Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Biện pháp tăng cường xã hội hoá sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông ở huyện An Dương, thành phố Hải Phòng đến năm 2008

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XÃ HỘI HOÁ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC 1.1 Một số quan điểm về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục 1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Lý luận Mác-Lê nin coi giáo dục có vai trò quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Khi đề cập đến vấn đề tổng quát của lịch sử phát triển loài người Marx chỉ rõ ở mỗi giai đoạn phát triển đều đòi hỏi một sức lao động xã hội nhất định. Sức lao động đó là: "Toàn bộ các sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần ở trong cơ thể con người, ở trong nhân cách sinh động của con người, những sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần mà con người phải cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích" [1]. Sức mạnh này do đâu mà có? Marx chỉ ra đó là do đào tạo. Trên nền tảng tư tưởng giáo dục của Marx về phổ cập giáo dục phổ thông kỹ thuật tổng hợp và việc kết hợp với lao động sản xuất, Lê-nin đã phát triển hoàn chỉnh lý luận về bản chất kinh tế của giáo dục. Theo Lê-nin, giáo dục xã hội chủ nghĩa vừa là mục đích kinh tế, vừa là sức mạnh của kinh tế. Giáo dục trong các nước XHCN biểu hiện cả hai mặt của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội. 10 Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công, đất nước ở trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn vì bị chiến tranh tàn phá, Lê-nin đã chỉ ra: "Muốn thoát khỏi cảnh thiếu thốn, cảnh cùng khổ đen tối nhất thì phải có suy nghĩ, phải có văn hoá, phải giỏi". Người coi: "Điều kiện để nâng cao năng xuất lao động trước hết chính là trình độ tiến bộ của nền giáo dục và văn hoá của đông đảo quần chúng nhân dân" [1, tr.25]. Lê-nin coi giáo dục XHCN là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội phải chăm lo sự phát triển của giáo dục và của ngành giáo dục, ngoài kinh phí cấp phát của nhà nước, còn phải biết khai thác lực lượng vật chất của xã hội phục vụ cho công tác đào tạo. Lê - nin là người đầu tiên nêu ra nguyên tắc quản lý này với hệ thống giáo dục. Trong "Dự án cương lĩnh của Đảng Cộng sản Nga" Tháng 2/1919, Lê-nin đã nêu: " Làm cho nhân dân lao động tích cực tham gia vào sự nghiệp giáo dục quốc dân, phát triển những hội đồng giáo dục quốc dân, động viên những người có văn hoá tham gia vào quá trình giáo dục" [1,tr.28]. Vấn đề lý luận này cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sinh động và phát triển sáng tạo trong tiến trình cách mạng ở nước ta. Tháng 9/1945, ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Hồ Chủ tịch đã nêu ra mục tiêu của chế độ mới là làm cho mọi người "ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Để đạt mục tiêu này, Người cho rằng: "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí". Với hoàn cảnh đất nước còn nghèo nàn, trình độ học vấn của nhân dân còn thấp kém, chính quyền cách mạng vừa giành được đã bị kẻ thù uy hiếp, phá hoại, Hồ Chủ tịch vạch ra nhiệm vụ chiến lược là: "Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm". Trong những năm chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, mặc dù công tác lãnh đạo kháng chiến rất bận rộn và khẩn trương, Hồ Chủ tịch vẫn thường xuyên quan tâm việc phát triển nền 11 giáo dục mới, hướng hoạt động của giáo dục vào việc đào tạo cán bộ mới và giúp đỡ cán bộ cũ theo tôn chỉ "kháng chiến và kiến quốc", góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng cuộc sống mới. Nhằm giúp cho cán bộ giáo dục thấy rõ nhiệm vụ nặng nề, vẻ vang của ngành trước hoàn cảnh mới của cách mạng, trong lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè của ngành giáo dục tháng 4/1956, Hồ Chủ tịch nói rõ: "Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hoá. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu. Tuy không có gì đột xuất, nhưng rất vẻ vang". Người nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Người yêu cầu toàn xã hội: Phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục lên những bước phát triển mới". Người chỉ thị cho ngành giáo dục: "Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt" để "thời gian không xa đạt những đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật"[ 1, tr. 62]. 1.1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục và xã hội hoá sự nghiệp giáo dục Xuất phát từ đường lối đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, ngày 10/10/1990 Bộ Giáo dục - Đào tạo và Công đoàn giáo dục Việt Nam ra thông tư liên tịch số 35/TT – LT về việc động viên toàn ngành tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương mở Đại hội giáo dục cấp cơ sở, thực hiện XHHSNGD [32]. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 04/NQ-TW về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo với quan điểm: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, mọi gia đình và mọi người cùng với ngành GD ĐT chăm lo xây dựng sự nghiệp giáo dục theo phương châm “Nhà nước và 12 nhân dân cùng làm”, “xây dựng môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội” [33]. Việc mở ĐHGD các cấp, thực hiện XHHSNGD được Ban khoa giáo Trung ương phối hợp chỉ đạo đã triển khai sâu rộng trong phạm vi toàn quốc. Các tỉnh, thành phố, UBND quận huyện, xã phường có nghị quyết, chỉ thị về XHHSNGD. NQTW 2, khoá VIII (1997) đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân. Kết hợp tốt giáo dục học đường với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Người lớn làm gương cho trẻ noi theo. Phát động vai trò rộng khắp toàn dân học tập, người người đi học, học ở trường, lớp và tự học suốt đời. Người biết dạy người chưa biết, người biết nhiều dạy người biết ít, mỗi người phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ. Phát triển các hình thức giáo dục từ xa. Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức giáo dục và các loại hình trường phù hợp với đòi hỏi của tình hình mới, với nhu cầu học tập của tuổi trẻ và của toàn xã hội...” [35]. Nghị quyết 90/CP của Chính phủ tháng 8 năm 1997 đã nêu nội dung cơ bản về XHHSNGD, [23]. XHHSNGD là cuộc vận động lớn, hình thành các tổ chức nhân dân của toàn xã hội tham gia, đóng góp, thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp giáo dục. XHHSNGD là việc tạo ra môi trường rộng khắp, lành mạnh cho giáo dục mà trách nhiệm thuộc về cộng đồng xã hội từ các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp chăm lo, hỗ trợ cho sự phát triển giáo dục. Đa dạng hoá các loại hình giáo dục, theo điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, dưới sự quản lý của Nhà nước, trong khuôn khổ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nhằm đảm bảo quyền, cơ hội cho mọi 13 tầng lớp nhân dân dược tham gia chủ động và bình đẳng các hoạt động của giáo dục và đào tạo. XHHSNGD còn là sự tìm tòi khai thác các tiềm ẩn nguồn lực và vật lực trong xã hội cho giáo dục, đây là chủ trương lâu dài, một phương châm trong việc thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. XHHSNGD còn là vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí mà giáo dục huy động được. Đại hội IX tiếp tục khẳng định vị trí vai trò và nhiệm vụ của công tác XHHSNGD: Thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập” [34]. Đại hội IX cũng nhấn mạnh “thực hiện chủ trương xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục”. Trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010” cũng đã xác định: Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hoá; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2010 đã chỉ rõ: 14 "Đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục. Nhà nước khuyến khích mọi đóng góp, mọi sáng kiến của xã hội cho giáo dục. Mặt khác Nhà nước tập trung đầu tư cho giáo dục ở vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, những đối tượng gặp khó khăn. Thực hiện chương trình giáo dục cho mọi người. Tiếp tục đa dạng hoá các loại hình trường lớp, tạo cơ hội học tập cho mọi tầng lớp nhân dân có nhu cầu. Nghiên cứu các chính sách Nhà nước hỗ trợ trường ngoài công lập. Hoàn thiện quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp, của Hội khuyến học, của các loại hình trường ngoài công lập; Chính sách về học phí, học bổng, quy định các khoản thu và sử dụng các khoản đóng góp của người học, các khoản hỗ trợ cho học sinh vùng dân tộc, vùng khó khăn, gia đình chính sách...”[26]. Ngày 15/11/2004, trong kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá IX, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển trình bầy báo cáo về tình hình giáo dục trước Quốc hội. Bộ trưởng đã thẳng thắn nhìn nhận một cách tổng quát về cả ưu điểm cũng như khuyết điểm của nền giáo dục nước ta hiện nay: "Trong những năm qua, nền giáo dục nước ta đã có bước phát triển mới về quy mô và các điều kiện đảm bảo chất lượng, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, trong giáo dục cũng bộc lộ những bất cập, yếu kém, khuyết điểm gây lo lắng, bức xúc trong nhân dân". Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đã trình bày một số nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp phát triển từ nay đến năm 2010. Theo đó một trong những nội dung quan trọng về giải pháp khắc phục tình trạng giáo dục hiện nay là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy giáo dục mà công tác xã hội hoá giáo dục được xem như giải pháp cơ bản để phát triển giáo dục. 15

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét