Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016
Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giai đoạn đầu là sự giới thiệu các lớp học trực tuyến riêng biệt. Các
lớp học này dự định cung cấp cho các khu trường sở (Campus) và không
thay thế chúng. Đã có sự miễn cưỡng khi cải cách giáo dục để không thay
đổi các phương pháp dạy học truyền thống và sự miễn cưỡng này vẫn tồn
tại kéo dài trong một số trường hợp. Tuy vậy, các lợi ích của GDTT ngày
càng trở nên rỡ ràng hơn. Ngay bây giờ, một chương trình cấp bằng trực
tuyến có thể dễ dàng được tìm thấy từ các trường cao đẳng, các trường
chuyên nghiệp (Collesges). Hiện nay, các cơ hội từ GDTT tăng nhanh mỗi
ngày và bằng cấp trực tuyến đã được những người sử dụng lao động đón
nhận một cách tự nhiên cũng như Internet đã trở nên hòa nhập vào cuộc
sống thường ngày [2].
Cũng theo tác giả Natalie Aranda [1], E-Learning là một thuật ngữ rất
rộng. Nó thường được sử dụng để mô tả môi trường dạy học có sử dụng
máy tính. Có rất nhiều công nghệ có thể dùng cho E-Learning. Đào tạo từ
xa là một thuật ngữ đã được rút ra từ E-Learning. Thuật ngữ ĐTTX được
sử dụng để mô tả một môi trường học tập mà địa điểm lớp học thay đổi so
với lớp học truyền thống và trường sở.
E-Learning đã được bắt đầu cũng vào khoảng thời gian máy tính được
phát triển cho nhu cầu thực hành cá nhân. Trên thực tế, ý tưởng và thực
hành về ĐTTX xảy ra trước thời kỳ của máy tính hầu như 100 năm. Ở Anh,
vào năm 1840, các lớp học tốc ký đã được đề xuất bởi các khóa học tương
tự qua thư tín. Sự phát triển của dịch vụ bưu điện đã làm cho phương thức
của ĐTTX này thông dụng ở giai đoạn đầu thế kỷ trước. Phương thức này
đã dẫn đến một số lượng lớn các chương trình giáo dục “thông qua thư tín”.
Máy tính chỉ duy nhất làm cho ĐTTX dễ dàng hơn và tốt hơn. Tivi, máy
Video, và thậm chí Radio tất cả đã góp phần thúc đẩy ĐTTX phát triển [1].
Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ E-Learning và
khả năng tạo một lớp học ảo và một môi trường học tập ảo (VLE: Virtual
Learning Environment) đã dần phá vỡ sự miễn cưỡng vẫn còn tồn tại khi
5
chuyển từ mô hình giáo dục truyền thống sang E-Learning với sự trợ giúp
đắc lực của máy tính và hệ thống CNTT&TT.
Theo tổ chức Thomson NETg [39], các làn sóng phát triển của ELearning được chia thành các giai đoạn như sau:
Các làn sóng của E-Learning
Kỷ nguyên dạy học có
người hướng dẫn /Sử
dụng văn bản dựa trên
thảo luận máy tính
Kỷ nguyên
Đa phương tiện
1984 - 1993
Làn sóng thứ 1
/E-Learning
/sự thông tin đồng bộ
1994 - 1999
Làn sóng thứ 2
/E-Learning
/phần mềm xã hội
2000 - 2005
Hình 1: Các làn sóng của E-Learning
Giai đoạn trước năm 1983: Trước khi máy tính được phổ biến rộng
rãi, đào tạo có người hướng dẫn (ILT: Instructor-Led Training) là phương
thức đào tạo chính. ILT cho phép các sinh viên rời khỏi văn phòng làm việc
để tập trung vào học tập, tương tác với người hướng dẫn và các bạn cùng
lớp. Dù sao ITL cũng có nghĩa là chi phí cao và lãng phí thời gian làm việc
chính trong giờ hành chính, dẫn đầu là các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo để
tìm kiếm một con đường đào tạo tốt hơn.
Kỷ nguyên đa phương tiện (1984-1993): Máy tính cùng với hệ điều
hành Windows 3.1, Macintosh, CD-ROMs, Powerpoint. Đây là những lợi
thế của kỷ nguyên đa phương tiện. Trong một nỗ lực để làm cho đào tạo có
thể di chuyển được hơn và hấp dẫn trực quan hơn, các khóa đào tạo dựa
trên máy tính (CBT: Computer-Based Training) đã được triển khai bằng
CD-ROM. Sự tiện lợi của CD-ROM mọi lúc, mọi nơi đã làm giảm chi phí
mà ILT chưa làm được, giúp phục hồi lại kỹ nghệ đào tạo. Mặc dù có
những lợi ích rõ ràng, các khóa học CD-ROM còn thiếu sự tương tác của
6
người hướng dẫn và sự trình diễn động - làm giảm sự tập trung của sinh
viên.
Làn sóng thứ nhất của E-Learning (1994-1999): được phát triển dựa
trên Web. Các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu thăm dò công nghệ
mới này. Sự ra đời của E-Mail, Web, trình duyệt (Bowsers), HTML, phần
mềm đa phương tiện, Audio/Video chất lượng thấp và JAVA đơn giản đã
bắt đầu thay đổi bộ mặt của đào tạo đa phương tiện. Sự hướng dẫn chủ yếu
qua E-Mail, mạng nội bộ với sự trợ giúp của máy tính bằng văn bản (Text)
và đồ họa đơn giản. Đào tạo dựa trên Web với chất lượng Web triển khai
thử nghiệm thấp.
Làn sóng thứ hai của E-Learning (2000 - 2005): Với các lợi thế về
công nghệ - bao gồm JAVA/các ứng dụng trên mạng, đa phương tiện, băng
thông truy cập với tốc độ cao, và lợi thế thiết kế Website - đã tạo ra cuộc
cách mạng cho kỹ nghệ đào tạo. Ngày nay, đào tạo có người hướng dẫn
(ITL) qua Web có thể tích hợp theo thời gian thực của người thầy, thúc đẩy
các dịch vụ dành cho người học, nội dung liên tục được cập nhật, hấp dẫn,
nội dung “sinh ra bởi Web” tạo ra một cách hiệu quả cao, môi trường đào
tạo đa chiều. Các giải pháp đào tạo công phu được cung cấp thập chí với
chi phí thấp, chất lượng học tập cao hơn và là sự sắp đặt trước cho một
chuẩn mới của làn sóng E-Learning tiếp theo.
Cùng với sự phát triển của ĐTTT, các kỹ thuật và công cụ ĐGKQHT
trong ĐTTT cũng phát triển theo nó nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo trực
tuyến. Các hệ thống E-Learning hiện nay thường được tích hợp sẵn các
công cụ trợ giúp cho công tác ĐGKQHT như: hệ thống quản lý ngân hàng
đề thi, công cụ hỗ trợ giáo viên soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm, công cụ tạo
đề thi tự động từ ngân hàng câu hỏi, các công cụ tổ chức thi trắc nghiệm và
đánh giá trực tuyến v.v...
7
1.1.2. Ở trong nƣớc
Có thể nói, ở Việt Nam, tiền thân của ĐTTT chính là ĐTTX thông qua
Đài TNVN. Đến nay, Đài TNVN đã triển khai ĐTTX được 13 năm.
Chương trình GDTX của Đài TNVN đã giúp hàng trăm nghìn người nâng
cao trình độ, kiến thức.
Theo TS. Lê Văn Thanh, Giám đốc trung tâm đào tạo từ xa, Viện Đại
học Mở Hà Nội, Đài TNVN đã phối hợp rất chặt chẽ với Viện Đại học Mở
Hà Nội thực hiện chương trình đào tạo đại học từ xa. Đến nay, Đài TNVN
đã phát hơn 10.000 chương trình đào tạo từ xa, giúp hàng triệu người có
điều kiện học tập nâng cao trình độ. Tính đến tháng 6/2007, đã có trên
10.000 sinh viên tốt nghiệp đại học đào tạo từ xa và hiện có 50.000 người
đang theo học.
Về hiệu quả của việc học đại học từ xa qua Đài TNVN, chị Nguyễn
Thuý Hằng, một tân cử nhân Luật Kinh tế nhận xét: "Học đại học từ xa qua
Đài TNVN có nhiều cái lợi. Thứ nhất là tiết kiệm được thời gian, không
phải tập trung đến lớp nhưng vẫn nắm được nhiều kiến thức. Thứ hai, đây
là phương thức học tập tương đối rẻ” [32].
Cùng với tốc độ phát triển nhanh của CNTT&TT ở Việt Nam, các loại
hình ĐTTX, ĐTTT lần lượt ra đời. Đến nay, song song với mô hình đào tạo
truyền thống, nhiều cơ sở đào tạo trong nước đã triển khai mô hình ĐTTX,
ĐTTX qua mạng. Các mô hình đào tạo mới này đã phát triển rất đa dạng và
mạnh mẽ trong một khoảng thời gian ngắn. Để quản lý loại hình đào tạo
này, Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã ban hành một số văn bản như:
- Quy chế về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ văn bằng tốt
nghiệp theo hình thức GDTX do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/08/2003;
- Quyết định số 164/2005/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2005 về việc
Phê duyệt Đề án “Phát triển GDTX giai đoạn 2005 – 2010”;
8
Cùng với sự phát triển của mạng Internet, cơ sở hạ tầng CNTT&TT và
cơ sở pháp lý về quản lý nội dung trên mạng Internet ngày càng hoàn thiện
với sự ra đời của các văn bản sau:
- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ
thông tin và truyền thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Luật Công nghệ thông tin ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Internet ngày càng được phổ cập rộng rãi tới các vùng sâu, vùng xa.
Tốc độ đường truyền Internet cũng không ngừng tăng lên góp phần đáng kể
thúc đẩy sự phát triển của ĐTTT. ĐTTT cũng chỉ mới chỉ thực sự phát triển
trong một số năm gần đây sau khi các công nghệ đường truyền Internet tốc
độ cao như Lease Line, ADSL,... ra đời.
Dưới góc độ quản lý, có thể phân loại các cơ sở ĐTTT thành hai hệ
thống: Hệ thống các cơ sở đào tạo phi chính quy và hệ thống các cơ sở đào
tạo chính quy có cấp bằng theo hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhiều cơ sở đào tạo phi chính quy đã thành công với các mô hình đào
tạo ngoại ngữ qua mạng Internet, luyện thi đại học qua mạng Internet, đào
tạo bồi dưỡng kiến thức,v.v... Một số trang web đào tạo ngoại ngữ khá
thành
công
như:
http://www.globaledu.com.vn
http://www.hocngoaingu.net
;
http://www.tienganhonline
;
;
http://www.cleverlearn.com.vn
ĐTTT có cấp bằng theo hệ thống giáo dục quốc dân phải kể đến
Trường Đại học CNTT - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Trường Đại học Công
nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM là trường Đại học công lập chuyên ngành
CNTT được thành lập theo quyết định số 134/2006/QĐ-TTg ngày
08/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trung tâm Phát triển Công
nghệ Thông tin. Mặc dù mới được thành lập nhưng Trường đã định hướng
xây dựng theo mô hình đại học nghiên cứu trên nền tảng của đại học số
9
hóa [41]. Hiện nay, nhà trường đang tổ chức ĐTTT và cấp bằng theo quy
định của Bộ GD&ĐT đối với hệ Cử nhân và Sau đại học (Thạc sỹ).
Viện CNTT - ĐHQG Hà Nội cũng là một đơn vị triển khai và ứng
dụng E-Learning khá hiệu quả. Viện đã xây dựng hệ thống sát hạch trực
tuyến CmTest sử dụng sát hạch cho mọi hình thức đào tạo. Viện đã thu
được một số quả triển khai của CmTest như sau: Tính đến 06/2006, CmTest
đã sát hạch được hơn 60.000 học viên và sát hạch chuẩn hóa hơn 700 giảng
viên của Đề án 112; Hơn 1.000 lượt sát hạch chứng chỉ Tin học văn phòng
quốc tế; Sát hạch hơn 1.500 kỹ thuật viên Tin học; Sát hạch co 120 công
chức Bộ Thủy sản và 40 giảng viên tại trường ĐHSP Đà Nẵng; 1
Một số cổng đào tạo trực tuyến trong nước:
1.
http://www.elearningvn.org/
Diễn đàn E-Learning Việt Nam
2.
http://el.edu.net.vn/
Cổng ĐTTT của Cục CNTT Bộ GD&ĐTT
3.
http://moodle.org/course/view.php?id=45
Cộng đồng Moodle Việt Nam
4.
http://ebook.edu.net.vn/
Thư viện giáo trình điện tử - Bộ
GD&ĐT
5.
http://ocw.vn/
Website học liệu mở của Việt
Nam, có liên kết đến nhiều hệ
thống học liệu mở toàn cầu
6.
http://www.daotaotructuyen.org/
Cổng ĐTTT Việt Nam
Nhiều hệ thống ĐTTT tại Việt Nam được xây dựng dựa trên phần
mềm Moodle. Theo Website cộng đồng Moodle Việt Nam [34], Moodle là
một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS hoặc
người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE - Virtual
Learning Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa
1
Hội thảo E-Learning, TP. Hồ Chí Minh, 12/2006
10
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét