Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị Kinh doanh

dục và Đào tạo với sự hỗ trợ của tổ chức UNICEF đã xây dựng chương trình “Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống” cho học sinh trung học cơ sở với 9 chủ đề giáo dục: HIV/AIDS, xâm hại tình dục, ứng phó với tình huống căng thẳng, quyền trẻ em, sống khỏe mạnh, thuốc lá rượu bia, ma túy, sức khỏe sinh sản vị thành niên, các bệnh lây qua đường tình dục. Chương trình đã được thực nghiệm ở một số nơi như Văn Lãng, Cao Lộc (Lạng Sơn), Đồ Sơn (Hải Phòng), Đống Đa, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân (Hà Nội), Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh) và một số nơi khác. Ngoài các chương trình dự án do Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam... thực hiện, còn có một số tổ chức quốc tế đang triển khai chương trình GDKNS tại Việt Nam như Qũy Dân số Thế giới của Hà Lan (WPF), Qũy Nhi đồng Mỹ (Save the childrent US), Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh (SCUK), Quy Nhi đồng Nhật (Save the Childrent Japan) tại Việt Nam, Qũy nhi đồng Úc (CCF Australia)... Các chương trình dự án trên khá đa dạng nhưng chủ yếu tập trung vào “các nhóm yếu thế và nhóm có nguy cơ cao”. Nội dung GDKNS đã tính đến sự phù hợp với đối tượng, vùng và địa phương. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về KNS nói chung và quản lý hoạt giáo dục KNS nói riêng vẫn còn rất ít, thậm chí không nói là còn hời hợt. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây cũng đã có một số nghiên cứu chuyên sâu hơn về lĩnh vực này. Có thể kể tên ra đây một số nghiên cứu tiêu biểu sau: - Theo nghiên cứu khảo sát của bà Đỗ Thị Hải, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội: “Khảo sát ở hơn 1000 học sinh sinh viên thuộc 10 trường Đại học, cao đẳng và phổ thông cho thấy trên 95% chưa nhận thức đúng về kĩ năng sống; 77,7% chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về kĩ năng sống; 76.4% cho biết rất cần được tập huấn kiến thức về kĩ năng sống” [60]. Tác giả Nguyễn Như Ý với nghiên cứu "Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây trong giai đoạn hiện nay", đã khẳng định HĐGDNGLL với nội dung, hình thức phong phú sẽ là phương thức để thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng "Học đi đôi với hành". Nghiên cứu đã chỉ ra được một số biện pháp như: thành lập ban chỉ 6 đạo, kế hoạch hoá HĐGDNGLL, quy định tiêu chuẩn thi đua đối với việc tham gia tổ chức hoạt động của giáo viên, chỉ đạo tổ chuyên môn, khối chủ nhiệm tham gia tổ chức HĐGDNGLL... sẽ góp phần làm cho công tác quản lý chỉ đạo HĐGDNGLL của Hiệu trưởng được hoàn thiện hơn . Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ở nước ta cũng đã xuất hiện một số nhà nghiên cứu quan tâm, đi sâu vào khai thác đề tài trong lĩnh vực KNS này. Đặc biệt phải kể đến những Luận án Tiến sỹ, Luận văn Thạc sỹ, Đề tài khoa học. Chẳng hạn như: “Kỹ năng sống của học sinh THCS TP.HCM” là một trong những công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên hiếm hoi về lĩnh vực này. Đây là luận văn thạc sĩ của giảng viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long. Đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp” của Tiến sỹ Phan Thanh Vân trường Đại học Thái Nguyên vừa mới hoàn thành và bảo vệ năm 2010. Như vậy, đã có không ít tác giả nghiên cứu về vấn đề giáo dục KNS, song về góc độ hoạt động quản lý, nhất là quan tâm tới những biện pháp quản lý của nhà trường để hoạt động GDKNS cho SV một cách hiệu quả là chưa được đề cập một cách có hệ thống, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này tại trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh ở Hưng Yên. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc quản lí GDKNS cho sinh viên trường Cao đẳng có những khái niệm mang tính khoa học liên quan đến đề tài, như: Quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường, chức năng quản lý, biện pháp quản lý. Trong khuôn khổ của đề tài, đây là những khái niệm công cụ góp phần làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài. 1.2.1. Quản lý Quản lý về cơ bản và trước hết là tác động đến con người để họ thực hiện, hoàn thành những công việc được giao; để họ làm những điều bổ ích, có lợi. Hoạt động quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo(lãnh đạo) và kiểm tra. 7 Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện cụ thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt đông nào đó; điêu tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt đông bộ phận. Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động đông người được hình thành, tiến hành trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không ngừng phát triển. Chẳng thế mà người Nhật khẳng định rằng: "Biết cái gì, biết làm gì là quan trọng nhưng quan trọng hơn là biết quan hệ”. Người Mỹ cho rằng: "Chi phí cho thiết lập, khai thông các quan hệ thường chiếm 25% đến 50% toàn bộ chi phí cho hoạt động". Vậy "Quản lý là gì?", Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau: - Frederik Winslon Tailor (1856 – 1915) người Mỹ: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm” [26, tr. 89]. - Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” [26]. - Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định"[20, tr.29]. - Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích". Đầu thế kỷ 20 nhà văn quản lý Mary Parker Follett định nghĩa Quản lý là "nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác". 8 Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu một cách khái quát: "Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra". Có thể khái quát quá trình quản lý bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Quá trình quản lý Bộ phận quản lý (chủ thể quản lý) Mục tiêu Bộ phận bị quản lý (khách thể quản lý) 1.2.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm đeo đuổi những mục đích của mình. Mục đích của giáo dục cũng chính là mục đích của quản lý ( tuy nó không phải là mục đích duy nhất của mục đích quản lý giáo dục ). Đây là mục đích có tính khách quan. Nhà quản lý, cùng với đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội... bằng hành động của mình hiện thực hoá mục đích đó trong hiện thực. Đối với cấp vĩ mô quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục. Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trội của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu 9 một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động. Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,... một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đối với cấp vi mô quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Để hiểu một cách chính xác hơn về "Quản lý giáo dục", ta xem xét một số quan niệm sau đây: - Theo M.M.Mechti Zađe, nhà lý luận Xô Viết trước đây đã nêu: "Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp (tổ chức, phương pháp, cán bộ, giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính…) nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như về mặt chất lượng". Ở Việt Nam, tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lí nhà trường (quản lí giáo dục nói chung) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [12]. Trong tài liệu “Những vấn đề quản lí nhà nước và quản lí giáo dục”, Hà Nội 1998, Trường cán bộ quản lí Giáo dục - Đào tạo viết: “Quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí tới khách thể quản lí nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất”. Cũng trong tài liệu này, P.GS Đặng Quốc Bảo viết: “Quản lí giáo dục là quản lí một 10 loại quá trình kinh tế - xã hội nhằm thực hiện đồng bộ, hài hoà sự phân hoá xã hội để tái sản xuất sức lao động có kĩ thuật phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Cũng ở tài liệu nêu trên, trong chủ đề “Quản lí nhà nước về Giáo dục - Đào tạo” tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc định nghĩa: “Quản lí nhà nước trong giáo dục là việc nhà nước thực hiện quyền lực công, được xã hội uỷ thác để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục - đào tạo trong phạm vi toàn xã hội”. Quản lý giáo dục là quá trình tác động có tính định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Quá trình giáo dục là một quá trình bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động giáo dục của nhà trường và hoạt động tự giáo dục của người được giáo dục dưới sự tổ chức, lãnh đạo của nhà giáo dục. Người được giáo dục tự giác, tích cực tự giáo dục nhằm hình thành những phẩm chất của người công dân. Quá trình giáo dục được tổ chức giúp người học nắm được những nội dung: hệ thống tri thức, thái độ, kỹ năng, hành vi ứng xử và thói quen hành vi thể hiện trong cuộc sống của cộng đồng, của xã hội. Từ đó hình thành ở người học những mặt xã hội, tâm lý, thể chất, cách ứng xử đúng đắn thông qua các mối quan hệ cùng nhau trong tập thể, trong các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội-cộng đồng. 1.2.3. Quản lý trường học Quản lí trường học là một bộ phận trong quản lí giáo dục (GD). Trường học là tổ chức GD mang tính quyền lực nhà nước - xã hội, trực tiếp làm công tác Giáo dục đào tạo, thực hiện việc giáo dục cho thế hệ trẻ. Trường học là tế bào cơ sở, chủ chốt và cơ bản của tất cả các cấp quản lí nhưng lại vừa là hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Vì thế quản lí trường học vừa có tính nhà nước, vừa có tính xã hội. Trên thực tế, có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản lý trường học, có thể nêu ra đây một số quan điểm sau: Phạm Khắc Chương cho rằng: "Quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường là một phương hướng cải tiến quản lý giáo dục theo nguyên tắc tăng cường phân cấp quản lý nhà trường nhằm phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm và quyền 11

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét