Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ em vị thành niên có rối loạn hành vi

1.2. Rối loạn hành vi là một rối loạn ngày càng thu hút được sự quan tâm chú ý của xã hội vì sự phát triển phức tạp không ngừng của nó Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải các tin liên quan đến tình hình vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên, bởi tình hình vi phạm các chuẩn mực đạo đức cũng như vi phạm pháp luật của trẻ ngày càng tăng. Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật là vấn nạn làm nhức nhối các nhà chức trách cũng như toàn xã hội. Biểu hiện hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên rất phức tạp, từ những hành vi không thích nghi về mặt đạo đức, văn hóa cho đến những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng như cướp của, hiếp dâm, giết người,… Trong phạm vi trường học, những năm trở lại đây, vấn đề bạo lực học đường đang được xã hội quan tâm nhiều. Tính chất cũng như mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng. Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng không ngừng đưa tin, gia đình, nhà trường và xã hội ngày càng quan tâm nhiều hơn về những hành vi không thích nghi của trẻ. Trên đây là những vấn đề nổi cộm về những hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên trong xã hội hiện nay và đòi hỏi phải có những phương sách giải quyết. 1.3. Phong cách làm cha mẹ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi Gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên và ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển tâm lý nhận thức của trẻ; trong gia đình, cha mẹ đóng vai trò quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, hành vi của trẻ vì lượng thời gian cha mẹ dành cho trẻ nhiều nhất so với các cá nhân khác xung quanh trẻ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các bậc cha mẹ luôn cư xử với trẻ bằng tình yêu thương, sự ấm áp, đồng thời đưa ra những quy định rõ ràng trong gia đình để điều chỉnh hành vi của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển những khuôn mẫu hành vi tốt. Ví dụ như nghiên cứu của Chao (2001) [36, tr. 1832 2 1843] chỉ ra rằng những cha mẹ dành nhiều thời gian cho trẻ, tích cực giải đáp những thắc mắc của trẻ, sử dụng ít hình phạt và dành nhiều thời gian quan tâm đôn đốc các công việc của trẻ thì tỉ lệ trẻ có hành vi chống đối, sai phạm và vi phạm pháp luật rất thấp. Ngược lại, những bậc cha mẹ sử dụng nhiều hình phạt mà không giải thích, thiếu sự quan tâm đến những công việc trẻ đang làm, ứng xử với các tình huống không thống nhất thường dẫn đến những biểu hiện rối loạn hành vi ở trẻ như hung tính, hành vi chống đối xã hội. Hiện nay, tại Việt Nam những nghiên cứu về phong cách làm cha mẹ và sự ảnh hưởng của chúng đến hành vi không thích nghi ở trẻ có rối loạn hành vi còn chưa nhiều. Hiện tại chỉ có một vài nghiên nghiên cứu về mối quan hệ cha mẹ - con cái hoặc sự ảnh hưởng của gia đình tới hành vi không thích nghi của trẻ. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa mang tính hệ thống và đầy đủ cũng như còn rời rạc trong từng phạm vi nhỏ lẻ. Việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ cho chúng ta hiểu đầy đủ hơn những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành những hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên. Từ đó, có những dự báo và cách thức phòng ngừa hiệu quả đối với rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên. Với những lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ em vị thành niên có rối loạn hành vi” là việc làm cần thiết, không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc phòng ngừa và ngăn chặn những hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định những phong cách làm cha mẹ nào thì ảnh hưởng đến hành vi không thích nghi ở trẻ có rối loạn hành vi. Xác định những yếu tố có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ và hành vi không thích nghi của trẻ. 3 Đề xuất biện pháp tác động đến hành vi và phong cách của cha mẹ nhằm giảm thiểu hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi. 3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phong cách làm cha mẹ của trẻ có rối loạn hành vi và sự ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi 3.2. Khách thể nghiên cứu Tổng số khách thể tham gia vào khảo sát của chúng tôi gồm 342 khách thể. Trong đó khách thể chính gồm: - 86 học sinh trường Giáo dưỡng và 86 cha mẹ tham gia vào khảo sát chính thức. - 85 học sinh trường THCS Hiệp Phước và 85 cha mẹ tham gia vào nhóm đối chứng. Khách thể phụ gồm: - 5 giáo viên của trường giáo dưỡng - 5 giáo viên của trường THCS 4. Giả thuyết khoa học 4.1. Phong cách làm cha mẹ dân chủ nghiêm minh thì tỉ lệ nghịch với hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi 4.2. Những phong cách làm cha mẹ độc đoán, thờ ơ-không quan tâm, dễ dãi- nuông chiều quá mức thì dự báo những hành vi không thích nghi ở trẻ. 4.3. Những yếu tố về điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, kinh nghiệm nuôi dạy con cái cũng như nghề nghiệp của cha mẹ. Đặc biệt là cách giáo dục con sử dụng nhiều hình phạt, thiếu nhất quán, không có sự quan tâm, kiểm soát con cái có liên quan đến sự phát triển hành vi không thích nghi của trẻ 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về trẻ em vị thành niên và rối loạn hành vi ở trẻ em vị thành niên 4 5.2. Xác định các kiểu phong cách làm cha mẹ và nghiên cứu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ với hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi. Từ đó đưa ra một số dự báo cũng như những hướng phòng ngừa hiệu quả đối với trẻ em vị thành niên. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu: Những hành vi không thích nghi của trẻ VTN được chẩn đoán sàng lọc qua thang đo CBCL trong hệ thống Asebach và sẽ được đối chiếu với những tiêu chuẩn chuẩn đoán của DSM IV trong rối loạn hành vi của trẻ vị thành niên. - Phong cách làm cha mẹ sẽ được xác định dựa trên tiêu chuẩn của hai thang đo PAQ và CRPBI 6.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Với nhóm khảo sát chính: Trẻ em vị thành niên ở độ tuổi từ 12 đến - dưới 16 tuổi được chuẩn đoán có hành vi không thích nghi và đang tham gia học tập tại trường giáo dưỡng số IV Đồng Nai. Với nhóm đối chứng: Học sinh trường THCS Hiệp Phước được - chuẩn đoán không có rối loạn hành vi. 6.3. Về địa bàn nghiên cứu Tại trường Giáo dưỡng số IV Đồng Nai và trường THCS Hiệp Phước Đồng Nai. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp trắc nghiệm - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp thống kê toán học. 5 8. Đóng góp mới của luận văn 8.1. Đóng góp về mặt lý luận Những kết quả thu được về mặt lý luận đã làm rõ hơn: - Xác định các loại phong cách làm cha mẹ theo quan điểm phương Tây và của người Việt Nam có con trong độ tuổi vị thành niên. - Xác định mối liên hệ giữa phong cách làm cha mẹ có con ở lứa tuổi vị thành niên và những hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi trên đối tượng người VN - Xác định những hành vi làm cha mẹ cụ thể góp phần phát triển các hành vi không thích nghi của trẻ vị thành niên có rối loạn hành vi trên đối tượng người VN 8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Đây là luận văn đầu tiên ở VN nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ có rối loạn hành vi. - Ngoài ra, hai phong cách làm cha mẹ thờ ơ-không quan tâm và phong cách dễ dãi - nuông chiều có ảnh hưởng chủ yếu đến hành vi không thích nghi của trẻ. - Riêng với phong cách làm cha mẹ dân chủ không tìm thấy tương quan với rối loạn hành vi ở trẻ VTN, đây cũng chính là điểm mới cũng như khác biệt trong quan điểm văn hoá giữa phương tây và phương đông. - Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc xây phát triển các chương trình huấn luyện hành vi cha mẹ để giảm thiểu hành vi không thích nghi của trẻ lứa tuổi vị thành niên tại VN. - Với kết quả nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cũng như làm cơ sở cho các nhà giáo dục, cho cha mẹ và những nhà nghiên cứu tâm lý lâm sàng muốn đi sâu nghiên cứu những cách phòng ngừa cũng như cách thức can thiệp cho trẻ có rối loạn hành vi. 6 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu 7

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét