Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Cơ sở khoa học phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

Giáo dục thường xuyên có vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu thay đổi công nghệ trong sản xuất và đời sống. Sự thay đổi này đòi hỏi người lao động luôn phải học tập, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề, cập nhật kiến thức và hơn nữa học để có thể thay đổi nghề nghiệp theo yêu cầu của xã hội. Với cách hiểu như vậy, lịch sử của nền giáo dục cách mạng đã có ngay sau khi Đảng ta ra đời. Đó là truyền bá quốc ngữ (1938); Bình dân học vụ (1945); Bổ túc văn hóa (1956); Trung tâm giáo dục thường xuyên (1993); Xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học (1990 - 2000); Chiến lược phát triển giáo dục (2001 - 2010). Với tư tưởng của Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW Đảng Khóa VIII đã khẳng định mục tiêu mở rộng và khuyến khích phát triển các hình thức giáo dục thường xuyên từ năm 1945 đến nay, giáo dục thường xuyên đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí (năm 1945 : 95% người dân không biết chữ; Năm 2000 : 94% người dân biết chữ), bồi dưỡng văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cho hàng vạn cán bộ công chức, viên chức cho Đảng và Nhà nước. Đồng bằng sông Cửu Long với dân số trên 17 triệu người. Sau hơn 30 năm đất nước được giải phóng, ngành Giáo dục và đào tạo của vùng đã đạt được những thành tựu quan trọng. Quy mô giáo dục được mở rộng, các hình thức giáo dục được đa dạng hóa, cơ sở vật chất được nâng cấp, chất lượng giáo dục có những chuyển biến tích cực, trình độ dân trí được nâng cao… Tuy nhiên còn rất nhiều nhu cầu học tập của người dân nhất là thanh thiếu niên không có điều kiện học tập trong các trường lớp chính quy, tập trung ở các vùng nông thôn làm ảnh hưởng không ít đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Rõ ràng, chỉ riêng hệ thống giáo dục nhà trường chính quy thì không đủ giải quyết vấn đề 10 này. Trong bối cảnh mới, khi các Trường BTVH đơn chức năng không còn đáp ứng được sự phát triển của đất nước. Ngày nay để giải quyết nhu cầu đương đại của cuộc sống người dân ở vùng sông nước ĐBSCL như: nhu cầu học tập thường xuyên, nhu cầu nâng cao kỹ năng sống, nhu cầu học tập suốt đời… Chỉ có con đường phù hợp nhất là việc phát triển các Trung tâm GDTX ở các tỉnh, huyện của vùng ĐBSCL để đáp ứng nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới một xã hội học tập là tất yếu khách quan. Trung tâm giáo dục thường xuyên là một thiết chế giáo dục đặc thù chỉ có ở Việt Nam và hoạt động theo phương thức giáo dục không chính quy. Trung tâm giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp cơ hội học tập cho mọi người, xây dựng xã hội học tập, góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Nhưng thực tế hiện nay, Trung tâm GDTX ở các tỉnh, huyện của vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển chưa rộng khắp, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Cơ sở khoa học phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp phát triển Trung tâm GDTX ở ĐBSCL. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Sự phát triển GDTX và Trung tâm GDTX. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Xây dựng phát triển Trung tâm GDTX ở ĐBSCL. 11 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Dựa vào cơ sở lý luận nào để phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên. - Những thách thức và cơ hội để phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên trong bối cảnh hiện nay. - Những hạn chế và bất cập trong thực tiễn hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ở đồng bằng sông Cửu Long. - Giải pháp nào để có thể phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên ở đồng bằng sông Cửu Long. 4.2. Giả thuyết khoa học Trung tâm GDTX là một thiết chế giáo dục đặc thù có tầm quan trọng trong đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và trong tiến trình xây dựng xã hội học tập ở địa phương. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm GDTX và nhất là khắc phục những bất cập hiện nay của các trung tâm này về mạng lưới phát triển, về quản lý chất lượng đào tạo…Vì vậy đề tài trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng định hướng phát triển TTGTDTX, để đề xuất các giải pháp xây dựng, phát triển Trung tâm GDTX ở ĐBSCL đáp ứng được yêu cầu học thường xuyên, học liên tục và học tập suốt đời của mọi người dân nhằm tạo điều kiện cho mọi người lao động có kiến thức để có thu nhập cao hơn và có cuộc sống ngày một hạnh phúc hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển Trung tâm GDTX. - Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển Trung tâm GDTX ở ĐBSCL. 12 - Đề xuất các giải pháp phát triển Trung tâm GDTX ở ĐBSCL. Tiến hành thử nghiệm nhằm minh chứng cho tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Đề tài được giới hạn ở việc nghiên cứu cơ sở phát triển các Trung tâm GDTX ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Việc khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển Trung tâm GDTX đã được tiến hành ở thành phố Cần Thơ và các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, và đối chiếu so sánh các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Tổ chức thử nghiệm các giải pháp quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX tại tỉnh Long An. Các số liệu được thu thập xử lý và sử dụng từ năm 2005 đến năm 2008. 7. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp luận Những luận điểm của quan điểm hệ thống, cấu trúc của GDTX, quan điểm phát triển, quan điểm thực tiễn, quan điểm khách quan là những tư tưởng phương pháp luận chỉ đạo cho việc thực hiện các nghiên cứu của công trình này. Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng là cơ sở lý luận chung của mọi nhận thức khoa học. Tác giả luôn bám sát, vận dụng các nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu, xem xét về quản lý giáo dục nói chung và GDTX nói riêng trong quá trình phát triển Trung tâm GDTX. 7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Trong luận án có sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa lịch sử nghiên cứu việc phát triển GDTX nói chung và phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên trong bối cảnh hiện nay. 13 Phân tích nội dung hoạt động của các Trung tâm GDTX ở ĐBSCL để nhận thức được thực trạng tổ chức quản lý nhằm xác định mặt mạnh, mặt yếu kém và nguyên nhân, làm cơ sở cho việc xác định các giải pháp đổi mới. Các phân tích khoa học sư phạm và công nghệ để hiểu rõ các đặc trưng bản chất, phát hiện các đặc điểm trong quá trình hình thành, vận động và phát triển của các TTGDTX và quá trình nghiên cứu tạo cơ sở đề xuất các giả thuyết lý luận và các giải pháp thực tiễn trong nghiên cứu Trung tâm GDTX. Phân tích và tổng hợp các tư liệu, tài liệu kinh điển, đặc biệt là các văn kiện của Đảng, Nhà nước đề cập đến Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001 – 2010 nhất là các Quyết định của Chính phủ phát triển Giáo dục – đào tạo và dạy nghề của vùng đồng bằng sông Cửu Long. So sánh, khái quát hóa gắn với năng lực nghiên cứu và vốn kinh nghiệm, sự hiểu biết đối tượng trong quản lý giáo dục của tác giả để tư duy lý luận nói chung và lý luận phát triển Trung tâm GDTX nói riêng. Phương pháp nghiên cứu về lý luận GDTX là một công cụ quan trọng trong nghiên cứu về phát triển Trung tâm GDTX ở nước ta trong thời kỳ phát triển theo hướng CNH, HĐH. 7.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia và thử nghiệm nhằm thu thập những thông tin cần thiết về thực trạng phát triển Trung tâm GDTX. Khảo sát, điều tra thực trạng việc quy hoạch mạng lưới phát triển Trung tâm GDTX thông qua bộ phiếu trưng cầu ý kiến đối với các đối tượng: 14 học viên, sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các Trung tâm GDTX và KTTHHN. Quan sát có chủ định hoạt động Trung tâm GDTX và những vấn đề có liên quan đến Trung tâm GDTX. Phạm vi và mức độ quan sát có nhiều tầng nấc khác nhau. Có thể thực hiện quan sát tổng thể, theo dõi, ghi nhận hoặc quan sát chuyên biệt đối với đối tượng cần nghiên cứu. Để quan sát có kết quả, phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả đã thiết kế bộ công cụ quan sát thích hợp (phụ lục 2) nhằm thu nhận thông tin trung thực khách quan tạo điều kiện xử lý số liệu quan sát đưa đến các nhận xét đúng về đối tượng nghiên cứu. Phỏng vấn các đối tượng như: Học viên, sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý… nhằm thu thập thông tin để bổ sung, củng cố những kết luận khoa học. Phương pháp tổ chức lấy ý kiến chuyên gia: Tổ chức Xemina, hội thảo khoa học tại Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Long An với chủ đề “Cơ sở khoa học phát triển Trung tâm GDTX ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” với sự tham dự hội thảo có 20 Giám đốc Trung tâm GDTX-KTTHHN các huyện/thị và chủ các cơ sở GDTX. Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An. Các báo cáo khoa học của Hội thảo được công bố trên Tạp chí Sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Long An số 27 (12-2007). Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia được sử dụng trong giai đoạn tiến hành nghiên cứu và tổng kết kết quả nghiên cứu. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thông qua tổ chức các buổi trao đổi, họp giao ban, Câu lạc bộ Giám đốc các tỉnh phía Nam… Các phương pháp nghiên cứu trên được tác giả luận án sử dụng nhằm làm rõ thực trạng phát triển GDTX, Trung tâm GDTX ở đồng bằng sông Cửu Long. 15

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét