Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016
Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “Quản lý là quá trình tác động của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý thông qua các công cụ, phương tiện để đạt
được mục tiêu quản lý”.
Theo F.Taylor “ Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người
khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt
nhất và rẻ nhất“ [5].
Theo Harold Koonzt “ Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo
phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm.
Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó
con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật
chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất “ [37].
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Đó là tác động có
định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể
quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành
và đạt được mục đích của tổ chức [2].
Nói cách khác hoạt động quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức
bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo
(lãnh đạo) và kiểm tra. Ngƣời quản lý (Manager) là nhân vật có trách nhiệm
phân bố nhân lực và các nguồn lực khác, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận
hay toàn bộ tổ chức để tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt đến mục đích.
Cũng theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì quản lý có
bốn chức năng chủ yếu, cơ bản: Kế hoạch hóa (Planning), Tổ chức
(Organizing), Chỉ đạo - Lãnh đạo (Leading) và Kiểm tra (Controlling).
Kế hoạch hóa (Planning): Đó là xác định mục tiêu, mục đích cho những
hoạt động trong tƣơng lai của tổ chức và xác định các biện pháp, cách thức để
đạt đƣợc mục đích đó.
Tổ chức (Organizing): Khi ngƣời quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần
phải chuyển hóa những ý tƣởng ấy thành những hoạt động hiện thực.Tổ chức là
quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ
phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và
đạt đƣợc mục tiêu tổng thể của tổ chức. Ngƣời quản lý phải phối hợp, điều phối
tốt các nguồn nhân lực của tổ chức.
Lãnh đạo (Chỉ đạo) - (Leading) : Sau khi kế hoạch đã đƣợc lập, cơ cấu
bộ máy đã hình thành, nhân sự đã đƣợc tuyển dụng thì phải có ngƣời đứng ra
lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Đó là quá trình liên kết, liên hệ với ngƣời khác,
- 10 -
hƣớng dẫn và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt đƣợc
mục tiêu của tổ chức. Tất nhiên việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc
lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất, mà nó xuyên suốt trong hoạt động
quản lý.
Kiểm tra (Controlling): Đây là hoạt động theo dõi, giám sát các thành
quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.
Ở mỗi cấp quản lý khác nhau, sự phân phối về thời gian và công sức cho
các chức năng quản trị của các cấp đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Stt
Cấp quản lý
Kế hoạch
Tổ chức
Điều khiển Kiểm tra
1
Cao cấp
28%
36%
22%
14%
2
Trung gian
18%
33%
36%
13%
3
Cơ sở
15%
24%
51%
Ghi chú
10%
Bảng 1.1. Phân phối thời gian và công sức cho các
chức năng quản trị của các cấp [8]
Tóm lại: Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có lựa chọn các
tác động phù hợp với đối tượng và môi trường nhằm hướng đối tượng trong thế
vừa ổn định, vừa phát triển theo mục tiêu đề ra. Quản lý được thực hiện thông
qua các hoạt động: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Khoa học quản lý là một khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn: Tâm
lý học, Xã hội học, Triết học,…
Khoa học quản lý giáo dục (QLGD) là một chuyên ngành của khoa học
quản lý nói chung, đồng thời cũng là bộ phận của khoa học giáo dục, nhƣng là
một khoa học tƣơng đối độc lập.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm QLGD là khái niệm đa cấp
(bao hàm cả quản lý hệ giáo dục quốc gia, quản lý các phân hệ của nó, đặc biệt
là quản lý trƣờng học).
“Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,
hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và
nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế
hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [12].
- 11 -
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động
dạy học. Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất
của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo
dục, tức là cụ thể hoá đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành
hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước” [6] .
QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
nhằm đƣa hoạt động sƣ phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn
một cách hiệu quả nhất. QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành,
phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo
yêu cầu phát triển xã hội.
Khái quát lại, nội hàm của khái niệm QLGD chứa đựng những nhân tố
đặc trƣng bản chất sau: Phải có chủ thể quản lý giáo dục, ở tầm vĩ mô là quản
lý của nhà nƣớc mà cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ, Sở, Phòng Giáo dục, ở tầm
vi mô là quản lý của hiệu trƣởng nhà trƣờng, quản lý của trƣởng Khoa, trƣởng
bộ môn,...
Nhà trƣờng là đối tƣợng cuối cùng và cơ bản nhất của QLGD, trong đó
đội ngũ giáo viên và học sinh sinh viên là đối tƣợng quản lý quan trọng nhất.
1.2.3. Quản lý quá trình dạy học
Quá trình dạy học (QTDH)
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn
bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này luôn tương tác
với nhau, thâm nhập vào nhau và sinh thành ra nhau, sự tương tác giữa dạy và
học mang tính chất cộng tác (cộng đồng và hợp tác), trong đó hoạt động dạy
đóng vai trò chủ đạo” [13].
Theo quan điểm của lý luận dạy học hiện đại, nói quá trình dạy học tồn tại
với tƣ cách là một hệ thống gồm các thành tố cơ bản: mục đích dạy học, nội
dung dạy học, phƣơng pháp, hình thức tổ chức, phƣơng tiện dạy học, kết quả
dạy học, hoạt động của giáo viên, của học sinh sinh viên. Các thành tố này có
mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau trong môi trƣờng xã hội-chính
trị và môi trƣờng khoa học, kỹ thuật nhất định.
Trong quá trình dạy học: Ngƣời thầy luôn giữ vai trò trong việc định
hƣớng tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động truyền thụ tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo đến ngƣời học một cách khoa học. Ngƣời học sẽ có ý thức tiếp
- 12 -
thu một cách tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo hệ thống kiến thức, kỹ năng kỹ
xảo, nhằm hình thành năng lực và nhân cách cho bản thân.
Qua đó có thể hiểu QTDH là một hệ toàn vẹn, nó bao gồm hoạt động dạy
và hoạt động học.
Cấu trúc của QTDH đƣợc biểu diễn bằng sơ đồ sau:
KHÁI NIỆM KHOA HỌC
Dạy
Học
Truyền đạt
Cộng
Truyền đạt
Điều khiển
Tác
Điều khiển
Hình 1.2: Cấu trúc chức năng của QTDH [12]
Dạy và học là quá trình tƣơng tác, cộng tác giữa thầy và trò. Chủ thể hoạt
động dạy là thầy giáo, chủ thể hoạt động học là học sinh.
Quá trình vận động tích cực, chủ động, sáng tạo của những chủ thể này
làm phát triển và hoàn thiện năng lực không chỉ của học sinh và còn cả ở thầy
giáo.
Quá trình cộng tác hành động của thầy giáo và học sinh càng nhịp nhàng,
ăn ý, càng làm tăng kết quả của quá trình dạy học, càng làm trƣởng thành
nhanh mỗi cá nhân trong quá trình đó.
Quá trình dạy học là một quá trình xã hội gắn liền với hoạt động của con
ngƣời, hoạt động này phải nhằm mục đích nhất định, trên cơ sở hình thành
những nhiệm vụ nhất định: Thầy và Trò, những phƣơng tiện và phƣơng pháp
hoạt động nhất định và phải đạt đƣợc kết quả mong muốn.
- 13 -
Quản lý quá trình dạy học
Quản lý QTDH là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý bằng các
giải pháp phát huy tác dụng của các phƣơng tiện quản lý nhƣ chế định giáo dục
đào tạo, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, thông tin và môi trƣờng dạy học
nhằm đạt đƣợc mục tiêu quản lý dạy học. Quản lý QTDH là phải quản lý đồng
bộ và thống nhất các mặt hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.
Mục tiêu quản lý trƣờng học là quản lý chất lƣợng sản phẩm giáo dục.
Muốn có sản phẩm giáo dục đạt chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển
kinh tế - xã hội thì trƣớc hết nhà trƣờng phải tổ chức, điều khiển và kiểm soát
tốt quá trình tổ chức hoạt động dạy và học, vì hoạt động dạy và học là hoạt
động trung tâm của nhà trƣờng nhằm hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh - sản phẩm giáo dục của nhà trƣờng.
Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trƣng cho bất kỳ loại hình hoạt động
của nhà trƣờng nào, vì vậy nó là con đƣờng giáo dục tiêu biểu nhất. Với nội
dung và tính chất của nó dạy học là con đƣờng tốt nhất giúp cho ngƣời học với
tƣ cách là chủ thể nhận thức có thể lĩnh hội mọi hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo chuyển thành phẩm chất và năng lực của bản thân. “Các tổ chức xã hội cần
đảm bảo cho mọi người học nhận thức sự nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe, sự hỗ
trợ chung cho thể chất và tình cảm mà người học cần có để tham gia một cách
tích cực vào quá trình giáo dục và tận hưởng được lợi ích của giáo dục”[10].
Quản lý QTDH là quản lý quá trình truyền thụ kiến thức của đội ngũ giáo
viên và quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh và quản lý
các điều kiện vật chất, kỹ thuật, phƣơng tiện phục vụ hoạt động dạy học. Quản
lý QTDH là quản lý việc thực hiện chƣơng trình, nội dung dạy học, quản lý
hoạt động kiểm tra đánh giá quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh.
1.2.4. Chất lượng, chất lượng dạy học
Chất lượng
Chất lƣợng là “Tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự
việc), ... làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác” [35].
Chất lƣợng là “Cái làm nên phẩm chất; là cái tạo nên bản chất của sự
vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” [35].
- 14 -
Theo tác giả Nguyễn Gia Quí “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá
trị của một người, một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản
khẳng định sự tồn tại của một sự vật, phân biệt nó với sự vật khác ” [14].
Chất lƣợng luôn là vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội, nhất là trong
giáo dục. Chất lƣợng có hàng loạt định nghĩa khác nhau. Ví dụ: Chất lượng là
sự xuất sắc bẩm sinh, tự nó là cái tốt nhất; Chất lượng là sự phù hợp với tiêu
chuẩn; Chất lượng với tư cách là hiệu quả của việc đạt mục đích của trường
đại học….
Chất lượng giáo dục
Chất lƣợng là một khái niệm trừu tƣợng và khó định nghĩa, thậm chí khó
nắm bắt. Trong một nghiên cứu khá nổi tiếng của Harvey và Green (1993) [38]
nhằm tổng kết những quan niệm chung của các nhà giáo dục, chất lƣợng đƣợc
định nghĩa nhƣ tập hợp các thuộc tính khác nhau nhƣ: chất lƣợng là sự xuất
sắc; chất lƣợng là sự hoàn hảo; chất lƣợng là sự phù hợp với mục tiêu,...
Chất lƣợng giáo dục là chất lƣợng thực hiện các mục tiêu giáo dục. Chất
lƣợng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo đƣợc phản ánh ở các đặc trƣng
về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề
của ngƣời tốt nghiệp tƣơng ứng với mục tiêu, chƣơng trình đào tạo theo các
ngành nghề cụ thể.
Các nhà giáo dục Việt Nam cũng đƣa ra một số định nghĩa khác nhau,
nhƣng các định nghĩa này thƣờng trùng với các định nghĩa của nƣớc ngoài. Tác
giả Nguyễn Đức Chính [3, 4], có đƣa ra định nghĩa về chất lƣợng của giáo dục
Việt Nam nhƣ sau: “Chất lượng giáo dục được đánh giá qua mức độ trùng
khớp với mục tiêu định sẵn”. Định nghĩa này tƣơng đồng với quan niệm về chất
lƣợng của hầu hết các nhà giáo dục khác và các tổ chức đảm bảo chất lƣợng
trên thế giới.
Chất lượng dạy học
“Chất lượng dạy học chính là chất lượng của người học hay tri thức phổ
thông mà người học lĩnh hội được. Vốn học vấn phổ thông, toàn diện và vững
chắc ở mỗi người là chất lượng đích thực của dạy học” [15].
Chất lƣợng dạy học là chất lƣợng của việc dạy và việc học. Sự phát huy
tối đa nội lực dạy của thầy và năng lực học của học sinh, để sau khi ra trƣờng
thì học sinh có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, của
thực tế cuộc sống. Chất lƣợng dạy bao gồm các công việc của ngƣời thầy đó là:
- 15 -
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét