Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu tiêu chí và quy trình đánh giá GV ĐH đƣợc định hƣớng bằng khung chuẩn nghề nghiệp và phƣơng pháp, kỹ thuật đánh giá đa dạng thì việc đánh giá giảng viên sẽ mang tính chuẩn hoá và cho hiệu quả cao hơn. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động đánh giá, đánh giá trong giáo dục, triết lý và nguyên tắc đánh giá GV, một điều kiện quan trọng đảm bảo chất lƣợng giáo dục ĐH. 5.2. Phân tích thực trạng công tác đánh giá đội ngũ GV ở ĐH để đánh giá và tổng kết thực tiễn. 5.3. Đề xuất các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá GV theo các chức danh GV (GV, GV chính, GV cao cấp) làm ví dụ cho xây dựng quy trình đánh giá. 5.4. Đề xuất quy trình đánh giá đội ngũ GV ở ĐH theo hƣớng chuẩn hóa, vận dụng cụ thể vào các trƣờng ĐH nhƣ một điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo ĐH. Thử nghiệm quy trình đánh giá GV. 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Vì điều kiện khách quan và chủ quan còn nhiều hạn chế, chúng tôi giới hạn việc khảo sát thực trạng việc đánh giá đội ngũ GV ở các ĐH và các trƣờng ĐH đại diện cho các vùng, miền, đồng thời chỉ ra khả năng vận dụng và thử nghiệm vào ĐH đa ngành, đa lĩnh vực - cụ thể là ĐH Đà Nẵng. Việc đánh giá con ngƣời, nhất là đối với đội ngũ GV - đội ngũ trí thức có vị trí xã hội đặc biệt là vấn đề nhạy cảm, luận án chỉ giới hạn nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá các hoạt động chính theo chức năng nhiệm vụ của GV. Phạm trù tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống chỉ đƣợc phản chiếu qua việc thực thi nhiệm vụ của ngƣời GV. 11 7. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ - Đánh giá theo hƣớng chuẩn hoá là định hƣớng cho ngƣời đƣợc đánh giá đồng thời là thƣớc đo cho ngƣời đánh giá để cùng phấn đấu đạt chuẩn đề ra. Đội ngũ giảng viên là đội ngũ trí thức có vị trí xã hội đặc biệt, cho nên việc đánh giá họ phải tuân thủ theo những triết lý, nguyên tắc và phƣơng pháp phù hợp mới đảm bảo đƣợc mục đích là vừa vì sự phát triển của bản thân họ, vừa vì sự phát triển của nhà trƣờng. - Khung chuẩn nghề nghiệp giảng viên hay cụ thể hơn là bộ tiêu chí đánh giá theo hƣớng chuẩn hoá, bao quát toàn bộ lĩnh vực cơ bản hoạt động chủ yếu của GV trong nhà trƣờng (giảng dạy, NCKH, dịch vụ chuyên môn, trách nhiệm công dân) do các nhà quản lý mong muốn. Những tiêu chí, chỉ số là những mong muốn cụ thể của mỗi nhà trƣờng theo mục tiêu mà họ hƣớng tới. - Trong quy trình đánh giá theo tiếp cận chuẩn hoá cần có sự tham gia của mọi lực lƣợng liên quan và bao quát mọi khía cạnh trong hoạt động nghề nghiệp của GV sẽ đảm bảo tính khách quan, chính xác góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo. 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Hoàn thiện nguyên tắc, cơ sở lý luận của việc đánh giá GV - Xây dựng qui trình đánh giá GV theo chức danh một cách khoa học gắn với các tiêu chuẩn, tiêu chí. - Chỉ rõ thực trạng bức tranh đánh giá GV và phân tích thực trạng theo một số tiếp cận khoa học để tìm quy trình đánh giá xác đáng hơn. - Đề xuất qui trình đánh giá GV theo hƣớng chuẩn hoá và áp dụng vào đánh giá GV nói chung, trƣờng hợp cụ thể là GV ở ĐHĐN. 12 9. CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9.1. Cơ sở phƣơng pháp luận 9.1.1. Phân tích hệ thống Theo hệ phƣơng pháp này, luận án xem đội ngũ GV là yếu tố quan trọng của quy trình đào tạo ĐH, tác động trực tiếp đến chất lƣợng, vì vậy việc đánh giá GV phải gắn liền với việc xác định mục tiêu, nội dung chƣơng trình, giáo trình, đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học, NCKH và phát triển dịch vụ ở các cơ sở giáo dục đại học. Việc đánh giá GV phải nằm trong hệ thống quản lí nguồn nhân lực cũng là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố, có liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một chỉnh thể trong mối quan hệ của các yếu tố phát triển đội ngũ. 9.1.2. Tiếp cận phức hợp Tiếp cận phức hợp là hệ phƣơng pháp áp dụng vào việc nghiên cứu một đối tƣợng khi ta dựa trên nhiều lí thuyết khác nhau. Để nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá GV, Luận án dựa vào nhiều lí thuyết khác nhau nhƣ: Tâm lí học, Giáo dục học, Hành chính học, Điều khiển học, Lí thuyết thông tin, Khoa học quản lí giáo dục, Lí thuyết phát triển nguồn nhân lực… làm cơ sở cho việc xây dựng các tiêu chí đánh giá. 9.1.3. Phân tích thực tiễn Theo cách tiếp cận này, khi nghiên cứu về quy trình đánh giá đội ngũ GV, luận án cần phải lƣu ý đến yếu tố lịch sử, chính trị, truyền thống, văn hoá, điều kiện kinh tế - xã hội của giáo dục đào tạo, đặc biệt là đặc thù văn hoá Việt Nam, để làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chí và quy trình đánh giá. 13 9.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 9.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá trong nghiên cứu các nguồn tài liệu lí luận và thực tiễn có liên quan đến công tác đánh giá nói chung và đánh giá nguồn nhân lực nói riêng bao gồm: - Các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin, các văn kiện của Đảng, Nhà nƣớc, của Hồ Chí Minh có liên quan đến đề tài, nhất là tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, đánh giá cán bộ; - Các tác phẩm về tâm lí học, giáo dục học, khoa học quản lí, khoa học quản lí giáo dục,…trong và ngoài nƣớc; - Các công trình NCKH quản lí giáo dục của các nhà lí luận, các nhà quản lí giáo dục, các nhà giáo… có liên quan đến đề tài nhƣ các luận văn, luận án, các báo cáo khoa học, các chuyên khảo, các bài báo. Các tài liệu trên đƣợc phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài. 9.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phƣơng pháp điều tra, khảo sát + Phỏng vấn sâu chuyên gia + Điều tra bằng bảng hỏi 9.2.3. Nhóm các phương pháp xử lí thông tin - Sử dụng thống kê toán học để xử lí các kết quả nghiên cứu về định lƣợng và định tính. - Sử dụng phần mềm tin học. - Sử dụng mô hình, sơ đồ, đồ thị… 14 Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THEO HƢỚNG CHUẨN HOÁ 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về vấn đề đánh giá GV 1.1.1. Ở ngoài nƣớc Hầu hết ở các quốc gia, đánh giá giáo dục ĐH đƣợc các trƣờng rất coi trọng, do đó việc đầu tƣ nhân lực và vật lực cho giáo dục ĐH đƣợc quan tâm thƣờng xuyên. Mối quan tâm đến chất lƣợng là kết quả trực tiếp của sự gia tăng mối quan tâm đƣợc các chính phủ biểu lộ với tính cạnh tranh quốc tế trong các nền kinh tế dựa trên sức mạnh của các lĩnh vực KH&CN. Do đó, với quan điểm luôn luôn thích ứng trong đào tạo và nghiên cứu, các trƣờng ĐH thấy đƣợc sự cần thiết hình thành các phƣơng pháp có hệ thống và phản hồi thƣờng xuyên về hiệu suất của GV trƣờng ĐH, nguồn lực quan trọng nhất của họ. Theo các nhà nghiên cứu GDĐH phƣơng Tây, mọi nền văn minh đều cần đến GDĐH nhằm đào tạo lớp ngƣời tinh hoa để điều hành nhà nƣớc trong mọi lĩnh vực, nhƣng chỉ trong thời kỳ Trung cổ ở châu Âu mới xuất hiện các thực thể với tƣ cách là trường ĐH: một nhà trƣờng bậc cao kết hợp giảng dạy với học thuật và đƣợc đặc trƣng bởi quyền tự chủ và tự do học thuật. Ngay ở trong thời kỳ này, các trƣờng ĐH ở châu Âu đã có cách kiểm tra việc giảng dạy của GV thông qua SV. Hiệu trƣởng chỉ định một Hội đồng SV, để ghi chép bài xem bài giảng của GV có giảng dạy theo đúng lịch trình quy định của trƣờng không, nếu có sự thay đổi nhỏ nào ngoài quy định chung, Hội đồng này sẽ báo ngay cho hiệu trƣởng. Hiệu trƣởng sẽ phạt GV về những vi phạm đó [123] và [109]. Các trƣờng ĐH và cao đẳng ở châu Âu từ thế kỷ XVI và XVII đã tiến hành đánh giá GV bằng hình thức: vào cuối năm học đại diện Hội đồng quản trị và hiệu trƣởng dự giờ quan sát việc GV đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức cả năm học của SV. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là không thể đánh giá đƣợc kiến thức tích luỹ 15 của SV trong một năm học và cũng không thể đánh giá đƣợc hiệu quả giảng dạy, vì theo Smallwood [124, tr.146] các GV chỉ hỏi các câu hỏi dễ dàng hoặc các câu hỏi mang tính gợi ý để SV dễ dàng trả lời [109, tr.22]. Vào đầu thế kỷ XX, việc đánh giá GV ở các trƣờng ĐH châu Âu đã có những bƣớc tiến mạnh mẽ. Vào năm 1927 tại ĐH Purdue, Herman Remmers và đồng nghiệp đã công bố bảng đánh giá chuẩn đã đƣợc kiểm nghiệm dùng cho SV đánh giá GV. Vào những năm 1960, GV các trƣờng ĐH và cao đẳng đã nhận thức rõ mục đích và ý nghĩa của các bảng đánh giá giảng dạy và đã tình nguyện sử dụng bảng đánh giá chuẩn với mục đích cải tiến và điều chỉnh việc giảng dạy của mình trên cơ sở phân tích các kết quả thu đƣợc của bảng đánh giá. Vào cuối thập kỷ 70 hầu hết các trƣờng ĐH ở châu Âu và ở Hoa Kỳ đã sử dụng 3 phƣơng pháp đánh giá hiệu quả giảng dạy: đồng nghiệp đánh giá, trƣởng khoa đánh giá và SV đánh giá, trong đó các thông tin thu thập đƣợc từ bảng đánh giá của SV đƣợc cho là quan trọng nhất [15]. Giai đoạn từ năm 1980 đến nay, ở các nƣớc tiên tiến và các nƣớc phát triển, đã có nhiều nghiên cứu thử nghiệm hơn về các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả giảng dạy và các hoạt động của GV với 4 nguồn thông tin: SV đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, trƣởng khoa đánh giá và cá nhân GV tự đánh giá. Các kết quả nghiên cứu đã đúc kết thông tin thu thập từ bảng đánh giá của SV có thể có những yếu tố thiên lệch do những cá tính hoặc tính cách của GV, số SV trong 1 lớp học, số giờ lên lớp và độ khó của môn học, sự hứng thú của SV trƣớc khi vào học và phƣơng pháp giảng dạy cũng nhƣ khả năng diễn giải vấn đế của GV. Tuy nhiên, Centra cũng đã kết luận các hệ số tƣơng quan giữa SV đánh giá, đồng nghiệp đánh giá và chủ nhiệm khoa đánh giá đạt mức chấp nhận đƣợc [109, tr.51]. 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét