Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016
Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng trường trung học tỉnh Lạng Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
12
• Phương pháp quan sát.
Phưưng pháp này được thổ hiện bằng việc xem xét hoạt động quản lý cúa
Hiệu trưởng trường trung học ngay tại trường của họ, nhằm tìm hicu thực trạng
về công tác quản lý nhà trường của Hiệu trưởng trường trung học.
• Phương pháp điều tra
Bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi đicu tra theo những nguyên tắc và
nội dung chủ định của người nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng với
mục đích chủ yếu là thu thập các số liệu nhằm nhận định khách quan thực
trạng quản lý và năng lực quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng các trường trung
học.
• Phương pháp tổng kết kinh nghiêm
Phương pháp này được sử dụng với mục đích chủ yếu là đánh giá mức
độ khả thi của các giải pháp quản lý đã đề xuất, nhờ vào kinh nghiệm quản lý
của đội ngũ Hiệu trưởng các trường trung học.
• Phương pháp chuyên gia
Bằng việc tổ chức gặp gỡ các chuyên gia (các CBQL đương nhiệm, lãnh
đạo các tổ chức, đoàn thể và các giáo viên có kinh nghiệm) ở sở GD&ĐT, các
phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học: Xin ý kiến đánh giá về các
năng lực quản lý cần có của CBQL trường học trong giai đoạn hiện nay, và về
các giải pháp nâng cao năng lực quản lý mà chúng tôi đề xuất nhằm xem xét
tính hợp lý và khả thi của các giải pháp đó.
10. DÀN Ý NỘI DUNG LUẬN VĂN
Luận văn này được bố cục gồm các phần và chương chủ yếu sau:
- M ĐẨU (8 trang từ trang 6 đến trang 13)
Ở
- CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận vê nâng cao năng lực quản lý của Hiệu
trưởng trường trung học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục(gồm 15
trang, từ trang 14 đến trang 28).
13
Thực trạng công tác quàn lý và năng lực quản lý của
Hiệu trưởng các trường trung học tỉnh Lạng Son(gồm 17 trang, từ trang
- CHƯƠNG 2:
29 đến trang 45)
- CHƯ CỈ 3: Một số giải pháp nàng cao năng lực quản lý của Hiệu
ƠN
trưởng trường trung học tỉnh Lạng Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục (gồm 30 trang, từ trang 46 đến trang 75).
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (gồm 5
trang, từ trang 76
đến trang 80).
- TẢI LIỆU THAM KHẢO (gồm 5 trang, từ trang 81 đến trang 85).
- PHỤ LỤC (gồm 8 trang, từ trang 86 đến trang 94).
14
Chương 1
C ơ SỞ LÝ LUẬN VỂ NÂNG CAO NÂNG L ự c QUẢN LÝ
CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC
NHẰM ĐÁP ÚNG YÊU CẨU Đ ổ i MỚI GIÁO DỤC
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VIỆC NGHIÊN c ứ u QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hoạt động quản lý được hình thành và phát triển cùng với lịch sử hình
thành và phát triển của các hình thái KT-XH. Lúc đầu cơ sở lý luận về quản lý
giáo dục chỉ thể hiện dưới dạng một số ý tướng của những nhà triết học (đồng
thời cũng là những nhà giáo dục), sau đó dần dần phát triển và hoàn thiện hơn.
Từ vài thập kỷ gần đây, người ta mới thực sự chú ý vấn để QLGD ở cả tầm vĩ
mô và vi mô.
Từ khoảng những năm 50 của thế kỷ XX đến nay, khi mà thế giới đang
chuyển dần từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển
kinh tế tri thức, vấn đề quản lý nói chung ngày càng được chú trọng nghiên
cứu và phát triển. Vấn để quản lý giáo dục tuy được quan tâm muộn hơn,
nhưng cũng đã có những bước tiến mới và dđn dần phát triển để trở thành
khoa học quản lý giáo dục. Theo hướng này, khoa học quản lý nói chung và
khoa học quản lý giáo dục nói riêng đã nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận và
thực tiễn của quản lý và quản lý giáo dục, trong đó vấn đề năng lực của CBQL
giáo dục đã được nhiều nhà khoa học về giáo dục thực sự quan tâm.
Các nhà khoa học trong và ngoài nước tiếp cận quản lý giáo dục, quản
lý trường học chủ yếu trên nền tảng lý luận giáo dục học. Hầu hết các sách vẻ
giáo dục học của các nhà khoa học giáo dục Việt Nam thường có một chương
về công tác quản lý trường học. Vận dụng các tri thức của giáo dục học, tâm
lý học, xã hội học, kinh tế học,... các tác giả đã đề ra trong công trình nghiên
cứu của mình một cách khoa học, các khái niệm quản lý giáo dục và quản lý
trường học, chức năng quản lý, nguyên tắc và phương pháp quản lý, thông tin
15
và môi trường quản lý; đồng thời qua đó ncu lên một số nét khái quát nhất về
nghiệp vụ quản lý trường học và những vấn đề cơ bản về năng lực của người
quán lý trường học.
Đối với người CBQL giáo dục nói chung và đặc biệt là Hiệu trưởng các
nhà trường phổ thông, trọng tâm của công tác quản lý là quản lý quá trình dạy
học và giáo dục. Các chức năng cơ bản của công tác quản lý là: Xây dựng kế
hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành và kiểm tra giám sát các nhiệm vụ
đã được quy định tại Luật Giáo dục và Điều lệ trường trung học. Để thực hiện
tốt chức năng và nhiệm vụ quản lý trường phổ thông, thì năng lực quản lý của
Hiệu trưởng có vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác
quán lý.
vể các công trình đề cập tới năng lực và năng lực quản lý của CBQL
nói chung, có thể nêu công trình tập thể như: Tập thể tác giả (1999), Khoa
học tổ chức và quản lý; Viện Khoa học Giáo dục (1978), Đào tạo cán bộ
quản lý - kinh nghiệm và triển vọng, Nhiều tác giả (2002), bộ Giáo trình bồi
dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo
của Bộ GD&ĐT. Các công trình của một số nhà khoa học như: Nguyễn Ngọc
Quang, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quang uẩn, Trần Quốc Thành,... về tài liệu
nước ngoài, có thể kể một số tác giả như: H.KOONTZ và các tác giả khác,
Những vấn đề cốt yếu của quản lý\ Pôpốp G.Kh, ( 1998), Những vấn dề về lý
luận quản lỷ\ JACQUES DELORS (2002), Học tập một kho báu tiềm ẩn,
(Người dịch: Trịnh Đức Thắng, hiệu đính Vũ Văn Tảo).
Tuy vậy, còn ít công trình nghiên cứu tập trung vào năng lực quản lý
của Hiệu trưởng trường các trường phổ thông.
Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở cấp trường phổ thông, việc
tập trung nâng cao năng lực của Hiệu trướng là rất quan trọng và cấp thiết.
Việc cụ thể hoá vấn đề nâng cao năng lực này vào bối cảnh tỉnh Lạng Sơn, nơi
16
chúng tôi công tác nhiều năm, cũng rất cấp bách nhằm thực hiện tốt Chiến
lược phát triển Giáo dục 2001-2010 của Tỉnh.
Những vấn đề bức xúc nêu trên, sẽ được chúng tôi tiếp tục nghiên cứu
trong luận văn này.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.2.1. Quản lý
Khái niệm quản lý đã xuất hiện từ lâu và ngày càng được hoàn thiện và
phát triển cùng với lịch sử phát triển của xã hội loài người.
Trước hết, quản lý được hiểu như sự thiết kế và duy trì một môi trường
trong đó các cá nhân làm việc riêng hoặc theo các nhóm nhằm hoàn thành các
nhiệm vụ và các mục tiêu đã định. Bất luận một tổ chức, một nhóm người có
mục đích nào, có cơ cấu và quy mô ra sao cũng đều cần phải có sự quản lý để
tổ chức hoạt động có kết quả. Hoạt động quản lý thường được định nghĩa khác
nhau. Theo PGS. TS. Nguyễn Mỹ Lộc và TS. Nguyễn Quốc Chí thì định nghĩa
kinh điển nhất về quản lý là: “7ữc động có định hướng có chủ đích của chủ
thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong
một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích tổ
chức”[16,ir. 1]. Hiện nay, hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn:
“Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các
hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm
y
/ra”[16, tr.l].
Như vậy, bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động (tổ chức
và điều khiển) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm
thực hiện có hiệu quả những mục tiêu của tổ chức (đơn vị) đã đề ra. Từ đó có
thể hiểu quản lý bao gồm các yếu tố:
Chủ thể quản lý: Người (hoặc tổ chức) tạo ra những tác động quản
lý, trả lời câu hỏi “ai quản lý”? (chủ thể quản lý có thể là người hoặc tổ chức
quản lý).
17
Khách thể quản lý: Là đối tượng quản lý, đối tượng này có thể là
người (quản lý ai?), vật (quán lý cái gì ?) hay sự việc (quản lý sự việc).
Người quản lv là nhân vật có trách nhiệm bố trí nhân lực và các nguồn
lực khác, sử dụng các công cụ quản lý để chí đạo, hướng dẫn, điều hành một
bộ phận hay toàn bộ tổ chức (đơn vị) nhằm tổ chức hoạt động có hiệu quả
và đạt được mục đích. Trong quá trình quản lý, người quản lý phải phát huy
các năng lực của mình để áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các lý
thuyết quản lý và các kinh nghiệm quản lý thì mới đạt được hiệu quả tối ưu,
mới đạt được mục đích mong muốn, mới đưa được tổ chức của mình phát
triển vững chắc và phát triển không ngừng về mọi phương diện theo mục
tiêu quản lý.
Ngày nay, trước yêu cầu đổi mới, người quản lý phải biết quản lý, tổ
chức một cách khoa học, có nghĩa là người quản lý phải có hiểu biết sâu sắc
về bốn chức năng cơ bản của công tác quản lý, đó là: chức năng kế hoạch hoá,
chức năng tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực; chức nãng chỉ đạo, điều hành
tổ chức và chức năng kiểm tra; đồng thời biết thiết lập và vận hành có hiệu
quả hệ thống thông tin quản lý.
Đổ quản lý được một tổ chức, người CBQL phải có năng lực vận dụng
một cách khôn khéo và hiệu quả các quy luật tự nhiên, xã hội, sử dụng các
phương pháp thích hợp, mềm dẻo, sáng tạo để xử lý các tình huống cụ thể
trong một môi trường luôn luôn biến đổi. Như vậy việc quản lý một tổ chức
vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật và phải phát huy hết năng
lực của người quản lý. Như vậy, có thể hiểu:
Quản lý là những tác động có định hướng có chủ định của chủ thể
quản lỷ (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một
tổ chức bằng cách phát huy các nâng lực của người quản lý để đưa tổ chức
đạt tới mục tiêu mong muốn.
■ V-Lĩ/£í6
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét