Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Biện pháp quản lý hoạt động dạy - học môn mỹ thuật hệ Cao đẳng Sư phạm tại trường Đại học Hải Phòng

2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, đề xuất các biện pháp QL hoạt động dạy học môn Mỹ thuật hệ CĐSP nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường ĐH Hải Phòng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài 3.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học mỹ thuật hệ CĐSP tại trường ĐH Hải Phòng 3.3. Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động dạy - học mỹ thuật hệ CĐSP tại trường ĐH Hải Phòng 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy - học môn mỹ thuật hệ CĐSP ở ĐH Hải Phòng 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy học môn mỹ thuật hệ CĐSP ở trường ĐH Hải Phòng 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu việc quản lý hoạt động dạy học môn Mỹ thuật ở hệ Cao đẳng sư phạm mỹ thuật của trường ĐH Hải Phòng từ năm 2006 đến 2010. 6. Giả thuyết khoa học Thực trạng của hoạt động dạy - học môn mỹ thuật ở trường ĐH Hải Phòng còn có những điều chưa hợp lí, một phần là do biện pháp QL còn hạn chế, nếu có biện pháp QL phù hợp sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập tài liệu, nghiên cứu, phân tích, xử lý tài liệu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3 7.2.1. Phương pháp quan sát Thu thập thông tin, quan sát hoạt động quản lí của trưởng bộ môn, hoạt động của tổ bộ môn, hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của SV. Quan sát, thu thập thông tin, dự giờ ở một số trường Trung học cơ sở thuộc tỉnh Hải Phòng. 7.2.2 Phương pháp điều tra viết Phiếu điều tra - Thu thập phiếu điều tra, tổng hợp, xử lý số liệu. 7.2.3. Phương pháp trao đổi, phỏng vấn Trao đổi, phỏng vấn xin ý kiến thu thập thông tin từ các chuyên gia, trưởng khoa, trưởng bộ môn, GV, SV về hoạt động giảng dạy và học tập môn mỹ thuật, giáo viên các trường trung học cơ sở trong thành phố. 7.3. Phương pháp điều tra, thống kê và xử lí số liệu 8. Cấu trúc luận văn Nội dung luận văn được trình bày 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về QL hoạt động dạy học Chương 2: Thực trạng QL hoạt động dạy học môn mỹ thuật hệ CĐSP tại trường ĐH Hải Phòng Chương 3: Đề xuất những biện pháp QL hoạt động dạy - học môn mỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Mỹ thuật hệ CĐSP tại trường ĐH Hải Phòng. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Khi đề cập đến vấn đề QLGD thì tất yếu phải nói đến hoạt động QL. Thực tiễn đã chứng minh rằng, nếu hoạt động QL không tốt thì quá trình GD&ĐT trong nhà trường cũng không đạt được những mục tiêu mong muốn. Ngược lại, mục đích, mục tiêu GD&ĐT của nhà trường đạt được một cách tốt đẹp, thì trong đó có sự đóng góp lớn của hoạt động QL, từ Ban giám hiệu đến các đơn vị, cá nhân và các lực lượng liên quan trong nhà trường. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà QL nước ngoài đã đề cập đến vấn đề cốt lõi của QL và QLGD: ở phương Tây nhà triết học Platon (427 – 347 TCN), H.Fayol (1841- 1925), Elton Mayor (18501947), F.Taylor (1841 – 1925)... Ở phương Đông có Khổng Tử (551 – 479 TCN), đến thời chiến quốc có Mạnh Tử (372 – 289 TCN)... là những người có cống hiến lớn cho khoa học QL, cho sự phát triển giáo dục của thế giới ngày càng mạnh mẽ. Quản lý giáo dục, QL nhà trường là những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Việc chú trọng tới các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy - học trong nhà trường luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Giáo dục nước ta tới nay đã trên 20 năm đổi mới nhưng vẫn còn có những hạn chế, nhất là về chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển của xã hội, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin - giáo dục cần thiết hơn bao giờ hết để khai sáng nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, củng có niềm tin và kích thích hành động. Vì vậy, nhiều nhà khoa học Việt Nam thời kỳ hiện đại cũng đã có những công trình nghiên cứu về QL trong hoạt động dạy học, hoạt động QLGD đã đạt được những thành tựu nhất định như: các nhà nghiên cứu, các nhà QLGD Phạm Minh Hạc, Đặng Bá Lãm, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Xuân Hải …nghiên cứu về vấn đề QL hoạt động dạy học có nhiều tác giả có những nghiên cứu thành công như: Phan Tiềm (2002), Đỗ Văn Tải (2006) ... Trên bình diện học thuật viết về vấn đề PP dạy 5 học môn mỹ thuật tác giả Nguyễn Quốc Toản, Đàm Luyện viết về đổi mới PP dạy học mỹ thuật, tác giả Nguyễn Năng Bình “Đổi mới trong dạy Mỹ thuật ở trung học cơ sở”... Những năm gần đây với sự hướng dẫn của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đã có rất nhiều thạc sĩ chuyên ngành QLGD nghiên cứu về vấn đề QL theo bậc học và ngành học, như tác giả Nguyễn Thị Lan với "Những biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Hoạ trung ương", tác giả Dương Đức Hùng về “Vấn đề quản lí công tác học sinh - sinh viên trường Đại học Hải Phòng”. Qua quá trình nghiên cứu về QL hoạt động dạy học, chúng tôi thấy cần phải làm rõ hơn về QL hoạt động dạy và học mỹ thuật đối với trường ĐH Hải Phòng, việc xây dựng cơ sở lý luận sẽ giúp cho nhà QL có cơ sở điều hành tốt công việc chuyên môn của nhà trường nói chung và hoạt động dạy - học mỹ thuật nói riêng. 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.2.1. Những khái niệm liên quan đến lĩnh vực quản lý 1.2.1.1. Quản lý Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất và lâu đời của con người. Nó phát triển không ngừng và là một nhân tố của sự phát triển xã hội. Lý luận về QL được hình thành và phát triển qua các thời kỳ, trong các lý luận về chính trị, kinh tế xã hội. Tuy nhiên, chỉ mới gần đây người ta mới chú ý đến “chất khoa học” của quá trình QL và dần hình thành các “lý thuyết quản lý”. Từ khi F.W.Taylor phát biểu các nguyên lý về QL thì QL nhanh chóng phát triển thành một ngành khoa học. Bất cứ một tổ chức nào, bao giờ cũng có hai phân hệ: người QL và đối tượng bị QL. Có thể điểm qua một số lý thuyết về QL như sau: Khái niệm QL được giải trình từ nhiều góc độ. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể QL đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [28, tr.35] 6 Các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, QL là một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” [20, tr.38]. Nghiên cứu về khoa học quản lý, các tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: Hoạt động QL là “Tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL (người quản lý) đến khách thể QL (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [6, tr.1]. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Bản chất của hoạt động QL nhằm làm cho hệ thống vận hành theo mục tiêu đặt ra và tiến đến các trạng thái có tính chất lượng mới” “Ổn định mà không phát triển thì dẫn đến suy thoái. Phát triển mà không ổn định thì dẫn đến rối ren. Vậy, QL = ổn định + phát triển” [2. Tr.2]. Như vậy, có rất nhiều cách tiếp cận về quản lý, song các định nghĩa đều đề cập tới bản chất chung của hoạt động quản lý đó là: QL là sự tác động hướng đích, có mục tiêu xác định. QL là sự tác động tương hỗ, biện chứng giữa chủ thể và khách thể QL. QL xét đến cùng, bao giờ cũng là QL con người nên QL vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật, là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp quy luật một cách khách quan. 1.2.1.2. Các chức năng cơ bản của quản lý Chức năng QL là tập hợp các nhiệm vụ mà chủ thể QL phải thực hiện để đạt mục đích và mục tiêu quản lý đề ra. Chức năng QL là dạng hoạt động QL thông qua đó chủ thể QL tác động vào khách thể QL nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định. Chức năng QL là hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích nên QL có bốn chức năng cơ bản: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Mối quan hệ giữa các chức năng QL được thể hiện qua sơ đồ sau: 7 Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ của các chức năng quản lý Kế hoạch Tổ chức Quản lý Chỉ đạo Kiểm tra Lập kế hoạch: Là khâu đầu tiên của quy trình QL. Công tác kế hoạch là công tác trù liệu cho tương lai của tổ chức, hoạch định những vấn đề và cách thức giải quyết các vấn đề đó nhằm làm cho tổ chức có thể đối phó, thích nghi với những sự thay đổi không chắc chắn trong tương lai, do vậy nhà QL cần phải thận trọng, khi thực hiện chức năng này. Tổ chức: là sự chuyển hóa những ý tưởng trong kế hoạch thành hiện thực. Công tác tổ chức là giai đoạn kế tiếp của công tác kế hoạch và là bộ phận không thể thiếu của chức năng QL. Chỉ đạo: Là điều kiện hệ thống, là cốt lõi của chức năng chỉ đạo, nó tích hợp với hai chức năng trên. Chỉ đạo là phương thức tác động của chủ thể nhằm điều hành, tổ chức nhân lực đã có của tổ chức vận hành đúng theo kế hoạch để thực hiện mục tiêu. Kiểm tra: Là chức năng cơ bản của QL. Kiểm tra là quá trình xác định kết quả đã đạt được trên thực tế, so sánh đối chiếu với mục tiêu, thu thập các thông tin phản hồi nhằm phát hiện các sai lệch và vạch ra chương trình hành động nhằm khắc phục những sai lệch đó. 8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét