp đó
tuyên bố với thế giới: dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp
đó tuyên bố với thế giới phụ nữ Việt Nam đã đứng ngang hàng với đàn ông
để hưởng mọi quyền công dân”. Phát biểu tại lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày
thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (19-10-1966), Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nhắc đến truyền thống yêu nước đầy tự hào của người phụ nữ Việt
Nam: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc,
6
cứu dân cho đến ngày nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta đều
hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng
dân tộc. Do đó ta có câu tục ngữ rất hùng hồn: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng
đánh”. Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam, Bắc đã sinh đẻ và
nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta”. [17] Nói chuyện tại đại hội
liên hoan phụ nữ “Năm Tốt” vào ngày 30-4-1964, Bác Hồ đã giúp phụ nữ
nhận thức rõ: “Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị áp bức,
bóc lột, thì phụ nữ ta bị áp bức, bóc lột càng nặng nề hơn. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, phụ nữ ta đã góp phần khá lớn làm cho cách mạng thành công,
kháng chiến thắng lợi vẻ vang. Ngay từ lúc đầu, Đảng và Nhà nước ta đã thi
hành chính sách đối với phụ nữ cũng được bình quyền, bình đẳng với đàn
ông”. Tại buổi nói chuyện với lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện vào
ngày 18-1-1967, Bác đã nghiêm khắc phê phán những thành kiến hẹp hòi ở
một số cán bộ: “Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ,
hay thành kiến, hẹp hòi. Như vậy là rất sai... Bác mong rằng các đồng chí hãy
thật sự sửa chữa bệnh thành kiến, hẹp hòi đối với phụ nữ...”. [17] Bác đã chỉ
ra cho chúng ta thấy, phụ nữ không thua kém nam giới khi được tạo mọi điều
kiện thuận lợi: “Trong hàng ngũ vẻ vang những anh hùng quân đội, anh hùng
lao động, chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến đều có phụ nữ. Phụ nữ ta tham
gia ngày càng đông và càng đắc lực trong các ngành kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội. Thế là dưới chế độ tốt đẹp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, phụ nữ đã thật sự làm chủ Nhà nước”. [17] Bác đã biểu dương những
đóng góp to lớn của phụ nữ trong công cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc
ngoại xâm: “Miền Nam anh hùng có đội quân đấu tranh chính trị gồm hàng
vạn chiến sĩ toàn là phụ nữ. Họ rất mưu trí và dũng cảm làm cho địch phải
khiếp sợ và gọi họ là “đội quân tóc dài”. Phó Tổng Tư lệnh Quân giải phóng
là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy.
Thật vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”.[17] Phụ nữ nước ta còn
7
được Bác khen tặng bởi những thành tích trong học tập, rèn luyện và đóng
góp trong mọi lĩnh vực... “Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hàng vạn phụ nữ đã
trở thành cán bộ chuyên môn các ngành và cán bộ lãnh đạo... Theo gương các
bà, các mẹ và các chị anh hùng, nhiều cháu thiếu niên nhi đồng gái cũng rất
ngoan... Như thế là từ xưa đến nay, từ Nam đến Bắc, từ trẻ đến già, phụ nữ
Việt Nam ta thật là anh hùng...”. [17] Bác khuyên giới nữ phải tự đấu tranh
với bản thân mình, tự mình phải biết tôn trọng mình mới làm nên mọi việc.
Bác đã nói: “Phụ nữ phải nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và
phấn đấu; phải xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự
cường, tự lập.[17] Bác đã nhắc nhở Đảng, Nhà nước phải quan tâm đến công
tác phụ nữ. Di chúc thiêng liêng của Người ghi rõ: “Trong sự nghiệp chống
Mỹ cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và
trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi
dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công
việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó
là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”. [17]
1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước
Cùng với việc ghi nhận vai trò, vị trí và những đóng góp to lớn của phụ
nữ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời khẳng định: Một trong
những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam là giải phóng phụ nữ và
giải phóng phụ nữ phải gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội,
giải phóng con người. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã chỉ rõ: “Nam nữ bình
quyền”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 10/1930 cũng ghi nhận: “Lực
lượng cách mạng của phụ nữ là một lực lượng trọng yếu. Nếu quảng đại
quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng thì
cách mạng không thắng lợi được”. Đảng đặt ra yêu cầu vận động phụ nữ
tham gia các đoàn thể cách mạng (Công hội, Nông hội) và thành lập tổ chức
riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
8
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét