Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016
Nghiên cứu xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng ở các trường cao đẳng
DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung
Trang
Hình 1.1. Mô hình tổng thể quản lý quá trình đào tạo ...............................
21
Hình 1.2. Các cấp độ quản lý chất lượng ....................................................
25
Hình 1.3. Mô hình quản lý chất lượng C-I-P-O .........................................
32
Hình 1.4. Môi trường GD&ĐT của nhà trường..........................................
35
Hình 1.5. Hệ thống đảm bảo chất lượng ở các trường cao đẳng ................
43
Hình 1.6. Mối quan hệ trong hệ thống đảm bảo chất lượng ở Thái Lan ....
63
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức khái quát của một trường cao đẳng ..........
69
ix
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là thành
viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, tổ chức mà các thành viên vừa hợp
tác để phát triển, đồng thời cũng có những sự cạnh tranh gay gắt, nhất là về chất
lượng (CL) nguồn nhân lực giữa các quốc gia. Do vậy, các quốc gia trên thế giới
đều nhận thức được vai trò của giáo dục (GD) và cần phải đổi mới, nâng cao chất
lượng giáo dục.
Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức, đánh giá đúng tầm quan trọng của
giáo dục trong việc phát triển đất nước; có những quan điểm, định hướng chiến
lược để phát triển giáo dục. Các quan điểm, định hướng đó luôn được thể chế
hoá trong các văn kiện và văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo. Với Đại hội VIII Đảng ta đã khẳng định rõ vai trò của giáo
dục và đào tạo: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu” bằng việc coi trọng cả ba mặt của giáo dục: mở rộng quy mô,
nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá; tới Đại hội IX, Đảng đã khẳng định rõ mục tiêu tổng quát của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 là: “Đưa đất nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá (VH) tinh
thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”; đến Đại hội X, mục tiêu phát triển
giáo dục Việt Nam đã được nghị quyết xác định là: “Nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học, thực
hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội (XH) hoá”.
Giai đoạn 2011 - 2020, mục tiêu tổng quát của giáo dục được xác định:
“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế;
chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức,
kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ (NN)
và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự
1
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức;
đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi
người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”. Chiến lược phát triển giáo dục
2011-2020 cũng khẳng định: “Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có
đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ
đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 - 400.”
Hiện nay, hệ thống giáo dục đại học (ĐH) đã và đang phát triển rộng khắp
cả nước; đa dạng về loại hình trường và không ngừng tăng về quy mô. Mặc dù
vậy, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam,
giáo dục đại học (GDĐH) vẫn còn những hạn chế cơ bản. Điều này đã được Hội
nghị toàn quốc về chất lượng GDĐH năm 2008 xác định:
“Các tiêu chuẩn đảm
bảo chất lượng trong giáo dục đại học chưa cụ thể, không rõ ràng; các điều kiện
đảm bảo chất lượng còn hạn chế” và đồng thời cũng chỉ ra giải pháp cần “Đẩy
mạnh các hoạt động quản lí chất lượng”.
Ở nước ta, trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá
trị của các nhà nghiên cứu giáo dục như Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đức Chính,
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Vũ Ngọc Hải, Đặng Xuân Hải, Lâm Quang Thiệp, Đặng Bá
Lãm, Nguyễn Minh Đường, Trần Khánh Đức, Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Kim
Dung, Lê Văn Hảo, Trần Thị Bích Liễu, Phạm Thành Nghị, Phạm Xuân Thanh…
về quản lí giáo dục và đảm bảo chất lượng đại học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu,
đánh giá về hệ thống đảm bảo chất lượng (HT ĐBCL) trong các trường cao đẳng
(CĐ), với những đặc thù riêng của nó còn chưa được đề cập một cách sâu sắc,
chính vì vậy tìm ra các giải pháp để hoàn thiện HT ĐBCL trong các trường CĐ là
một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, giai đoạn được đánh giá là có
nhiều khó khăn của các trường CĐ. Với những lý do đó, tôi chọn đề tài: “Nghiên
cưu xây dựng hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng ở các trường cao đẳng ” làm luận
́
án nghiên cứu của mình.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là vận dụng các luâ ̣n cứ , luâ ̣n chứng khoa học , xây
dựng hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng trường CĐ nói chung bao gồm các trường cao
đẳ ng sư phạm (CĐSP), đồng thời đề xuấ t một số giải pháp để thực hiê ̣n hê ̣ thố ng
đảm bảo chấ t lươ ̣ng ở trường CĐ.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Các trường cao đẳ ng chuyên nghiệp , tập trung chủ yếu vào các trường cao
đẳng có đào tạo giáo viên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng trong các trường CĐ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Tổng thuật những luận cứ khoa học của hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng đố i với
các cơ sở GDĐH nói chung và ở trường CĐ nói riêng.
4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng trong một số các
trường CĐ (tập trung chủ yếu vào các trường CĐ có đào tạo giáo viên ở Việt Nam).
4.3. Nghiên cứu đề xuất hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng ở trường CĐ Việt Nam
- Xây dựng hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng ở trường CĐ Việt Nam.
- Tiến hành thử nghiệm một số yế u tố của hê ̣ thố ng đảm bảo chấ t lươ ̣ng ở
CĐ.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu HT ĐBCL ở các trường CĐ chuyên nghiệp. Tuy nhiên,
trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ, thời gian và các điều kiện nghiên cứu
hạn chế, đồng thời với kinh nghiệm và thực tiễn công tác của tác giả luận án, đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu đối tượng là các trường CĐ có đào tạo giáo
viên (các trường CĐSP hoặc CĐ đa ngành mà tiền thân là các trường CĐSP) và đi
sâu nghiên cứu lĩnh vực đảm bảo chấ t lươ ̣ng đào ta ̣o.
- Đối tượng khảo sát và thử nghiê ̣m: Đề tài đã tiến hành khảo sát tại 06 (sáu)
trường CĐ có đào tạo giáo viên thuộc đối tượng đã nêu: Trường Cao đẳng Ngô Gia
Tự Bắc Giang, Trường CĐSP Bắc Ninh, Trường CĐSP Điện Biên, Trường cao đẳng
Vĩnh Phúc, Trường CĐSP Lạng Sơn, Trường Cao đẳng Cần Thơ. Đây là các trường
đã được lựa chọn theo tiêu chí đại diện cho các vùng, miền, khu vực. Trường CĐ
3
Ngô Gia Tự Bắc Giang (tiền thân là trường CĐSP Ngô gia Tự Bắ c Giang), nơi tác
giả luận án đang công tác được chọn làm nơi thử nghiệm, giúp cho các hoạt động thử
nghiệm có điều kiện được áp dụng thuận lợi tốt nhất, cho nghiên cứu.
- Luận án nghiên cứu thực tra ̣ng hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng ở một số trường
CĐ trong 5 năm trở lại đây.
6. Giả thuyết khoa học
Trong bố i cảnh Bô ̣ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang thực hiê ̣n quản lí
GD&ĐT theo hướng chuẩ n hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa và hô ̣i nhâ ̣p, cầ n thiế t phải xây dựng
hê ̣ thố ng đảm bảo chấ t lươ ̣ng cho các cơ sở ĐT . Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về
quản lí chất lượng nói chung và các quan điểm của đảm bảo chất lượng đào tạo
(ĐBCL ĐT) nói riêng, có thể xây dựng đươ ̣c hê ̣ thố ng đảm bảo chất lượng phù
hợp với loại hình trường CĐ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiê ̣n
tố t phương thức quản lí chấ t lươ ̣ng trong vâ ̣n hành nhà trường CĐ ở Việt Nam.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác-Lê Nin, vận dụng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng Cộng
sản Việt Nam về phát triển giáo dục và đào tạo giáo viên.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả luận án kết hợp sử
dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phân tích và tổng hợp các tài liệu về lý thuyết ĐBCL ĐT trong GDĐH.
- Phân tích các các yế u tố của hê ̣ thố ng quản lí chấ t lươ ̣ng và đă ̣c điể m của đố i
tươ ̣ng nghiên cứu là các trường CĐ chuyên nghiê ̣p ở Việt Nam.
- Phân tich các linh vực quản lí trong trường CĐ và các yếu tố ảnh hưởng lên việc
̃
́
xây dựng hê ̣ thố ng đảm bảo chấ t lươ ̣ng ở mô ̣t trường CĐ.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Để tìm hiểu được thực trạng chất lượng và hoạt động đảm bảo chất lượng
trong các trường CĐ bằ ng phương pháp điều tra xã hội học . Cụ thể, tác giả luận
án đã sử dụng phiếu hỏi để tiến hành điều tra. Để thông tin mang tính đại diện cho
4
các vùng, miền, khu vực, việc khảo sát được thực hiện với một số trường CĐ có
đào tạo giáo viên, đó là: Trường CĐ Ngô Gia Tự Bắc Giang, Trường CĐSP Bắc
Ninh, Trường CĐSP Điện Biên, Trường CĐ Vĩnh Phúc, Trường CĐSP Lạng Sơn,
Trường CĐ Cần Thơ. Để đảm bảo tính xác thực và khách quan của kết quả (KQ)
điều tra, tác giả luận án đã lựa chọn mẫu ngẫu nhiên trong số các cán bộ quản lí
(CBQL) và giảng viên CĐ tại các trường khảo sát ở các độ tuổi, trình độ học hàm,
học vị khác nhau. Đối tượng được hỏi cũng rất đa dạng: giảng viên và CBQL nhà
trường; cựu sinh viên; CBQL ở các cơ sở giáo dục, cơ sở sử dụng lao động là các
sinh viên tốt nghiệp từ nhà trường (NT).
7.2.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến của các
nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực quản lí giáo dục và đảm bảo chất
lượng (ĐBCL).
7.2.4. Sử dụng các thuật toán xử lý số liệu
Luận án sử dụng kỹ thuật thống kê ứng dụng phân tích dữ liệu trong NCKH là
phân tích độ tin cậy của bảng hỏi và ứng dụng các phương pháp thống kê toán học để
xử lý và phân tích các số liệu, thông tin đã thu thập được bằng chương trình SPSS.
Để xử lý các số liệu khảo sát tác giả luận án đã sử dụng phương pháp tính giá
5
trị trung bình theo công thức: Điểm TB: X =
ini
i 1
5
ni
i 1
Trong đó:
i là mức điểm từ 1 đến 5
ni là số người đánh giá theo mức điểm i
8. Câu hỏi nghiên cƣu và Luận điểm bảo vệ
́
8.1. Câu hỏi nghiên cưu
́
8.1.1. Làm thế nào để quản lý trường CĐ đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đổi mới
giáo dục, đáp ứng nhu cầu xã hội?
8.1.2. Hệ thống ĐBCL là yếu tố quyết định QL trường CĐ trong bối cảnh hiện
nay?
8.1.3. Hệ thống ĐBCL được xây dựng như thế nào?
8.1.4. Làm thế nào để đưa HT ĐBCL vận hành có hiệu quả trong thực tế?
5
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét