Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Nghiên cứu chức năng của hiệu trưởng trường trung học phổ thông Việt Nam thời kỳ đổi mới phục vụ công tác bồi dưỡng hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu xã hộ

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Chức năng của hiệu trƣởng 65 Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa nghiên cứu chức năng hiệu trƣởngtrƣờng THPT và công tác bồi dƣỡng hiệu trƣởng 78 Biểu 2.1. đồ Mức độ thực hiện các chức năng do hiệu trƣởng tự đánh giá 93 Biểu 2.2. đồ Mức độ thực hiện các chức năng của hiệu trƣởng do PHT, GV cốt cán và CBQL Phòng CM sở GD đánh giá 94 Biểu 2.3. đồ Kết quả đánh giá thí điểm hiệu trƣởng THPT ở hai tỉnh 102 Bắc Giang và Hải Phòng theo chuẩn Biểu 2.4. đồ Tỷ lệ giờ lý thuyết, tự học, thảo luận, nghiên cứu tài liệu, 110 kiểm tra trong chƣơng trình 3481 Sơ đồ 3.1. Quy trình biên soạn tài liệu bồi dƣỡng hiệu trƣởng 156 trƣờng THPT theo tiếp cận CDIO Biểu 3.1. đồ So sánh kết quả kiểm tra trƣớc khi tham gia chuyên đề 177 10 của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm Biểu 3.2. đồ Kết quả kiểm tra trƣớc và sau khi tham gia chuyên đề 10 181 của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm Biểu 3.3. đồ Kết quả đánh giá trƣớc và sau khi tham gia chuyên đề 183 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử 13 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Giáo dục thế kỷ XXI diễn ra trong bối cảnh thế giới có những biến đổi sâu sắc. Nền kinh tế thế giới chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Là một quốc gia đang phát triển, trước những thách thức của bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam cần phải phát triển nguồn nhân lực để tham gia vào thị trường lao động toàn cầu theo cách có lợi nhất. Xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam là nhiệm vụ của toàn xã hội, nhưng nhà trường phải đóng vai trò tiên phong và nền tảng. Do đó, giáo dục và nhà trường phải đổi mới căn bản và toàn diện để thích ứng với những điều kiện, khả năng và nhu cầu phát triển của xã hội. Theo đó, chức năng của nhà trường cũng có những thay đổi. Nhà trường ngày nay không chỉ là nơi truyền bá tri thức mà còn là nơi hình thành nhân cách -sức lao động; Nhà trường còn phải là trung tâm cải cách và phát triển giáo dục, tạo nên xã hội học tập; Là nơi thực hiện có hiệu quả bốn trụ cột của giáo dục mà việc học là hạt nhân với sự xác định học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người [20]; Là nơi cung cấp cho học sinh phương pháp học tập để học suốt đời - chìa khóa để mỗi cá nhân thích ứng với những thách thức của thế kỷ XXI. Trường THPT phải giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Do đó, trường THPT không chỉ tập trung nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học theo chương trình giáo dục mà phải nắm bắt nhu cầu giáo dục của cả cộng đồng; nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội; phải huy động các nguồn nhân tài, vật lực của cộng đồng để thực hiện sứ mệnh của mình với sự hợp tác của nhiều bên liên đới. 1.2. Quản lý nhà trường không chỉ là trách nhiệm riêng của hiệu trưởng, nhưng hiệu trưởng có vai trò quan trọng nhất trong quá trình thiết lập những định hướng, tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh, quản lý và thúc đẩy các 14 hoạt động khác tạo sự thành công cho trường học. Hiệu trưởng phải đảm nhiệm chức năng hay những vai trò khác nhau. Các chức năng hay vai trò này phụ thuộc vào việc đáp ứng những đòi hỏi của môi trường kinh tế, xã hội cũng như những yêu cầu của chính hệ thống giáo dục. Khi môi trường kinh tế, xã hội cũng như hệ thống giáo dục thay đổi, chức năng của nhà trường thay đổi thì chức năng của hiệu trưởng cũng có những thay đổi nhất định. Hiệu trưởng đảm nhận vị trí đặc biệt, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, đồng thời cũng là người có thẩm quyền trong liên kết, điều phối, giám sát mọi hoạt động của nhà trường. Quản lý trường học nói chung, trường THPT nói riêng trong giai đoạn hiện nay là việc tổ chức điều hành các hoạt động giáo dục đào tạo nhằm đào tạo những con người đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống, có khả năng hòa nhập và cạnh tranh quốc tế. Yêu cầu phát triển nhà trường trong thời kỳ mới đòi hỏi ở hiệu trưởng những yêu cầu về hiểu biết, phẩm chất và năng lực hành động trên các lĩnh vực: tạo lập tương lai; lãnh đạo, quản lý hoạt động học và dạy; tự nâng cao năng lực bản thân và liên kết với những người khác; đảm bảo tính chịu trách nhiệm về các công việc được giao và tăng cường phát triển cộng đồng thông qua các mối quan hệ gắn kết. Trong cơ chế quản lý với sự phân cấp, đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở, hiệu trưởng có nhiều quyền hơn và cũng có trách nhiệm nặng nề hơn so với trước đây. Hiệu trưởng là người quyết định sự thành công của việc tổ chức thực hiện phương thức quản lý mới. Những nội dung và yêu cầu của đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục đã mở rộng thêm vai trò của hiệu trưởng trường học. Nhà trường có quyền tuyển dụng nhà giáo và tham gia điều động nhà giáo; Nhà trường có quyền huy động, sử dụng, quản lý các nguồn lực theo quy định của pháp luật; Nhà trường có nhiệm vụ tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền… Trong thực hiện các quy định ấy, hiệu trưởng có trách nhiệm chính. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý và cộng đồng về các hoạt động học tập và giảng dạy, hướng dẫn, hỗ trợ các giáo viên phát triển chuyên môn. Hiệu trưởng phải điều hành việc thực hiện giáo dục tổng hợp, vừa trang bị kiến thức phổ thông vừa giáo dục hướng nghiệp, định hướng việc làm gắn với nhu cầu xã hội cho học sinh…Điều đó đòi hỏi ở hiệu trưởng những chuẩn nghề nghiệp mới, phẩm chất mới, năng lực mới [33, 15 tr.17]. Là người đứng đầu trường học, hiệu trưởng cần phải biết rõ chức năng nhiệm vụ của mình, biết mình phải làm những việc gì và phải chuẩn bị đầy đủ cho công việc. Để lãnh đạo, quản lý nhà trường hiệu quả, hiệu trưởng phải có năng lực và sự cống hiến. Các năng lực ấy có được thông qua việc tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tự học và tích lũy bởi quá trình làm việc. 1.3. Thực tế, phần lớn hiệu trưởng trường THPT đã phát huy được vai trò của mình, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ quản lý theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường học. Nhưng cũng có những hiệu trưởng chưa xác định được đầy đủ chức năng của mình và các hoạt động cần thực hiện [82, 83]. Hơn nữa, trước những thay đổi của bối cảnh kinh tế, xã hội và yêu cầu đổi mới giáo dục “năng lực điều hành, quản lý của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn bất cập trong công tác tham mưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực thi công vụ; lúng túng trong thực thi trách nhiệm và thẩm quyền, đặc biệt khi được Nhà nước phân quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm”[62]. Công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT đã đạt được những kết quả nhất định. Thời gian qua, nhiều khóa bồi dưỡng cho hiệu trưởng đã được thực hiện. Tham gia bồi dưỡng đã giúp hiệu trưởng có được những kiến thức, kỹ năng quản lý để thực hiện nhiệm vụ của mình đúng các quy định. Tuy vậy, công tác bồi dưỡng CBQLGD nói chung và hiệu trưởng trường THPT nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao khả năng thực thi công vụ của người quản lý trong điều kiện mới. “Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý còn chậm được đổi mới, chất lượng chưa cao… Nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng NG&CBQLGD ở các trường còn nặng về lý thuyết, chưa sát thực tế, chưa trang bị được cho người học những kỹ năng cần thiết”[62]. Việc bồi dưỡng hiệu trưởng chưa được thể chế hóa, chưa được coi là điều kiện cần thiết có tính tiên quyết khi tiến hành bổ nhiệm hiệu trưởng. Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng chưa phản ánh đầy đủ các chức năng của hiệu trưởng trong bối cảnh mới. Do đó thiếu cơ sở cho hiệu trưởng thực hiện cũng như cho việc xây dựng và tổ chức các chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng thích hợp. 1.4. Tiến hành công tác bồi dưỡng hiệu trưởng phải dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn xác đáng. Trong đó, nội dung và yêu cầu thực hiện các hoạt động của hiệu trưởng gắn với chức năng của họ trong điều kiện thay đổi cần được nghiên cứu 16 cụ thể. Nghiên cứu xác định đúng các chức năng mà hiệu trưởng trường THPT phải đảm nhiệm gắn với bối cảnh, cùng với xác định các yêu cầu về năng lực với các kiến thức, kỹ năng, thái độ tương ứng để làm cơ sở cho thực hiện công tác bồi dưỡng hiệu trưởng phù hợp chính là tiếp cận chức năng trong phát triển nhân lực quản lý. Cách tiếp cận chức năng được nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật, Newzeland…lựa chọn áp dụng trong bồi dưỡng phát triển CBQLGD các cấp khá thành công. Ở Việt Nam, cách tiếp cận này còn khá mới mẻ cần được nghiên cứu thêm cả về mặt lý luận và thực tiễn. Mặt khác, cho đến thời điểm này, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu riêng đầy đủ về chức năng của hiệu trưởng trường THPT gắn với bối cảnh đang thay đổi để làm cơ sở cho triển khai công tác bồi dưỡng hiệu trưởng đáp ứng những yêu cầu mới. Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài: "Nghiên cứu chức năng của hiệu trường trường trung học phổ thông Việt Nam thời kỳ đổi mới phục vụ công tác bồi dưỡng hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu xã hội”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu chức năng của hiệu trưởng trường THPT Việt Nam thời kỳ đổi mới nhằm làm rõ các chức năng hiệu trưởng phải đảm nhiệm, xác định các công việc hiệu trưởng cần làm với các năng lực tương ứng để thực hiện các chức năng, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học phục vụ đổi mới công tác bồi dưỡng hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu xã hội. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hiệu trưởng trường THPT trong cương vị người đứng đầu trường học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Chức năng của Hiệu trưởng trường THPT Việt Nam, các yếu tố tác động đến chức năng của Hiệu trưởng và công tác bồi dưỡng hiệu trưởng thời kỳ đổi mới . 4. Giả thuyết khoa học Trong thời kỳ đổi mới, chức năng của hiệu trưởng trường THPT Việt Nam có những thay đổi nhất định gắn với những thay đổi của bối cảnh kinh tế xã hội và yêu cầu phát triển nhà trường. Phân tích làm rõ nội dung các chức năng của hiệu trưởng gắn với sự phát triển và chức năng của trường THPT Việt Nam, xác định các hoạt 17 động cụ thể và yêu cầu năng lực thực hiện là cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định nội dung, phương pháp, hình thức và chính sách của công tác bồi dưỡng hiệu trưởng. Các đề xuất đổi mới công tác bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THPT theo tiếp cận năng lực, trên cơ sở quán triệt kết quả nghiên cứu các chức năng của hiệu trưởng sẽ khắc phục được những hạn chế của công tác bồi dưỡng hiệu trưởng thời gian qua, góp phần phát triển đội ngũ hiệu trưởng bền vững đáp ứng yêu cầu xã hội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về chức năng của hiệu trưởng trường học. Phân tích làm rõ chức năng của hiệu trưởng trường THPT Việt Nam trong điều kiện môi trường kinh tế, xã hội và giáo dục có những thay đổi, xác định các năng lực tương ứng, theo đó là các kiến thức, kỹ năng mà hiệu trưởng cần có để thực hiện tốt các chức năng; 5.2. Tìm hiểu thực trạng nhận thức về chức năng cũng như việc thực hiện chức năng của Hiệu trưởng trường THPT Việt Nam và công tác bồi dưỡng hiệu trưởng hiện nay; 5.3. Đề xuất một số nội dung đổi mới công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT đáp ứng yêu cầu thực hiện các chức năng của hiệu trưởng trong thời kỳ đổi mới. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu chức năng của hiệu trưởng trường THPT Việt Nam trong bối cảnh đổi mới để tìm câu trả lời cho các câu hỏi: - Hiệu trưởng trường THPT Việt Nam thời kỳ đổi mới phải đảm nhiệm những chức năng nào? Các chức năng đó thay đổi như thế nào trong mối quan hệ với bối cảnh và yêu cầu phát triển nhà trường? Để thực hiện các chức năng đó hiệu trưởng cần thực hiện những hoạt động cơ bản nào và cần có những năng lực gì? - Công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT cần phải được thay đổi như thế nào để giúp hiệu trưởng nâng cao năng lực thực hiện tốt các chức năng đáp ứng yêu cầu xã hội? 6.2. Phạm vi điều tra khảo sát Hiệu trưởng trường THPT; CBQL trường học, CBQL của một số Sở Giáo dục và Đào tạo ở một số tỉnh, thành phố thuộc các vùng, miền khác nhau trong cả 18

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét